Hiện nay có rất nhiều đơn vị lựa chọn sử dụng dịch vụ từ các Forwarder. Vậy Forwarder là gì? Cùng Blogvieclam.edu.vn tìm hiểu tất tần tật những thông tin về Forwarder trong bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Freight forwarder là gì? Định nghĩa & vai trò của forwarder trong xuất nhập khẩu
Forwarder là gì?
Forwarder là gì? Thuật ngữ này sử dụng để chỉ đến một cá nhân hoặc công ty tổ chức việc tiếp nhận hàng hóa và vận chuyển nó từ nơi sản xuất đến đích theo nhu cầu. Hiểu đơn giản Forwarder là người thực hiện hành động chuyển tiếp hàng hóa hoặc giấy tờ, đóng hàng vào các Container để vận chuyển theo yêu cầu của khách hàng
Việc vận chuyển này có thể bằng đường hàng không, đường bộ hoặc đường biển. Nó cũng có thể là vận chuyển nội địa hoặc vận chuyển ra nước ngoài.
Công việc Forwarder cụ thể là làm gì?
Cùng đi tìm hiểu xem công việc cụ thể của Forwarder là gì?
Công ty Forwarder cung cấp dịch vụ gì?
Các công ty Forwarder cung cấp một loạt các dịch vụ toàn diện như:
- Theo dõi vận tải nội địa, chuẩn bị chứng từ vận chuyển.
- Giao nhận hàng hóa.
- Cung cấp không gian lưu trữ hàng hóa.
- Quản lý chi phí vận chuyển hàng hóa.
- Hợp nhất vận chuyển hàng hóa.
- Cung cấp bảo hiểm hàng hóa.
- Dỡ hàng, …
Nói tóm lại, các công ty Forwarder đảm nhận theo dõi, giám sát và quản lý quá trình xuất nhập sản phẩm.
Các công việc trong công ty Forwarder là gì?
Cũng giống như mọi công ty khác, công ty Forwarder muốn hoạt động hiệu quả phải có sự kết hợp của nhiều vị trí khác nhau. Một số vị trí có thể kể đến trong bộ máy của một công ty forwarder bao gồm:
Nhân viên Sales
Đây là vị trí sẽ làm việc trực tiếp với khách hàng. Nhân viên sales sẽ đảm nhiệm liên hệ với khách hàng, tư vấn dịch vụ của công ty và báo giá để khách hàng tham khảo và lựa chọn dịch vụ phù hợp.
Cũng như những ngành nghề khác, nhân viên sales tại các công ty Freight forwarder cần có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng phân tích tâm lý khách hàng. Bên cạnh đó, họ cũng nên có vốn ngoại ngữ để làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài.
Nhân viên chứng từ
Đây là bộ phận sẽ đảm nhận soạn và phân loại chứng từ. Khi làm ở vị trí này, ngoài việc phải am hiểu về các loại chứng từ liên quan đến vấn đề xuất nhập khẩu, bạn còn phải đặc biệt tỉ mỉ từ những chi tiết nhỏ nhất. Bởi lẽ chỉ một sai sót trong khâu làm chứng từ thôi cũng có thể khiến doanh nghiệp phải trả giá bằng tiền.
Nhân viên giao nhận
Chỉ nghe cái tên thôi có lẽ bạn cũng đã hình dung ra được công việc của vị trí này rồi. Đây là những người sẽ làm việc với hải quan và các đơn vị vận chuyển. Do tính chất công việc, vị trí này thường chỉ ưu tiên tuyển nam giới, đặc biệt phải có sức khỏe tốt và linh hoạt.
Tại sao cần có Forwarder?
Tìm hiểu thêm: Kỹ năng giao tiếp khi đi thang máy dân công sở không nên bỏ qua
Như đã nói ở trên, Forwarder đảm nhận các công việc hậu cần và đơn giản hóa các quy trình vận chuyển quốc tế. Những lợi ích khi sử dụng dịch vụ của freight forwarder bao gồm:
- Kết nối với các công ty vận tải để vận chuyển hàng hóa với tốc độ nhanh nhất mà không tốn quá nhiều tiền.
- Tư vấn tối ưu hóa chuỗi cung ứng về phương tiện và lộ trình tốt nhất cho từng loại hàng hóa.
- Hỗ trợ ghép các đơn hàng nhỏ lẻ để giảm thiểu chi phí.
- Tư vấn tối ưu hóa chi phí vận tải: cước phí vận tải, chi phí chứng từ đặc biệt, chi phí thông quan, thuế hải quan.
- Bảo hiểm hàng hóa với phí bảo hiểm cạnh tranh.
- Tư vấn hải quan.
- Lưu trữ chuyên dụng và dịch vụ hậu cần.
Chọn Forwarder như thế nào?
>>>>>Xem thêm: Video CV Là Gì? 06 Bước Giúp Bạn Sở Hữu Video CV Ấn Tượng Nhất
Nếu đã quyết định cần sự hỗ trợ của Forwarder, bạn phải tìm một công ty phù hợp với nhu cầu của mình. Lựa chọn đúng công ty Forwarder có thể tiết kiệm thời gian, tiền bạc và thiết lập cơ sở cạnh tranh tốt hơn cho sản phẩm của bạn.
Trước hết, công ty mà bạn lựa chọn phải là một công ty có tiềm năng và uy tín trên thị trường. Bên cạnh đó, bạn có thể cân nhắc những tiêu chí sau để có thể lựa chọn cho mình một công ty Forwarder phù hợp:
- Có văn phòng gần cảng vận chuyển.
- Có kinh nghiệm trong việc xử lý loại sản phẩm và lô hàng đến thị trường của bạn.
- Có xếp hạng tín dụng tốt.
- Có giá vận chuyển và lịch trình giao hàng thuận lợi.
- Am hiểu về các điều khoản thương mại quốc tế.
- Nhận được phản hồi tốt từ các nhà cung cấp dịch vụ.
- Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, thân thiện, có năng lực, làm việc hiệu quả, độ tin cậy cao.
- Có các dịch vụ phụ trợ.
- Có liên kết với các bên liên quan trong quá trình vận chuyển như cảng, hải quan, trạm kiểm dịch các,…
Một số công ty Forwarder hàng đầu thế giới
Theo một thống kê của Armstrong & Associates, công ty này đã đưa ra danh sách những công ty Forwarder hàng đầu thế giới. Các tiêu chí đánh giá được dựa trên tổng doanh thu, doanh thu Logistics và khối lượng giao nhận vận tải.
Theo đó, top 10 những công ty Forwarder hàng đầu thế giới bao gồm:
- Chuỗi cung ứng và Giao nhận toàn cầu DHL
- Kuehne + Nagel
- DB Schenker
- DSV Panalpina
- Sinotrans
- Expeditors
- Nippon Express
- CEVA Logistics
- C.H. Robinson
- Giải pháp chuỗi cung ứng UPS
Như vậy, bài viết này không chỉ lý giải được cho bạn Forwarder là gì? mà còn cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích khác. Nếu hứng thú với công việc Forwarder, bạn có thể nắm bắt cơ hội của mình tại Blogvieclam.edu.vn.