Growth Marketing là gì? Cách thực hiện mô hình Growth Marketing

Growth Marketing là gì? Đây là thuật ngữ chỉ phương pháp tiếp thị đặc biệt dựa trên nhu cầu và hành vi khách hàng. Khác với Digital Marketing, Growth Marketing còn khá mới mẻ và lạ lẫm với nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong bài viết dưới đây, Blogvieclam.edu.vn sẽ giúp bạn có cái nhìn cơ bản về loại hình Marketing đặc biệt này.

Bạn đang đọc: Growth Marketing là gì? Cách thực hiện mô hình Growth Marketing

1. Growth Marketing là gì?

Growth Marketing – Market Growth hay còn được biết đến với tên gọi phổ biến là tiếp thị tăng trưởng. Nếu như các phương pháp tiếp thị truyền thống hay thậm chí là Digital Marketing chủ yếu là quảng cáo, làm nổi bật ưu thế, giá cả cạnh tranh,… của sản phẩm, dịch vụ để thu hút sự chú ý của khách hàng thì Growth Marketing lại hoàn toàn khác.

Cụ thể, với Growth Marketing, doanh nghiệp, thương hiệu sẽ tiếp cận với khách hàng bằng cách thử nghiệm và cung cấp các thông điệp cá nhân hóa dựa trên chính sở thích, nhu cầu của họ. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể dễ dàng tối ưu được các phương pháp tiếp cận với khách hàng, đặc biệt là trên những kênh tiếp thị, quảng bá quan trọng với người tiêu dùng.

Growth Marketing là gì?

2. Growth Marketing xuất hiện khi nào?

Growth Marketing mới được biết đến tại Việt Nam nhưng trên thế giới, những dấu hiệu đầu tiên của thuật ngữ này đã có từ 2010. Theo đó, vào thời điểm này, một doanh nhân có tên Sean Ellis muốn tìm kiếm nhân viên Marketing cho công ty. Tuy nhiên, thay vì yêu cầu ứng viên chú trọng đến doanh số, tỷ lệ chuyển đổi, ông lại khao khát sở hữu ứng viên tiềm năng có thể phát triển cơ sở khách hàng. Người này phải biết lấy khách hàng làm trung tâm để từ trải nghiệm của họ, doanh nghiệp sẽ đưa ra những phương án tiếp thị phù hợp. Sau thời điểm này, Growth Marketing được biết đến rộng rãi hơn.

3. Sự khác biệt giữa Growth Marketing và Digital Marketing

Digital Marketing là việc tiếp cận khách hàng trên toàn bộ hệ thống kỹ thuật số 4.0 rộng lớn như mạng xã hội, các công cụ tìm kiếm, truyền hình, game… Điểm chung của các hình thức quảng cáo, tiếp thị này chính là sử dụng các công cụ có sẵn, tận dụng tiềm lực của doanh nghiệp để đem sản phẩm, dịch vụ đến gần với khách hàng hơn. Đây cũng là điểm mấu chốt tạo nên sự khác biệt giữa Digital Marketing và Growth Marketing.

Khác với Digital Marketing, Growth Marketing tiếp cận với khách hàng thông qua các hình thức quảng cáo đa kênh. Từ các kênh thử nghiệm, doanh nghiệp sẽ nghiên cứu để chọn ra phương án phù hợp và đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Tựu chung lại, Digital Marketing là việc quảng cáo trên các kênh có sẵn và tốn nhiều chi phí để tìm ra giải pháp tối ưu nhất với khách hàng. Trong khi đó, trải nghiệm đa kênh và cập nhật thông tin kịp thời của Growth Marketing giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt mọi cảm xúc, hành vi đồng thời xây dựng hành trình mua hàng một cách thực tế, sáng tạo, không bó buộc theo khuôn mẫu.

Tìm hiểu thêm: Làm thế nào để trở thành một leader giỏi?

Sự khác biệt giữa Growth Marketing và Digital Marketing

4. Các thành phần cốt lõi của Growth Marketing

Growth Marketing là một khái niệm tương đối trừu tượng. Để hiểu rõ hơn về Growth Marketing, chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về từng thành phần cốt lõi tạo nên tiếp thị tăng trưởng:

A/B Testing

A/B Testing là thành phần cốt lõi quan trọng hàng đầu của Growth Marketing. Đây chính là trải nghiệm đa biến trong Growth Marketing. Với A/B Testing, doanh nghiệp sẽ sử dụng các phương án tiếp thị có tính chất tương tự để tiếp cận khách hàng. Từ những số liệu và kết quả so sánh có được, phương án nào đem lại hiệu quả tích cực hơn sẽ được lựa chọn.

Trong quá trình áp dụng A/B Testing, doanh nghiệp cần đầu tư nghiên cứu từng phân đoạn của trải nghiệm. Từ dữ liệu có được, thương hiệu mới có thể tiếp tục phát triển các giai đoạn khác nhau của thử nghiệm.

Cross-channel Marketing

Thay vì lựa chọn áp dụng mọi hình thức quảng cáo như nhau trong tất cả chiến dịch quảng cáo, Cross-Channel Marketing sẽ tối ưu tiếp thị đa kênh và tìm ra hình thức đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Hình thức được lựa chọn sẽ được đầu tư và phát triển hơn cả để tăng tỷ lệ chuyển đổi và phát triển hệ thống cơ sở khách hàng.

Trong quá trình phát triển đa kênh, doanh nghiệp không dừng lại khi tìm được hình thức phù hợp mà tiếp tục nghiên cứu không ngừng. Mục đích của việc làm này là tạo được nhiều kênh tiếp cận khách hàng nhất nhưng dựa trên trải nghiệm của họ chứ không phải hướng đi truyền thống.

>>>>>Xem thêm: [Góc chia sẻ] Có nên làm việc trong công ty người thân không?

Các thành phần cốt lõi của Growth Marketing

Customer Lifecycle

Customer Lifecycle hay còn được biết tên với tên gọi phổ biến là hình trình, vòng đời khách hàng từ việc quan tâm, tìm hiểu, đánh giá cho đến khi mua sản phẩm. Trong Growth Marketing, vòng đời khách hàng cần gắn với 3 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn kích hoạt nhằm mục đích tiếp cận và tạo mối quan hệ tốt với khách hàng.
  • Giai đoạn nuôi dưỡng làm khăng khít hơn mối quan hệ giữa khách hàng và nhãn hàng bằng các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi, giảm giá,…
  • Giai đoạn kích hoạt lại với các chiến dịch gợi nhớ để tăng tỷ lệ khách hàng quay lại.

Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết có thể hữu ích và giúp bạn trả lời được câu hỏi: “Growth Marketing là gì?”. Đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin bổ ích về quảng cáo, truyền thông,… tiếp theo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *