Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa: Tất tần tật thông tin

5/5 – (1 vote)

Bạn đang đọc: Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa: Tất tần tật thông tin

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là ngành học dành cho những ai yêu thích robot. Không chỉ là ngành chế tạo robot, ngành học này còn nhiều điều thú vị hơn nữa. Hãy cùng Blogvieclam.edu.vn tìm hiểu về ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trong bài viết này nhé!

Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa – thông tin bạn cần biết

Sau đây là một số thông tin chính về ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá mà bạn cần biết:

Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá là gì?

Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là gì?

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (tiếng Anh là Control and Automation Engineering) là ngành học cung cấp những kiến thức và kỹ năng về các hệ thống tự động và dây chuyền. Khi học ngành học này, bạn sẽ được trang bị các nội dung kiến thức nghiên cứu, thiết kế, vận hành và cả chế tạo các hệ thống ấy.

Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa ứng dụng trong sản xuất dây chuyền và chế tạo, vận hành các bộ máy tự động. Có thể nói, ngành học này rất tiềm năng tại Việt Nam. Trên con đường công nghiệp hóa, ngành học này đóng vai trò rất quan trọng. Định hướng phát triển mạnh khả năng tự sản xuất, Việt Nam đang chú trọng đầu tư nhân lực chất lượng cao cho ngành học này. Đây là cơ hội rất tốt với những bạn trẻ đam mê kỹ thuật.

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa?

Với những yêu cầu trên, ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức và kỹ năng.

Chương trình đào tạo và các môn học ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá

Kiến thức đại cương cung cấp đào tạo đại học:

Lý luận chính trị + Pháp luật đại cương
1 Những NLCB của CN Mác-Lênin I
2 Những NLCB của CN Mác-Lênin II
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh
4 Đường lối CM của Đảng CSVN
5 Pháp luật đại cương
Giáo dục thể chất
6 Lý luận thể dục thể thao (bắt buộc)
7 Bơi lội (bắt buộc)
Tự chọn trong danh mục
8 Tự chọn thể dục 1
9 Tự chọn thể dục 2
10 Tự chọn thể dục 3
Giáo dục Quốc phòng – An ninh (165 tiết)
11 Đường lối quân sự của Đảng
12 Công tác quốc phòng, an ninh
13 QS chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC)
Tiếng Anh
14 Tiếng Anh I
15 Tiếng Anh II
16 Giải tích I
17 Giải tích II
18 Giải tích III
19 Đại số
20 Xác suất thống kê
21 Phương pháp tính và Matlab
22 Vật lý đại cương I
23 Vật lý đại cương II
24 Vật lý đại cương III
25 Tin học đại cương
Cơ sở và cốt lõi ngành
26 Nhập môn kỹ thuật ngành Điện
27 Tín hiệu và hệ thống
28 Lý thuyết mạch điện I
29 Lý thuyết mạch điện II
30 Trường điện từ
31 Điện tử tương tự
32 Thiết kế hệ thống số
33 Lý thuyết điều khiển tuyến tính
34 Kỹ thuật đo lường
35 Máy điện I
36 Điện tử công suất
37 Vi xử lý
38 Kỹ thuật lập trình
39 Hệ thống cung cấp điện (BTL)
40 Truyền động điện
41 Đồ án I
42 Đồ án II
Kiến thức bổ trợ
43 Quản trị học đại cương
44 Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp
45 Tâm lý học ứng dụng
46 Kỹ năng mềm
47 Tư duy công nghệ và thiết kế kỹ thuật
48 Thiết kế mỹ thuật công nghiệp
49 Technical Writing and Presentation
Tự chọn theo định hướng ứng dụng (chọn theo mô đun)
Mô đun 1:
50 Điều khiển Logic và PLC
51 Điều khiển quá trình
52 Hệ thống đo và điều khiển công nghiệp
53 Thiết kế truyền động điện
54 Điều khiển Điện tử công suất
55 Hệ thống sản xuất tích hợp máy tính (CIM)
Mô đun 2:
56 Điều khiển Logic và PLC
57 Điều khiển quá trình
58 Hệ thống đo và điều khiển công nghiệp
59 Hệ thống điều khiển số
60 Mô hình hóa và mô phỏng hệ thống điều khiển
61 Thiết kế hệ điều khiển nhúng
Mô đun 3:
62 Điều khiển Logic và PLC
63 Điều khiển quá trình
64 Hệ thống đo và điều khiển công nghiệp
65 Kỹ thuật cảm biến
66 Thiết kế hệ thống nhúng
67 Mạng cảm biến không dây
Thực tập kỹ thuật và Đồ án tốt nghiệp Cử nhân
68 Thực tập kỹ thuật
69 Đồ án tốt nghiệp
Khối kiến thức kỹ sư
70 Tự chọn kỹ sư
71 Thực tập kỹ sư
72 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa thi khối gì?

Tìm hiểu thêm: Hashtag là gì? Công dụng & cách sử dụng hashtag trên mạng xã hội

Những khối thi ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá

Ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa có mã ngành là 7520216 hoặc 7510303 ở một số trường khác.

Các tổ hợp môn thi để xét tuyển ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá bao gồm:

  • A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học).
  • A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh).
  • B00 (Toán, Hóa Học, Sinh Học).
  • C01 (Ngữ Văn, Toán, Vật Lý).
  • D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh).
  • D07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh).
  • D10 (Toán, Địa Lý, Tiếng Anh).

Điểm chuẩn ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

Theo kết quả xét tuyển kỳ thi THPT Quốc gia năm gần nhất, điểm chuẩn của ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá dao động trong khoảng từ 14 – 27.75 điểm.

Trường đào tạo ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

Một số cơ sở đào tạo ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa có thể kể đến các trường sau đây:

Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Mỏ địa chất
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Viện
  • Đại học Mở Hà Nội
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
  • Đại học Hải Phòng
  • Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
  • Đại học Điện lực
  • Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông –
  • Đại học Thái Nguyên

Khu vực miền Trung:

  • Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Vinh
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
  • Đại học Công nghiệp Vinh

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học Công nghệ TP.HCM – HUTECH
  • Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM
  • Đại học Nông lâm TP.HCM
  • Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long

Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa ra trường làm gì?

Sau khi ra trường, với ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, bạn có thể làm việc tại một số vị trí sau:

>>>>>Xem thêm: Doanh nhân là gì? Làm sao để trở thành một doanh nhân?

Những ngành nghề phù hợp với ngành học Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

  • Kỹ sư vận hành và bảo trì: Người vận hành hệ thống tự động ở các nhà máy, cơ sở sản xuất
  • Chuyên viên dự án: Chỉ huy, thiết kế và thi công các hệ thống tự động.
  • Lập trình ứng dụng: Người lập trình các hệ thống tự động.
  • Việc làm kỹ sư tự động hóa thiết kế hệ thống.
  • Chuyên viên phát triển hệ thống: Người lên kế hoạch quản lý, kiểm tra và phát triển hệ thống tự động ở các doanh nghiệp.
  • Nghiên cứu viên: Người chế tạo ra các hệ thống, robot,…
  • Giảng dạy: Tại các cơ sở giảng dạy chuyên ngành.
  • Chuyên gia tư vấn: đưa ra các giải pháp trong mảng tự động hoá hoặc tham gia, tổ chức các chương trình đào tạo nhân viên, công nhân.
  • Chuyên gia hệ thống: chuyên phân tích và đánh giá các nhu cầu hệ thống điện, hệ thống tự động hoá của nhà máy, công ty.

Những tố chất phù hợp với ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

Yêu cầu cao cả về khía cạnh nghiên cứu lẫn ứng dụng thực tế, để thành công trong ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, bạn cần rất nhiều tố chất, kiến thức và kỹ năng.

Đam mê với ngành kỹ thuật

Là ngành học nghiên cứu đi đôi với ứng dụng, đây là ngành học đòi hỏi đam mê. Để chinh phục khối ngành kỹ thuật chưa bao giờ dễ dàng, bận cần đam mê để kiên trì với mục tiêu của mình. Dù là làm việc tại doanh nghiệp sản xuất hay chế tạo hệ thống, bạn cũng sẽ gặp nhiều áp lực công việc khác nhau. Nếu thực sự yêu thích ngành nghề này, bạn sẽ vượt qua được các thử thách ấy thôi.

Tư duy logic nhưng không thiếu sự sáng tạo

Là ngành kỹ thuật đương nhiên rất cần sự logic. Tuy nhiên, đây cũng là ngành học trang bị các kỹ thuật chế tạo hệ thống. Chính vì vậy, nếu có sự sáng tạo, bạn sẽ có cơ hội phát triển tốt hơn. Đặc biệt đối với ai đi theo sự nghiệp thiết kế, chế tạo hệ thống.

Cẩn thận, tỉ mỉ

Cẩn thận, tỉ mỉ là tố chất rất cần ở những người làm việc với hệ thống lớn. Khi phải bao quát một hệ thống tự động, nhiều người sẽ dễ dàng bỏ qua những lỗi nhỏ. Những chi tiết nhỏ bé đôi khi lại đóng vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy nên đây là 2 phẩm chất rất cần thiết.

Làm việc nhóm tốt

Để vận hành một hệ thống, luôn cần một đội ngũ phối hợp ăn ý. Vậy nên làm việc nhóm tốt là một kỹ năng cần thiết. Khi một hệ thống điều khiển làm việc trôi chảy, hệ thống tự động mới không gặp sai sót.

Khả năng phân tích và xử lý vấn đề linh hoạt

Các vấn đề phát sinh ở một hệ thống tự động luôn rất khó đoán. Người kỹ sư vận hành cần là người có khả năng phân tích vấn đề và xử lý vấn đề thật nhanh chóng và hiệu quả. Sự linh hoạt là một thế mạnh. Nó sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. Vừa đảm bảo kỹ thuật chúng, vừa đảm bảo các quy tắc đặc biệt của từng doanh nghiệp.

Kỹ năng quản lý tốt

Quản lý tốt là một tố chất khi bạn là người bận hành một hệ thống. Một hệ thống tự động cần rất nhiều yếu tố cấu thành. Bạn cần quản lý tốt các yếu tố đó để điều khiển chúng theo ý muốn. Khả năng này cũng sẽ giúp ích rất nhiều nếu bạn đạt được thành công lớn hơn. Khi làm việc ở các cấp quản lý, kỹ năng này là rất cần thiết.

Hy vọng với những thông tin bài viết chia sẻ trên của Blogvieclam.edu.vn Blog sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa và giúp bạn trong quá trình lựa chọn ngành nghề cho tương lai của các bạn. Chúc thành công nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *