TẠI SAO NÊN NGỦ TRƯA MỖI NGÀY?

“Bí quyết để làm việc hiệu quả hơn không phải là quản lý thời gian mà là năng lượng của bạn” – Michael Hyatt. Năng lương có thể tái tạo lại sau một giấc ngủ. Vì thế, dù chỉ là một giấc ngủ trưa ngắn thì bạn cũng không nên bỏ qua chúng. 

Bạn đang đọc: TẠI SAO NÊN NGỦ TRƯA MỖI NGÀY?

giấc-ngủ-trưa

1. Thói quen của một số người nổi tiếng

Trước tiên, hãy xem những thói quen của một số con người vĩ đại dưới đây:

Leonardo da Vinci thường có giấc ngủ trưa ngắn trong ngày và ngủ ít đi vào ban đêm.

– Hoàng đế Pháp Napoleon duy trì giấc ngủ trưa ngắn hàng ngày như một thói quen.

Thomas Edison nhiều khi lo lắng về thói quen ngủ trưa của mình nhưng ông vẫn thực hiện nó đều đặn.

Eleanor Roosevelt, vợ của tổng thống Franklin D.Roosevelt ngủ trưa như một cách tăng cường năng lượng trước mỗi bài diễn thuyết.

– Ca sĩ Gene Autry thường tranh thủ ngủ trưa tại phòng thay đồ giữa các buổi diễn.

– Tổng thống John F.Kennedy thường ăn trưa ngay trên giường và sau đó có giấc ngủ ngắn mỗi ngày.

– Chuyên gia dầu khí, nhà từ thiện John D. Rockefeller ngủ trưa đều đặn trong phòng làm việc của mình.

– Không điều gì có thể thay đổi được thói quen ngủ trưa của Winston Churchill vì ông tin rằng nó giúp ông làm được gấp hai lần khối lượng công việc mỗi ngày.

– Tổng thống Lyndon B. Johnson thường ngủ vào mỗi buổi chiều lúc 3:30 P.m để phân chia một ngày của mình thành hai.

– Tổng thống Ronald Reagan nhiều khi bị chỉ trích nhưng ông luôn duy trì thói quen ngủ trưa.

Phải chăng những nhà lãnh đạo nổi tiếng này có điều gì đó mà bạn không biết?

Khoa học và thực tế đã lý giải vì sao giấc ngủ trưa lại quan trọng đến vậy. Hãy cùng xem những lý do đó là gì ngay sau đây:

2. Lợi ích của một giấc ngủ trưa

  • Đem lại sự tỉnh táo

Bạn biết lý do tại sao năng lượng của bạn lại giảm vào đầu giờ chiều đúng không? Sau đó bạn cảm thấy buồn ngủ và mất tập trung. Việc này xảy ra với hầu hết chúng ta. Và một giấc ngủ ngắn có thể đưa ta thoát khỏi những điều đó. Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Hoa Kỳ khuyến nghị, một giấc ngủ trưa ngắn từ 20 – 30 phút giúp bạn lấy lại sự tỉnh táo và hiệu suất công việc được cải thiện rõ rệt, cải thiện tình hình mất cân bằng cơ thể nếu giấc ngủ ban đêm của bạn có trục trặc.

Tìm hiểu thêm: Liệu có nên thân thiết với đồng nghiệp không?

Giấc ngủ vào buổi trưa giúp tinh thần tỉnh táo hơn vào buổi chiều

  • Tránh kiệt sức

Trong nền văn hóa “Always-on”, có thể tạm hiểu là không ngừng phát triển, khiến chúng ta luôn luôn trong một cuộc đua phải làm việc, dấn thân, phải đi nhiều và nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, không có cuộc đua nào mà không có sự nghỉ ngơi.

Ví như một ngày làm việc của bạn. Một giấc ngủ ngắn giữa ngắn giống như khoảng thời gian cần thiết khởi động lại hệ thống sinh học của bạn. Điều này giúp giảm căng thẳng, cung cấp cho bạn một khởi đầu mới và ngăn ngừa kiệt sức.

Đọc thêm: 5 thói quen lành mạnh giúp dân công sở cải thiện sức khỏe

  • Tăng nhận thức

Tiến sĩ Sandra C. Mednick, tác giả cuốn sách Take a Nap, Change Your Life cho biết, thay đổi cuộc sống của bạn bằng cách thay đổi thói quen ngủ trưa, một giấc ngủ ngắn giúp nâng cao nhận thức các giác quan. Sự nhạy cảm về thị giác, thính giác và vị giác của cơ thể bạn sẽ được khôi phục lại. Ngủ trưa giúp bạn cải thiện sự sáng tạo trong công việc bằng cách thư giãn toàn bộ tâm trí.

  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Theo một nghiên cứu từ trường Y Tế Cộng Đồng Boston những người ngủ trưa ít nhất ba lần/ tuần khả năng mắc các bệnh về tim mạch ít hơn 37% người không thực hiện và với nam giới, tỉ lệ này là 64%. Một giấc ngủ ngắn giúp cơ thể khởi động lại tốt hơn để chống lại sự xâm nhập các căn bệnh về tim mạch.

  • Làm bạn tăng hiệu quả công việc

Nghiên cứu từ trường đại học Harvard, một giấc ngủ ngắn 30 phút làm tăng năng suất người lao động, giúp họ có được trạng thái hăng say như khi bắt đầu một ngày mới mà không uể oải hay mệt mỏi.

3. Một số mẹo nhỏ để có giấc ngủ trưa chất lượng

 

>>>>>Xem thêm: Làm nhân sự rất cần sự trưởng thành!

  • Thực hiện giấc ngủ nhất quán

Bạn nên cố gắng ngủ vào cùng một thời điểm trong ngày. Điều này giúp ổn định nhịp sinh học của bạn và tối đa hóa các lợi ích mà giấc ngủ trưa mang đến.

  • Ngủ trưa ngắn

Để tránh theo quán tính của một giấc ngủ say và sâu khiến bạn có cảm giác lạm dụng thời gian và mất phương hướng khi thức dậy, bạn nên đặt đồng hồ báo thức để tránh ngủ quên. Một giấc ngủ ngắn 20 – 30 phút là đủ để không có tác động tiêu cực đến giấc ngủ ban đêm của bạn.

  • Tắt đèn

Ánh sáng kích thích các cơ quan trong cơ thể hoạt động và điều đó khiến bạn khó đi vào giấc ngủ trong quỹ thời gian eo hẹp. Tắt đèn hoặc sử dụng kính mắt để giấc ngủ đến với bạn dễ dàng và chất lượng hơn.

  • Đắp thêm một tấm chăn mỏng

Khi ngủ, quá trình trao đổi chất của bạn làm việc giảm công suất đi, nhịp thở cũng chậm lại và làm nhiệt độ cơ thể bạn giảm xuống đôi chút. Mặc dù không bắt buộc, nhưng bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong giấc ngủ khi sử dụng một tấm chăn nhẹ/ mỏng.

  • Hãy kín đáo

Bị bắt gặp ngủ trưa ngay tại bàn làm việc không phải là cách tốt để nhận được sự tôn trọng trong môi trường công sở luôn yêu cầu sự chuyên nghiệp. Tuy nhiên, với khoảng thời gian nghỉ trưa quý giá bạn có thể tranh thủ ngủ trong phòng hội nghị ít được sử dụng, tủ quần áo, nhà kho, bất kì địa điểm nào thích hợp trong công ty.

Việc nghỉ ngơi buổi trưa ngày càng được coi trọng tại các công ty hiện nay. Theo khảo sát của Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Hoa Kỳ, hiện có 45% người lao động ở Mỹ được cho phép ngủ trưa và 20% được phép ngủ giữa giờ làm việc khi cảm thấy mệt mỏi. Ở Việt Nam, việc ngủ trưa hoàn toàn không bị ngăn cấm hoặc kiểm soát. Tuy nhiên, lại có ít người ngủ buổi trưa vì chưa hiểu rõ tầm quan trọng của thói quen này. Blogvieclam.edu.vn hy vọng bài viết trên có thể giúp các bạn thay đổi suy nghĩ về vai trò của giấc ngủ trưa để đảm bảo sức khỏe và thành công hơn trong công việc của mình.

Theo: Michael Hyatt

Biên tập: Blogvieclam.edu.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *