FMCG là gì? Thông tin cần biết về ngành FMCG

Thị trường ngành FMCG đang ngày càng phát triển tại Việt Nam. Tuy nhiên, có lẽ nhiều người chưa thực sự hiểu rõ FMCG là gì? Vậy nên, trong bài viết này, Blogvieclam.edu.vn sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích về ngành FMCG và cơ hội việc làm trong thị trường FMCG.

Bạn đang đọc: FMCG là gì? Thông tin cần biết về ngành FMCG

1. FMCG là gì?

FMCG là gì? Đây là tên viết tắt cho cụm từ Fast Moving Consumer Goods – ngành hàng tiêu dùng nhanh. Các sản phẩm thuộc ngành hàng này thường có thời gian rời khỏi những kệ bán nhanh chóng.

Thực tế, hàng hóa FMCG thường được các doanh nghiệp tiến hành sản xuất với số lượng lớn và giá thành cho mỗi sản phẩm ở mức thấp. Lợi nhuận trên từng sản phẩm không quá cao tuy nhiên lượng tiêu thụ là liên tục.

FMCG là gì?

Những mặt hàng thuộc FMCG chủ yếu là các sản phẩm thiết yếu trong đời sống. Ngành hàng tiêu dùng nhanh được chia thành các lĩnh vực chính: Đồ gia dụng, Đồ tiêu dùng cá nhân, Thực phẩm và đồ uống, Đồ dùng chăm sóc sức khỏe cơ bản, Làm đẹp. Nhóm khách hàng chính là các hộ gia đình với nhu cầu tiêu thường xuyên. FMCG tưởng chừng như rất gần gũi nhưng vẫn còn nhiều điều thú vị về ngành công nghiệp này mà có thể chúng ta chưa biết.

2. Đặc điểm của ngành FMCG

Ngành hàng tiêu dùng nhanh sở hữu những đặc điểm nổi bật sau đây:

2.1. Là các mặt hàng thiết yếu, giá thành rẻ, thường xuyên được mua lại

FMCG bao gồm tất cả các mặt hàng thiết yếu với cuộc sống con người. Chính vì thế, nhu cầu với ngành hàng FMCG vô cùng cao, chúng thường xuyên được mua lại. Vậy nên, giá thành các sản phẩm tương đối rẻ và được đóng gói với khối lượng nhỏ để thuận tiện cho việc mua bán.

2.2. Khối lượng bán lớn, lợi nhuận trên từng sản phẩm thấp

Biên lợi nhuận trên từng sản phẩm FMCG không cao nên các công ty FMCG dựa chủ yếu vào cơ sở số lượng hàng hóa bán ra. Các công ty FMCG lớn sẽ không trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng mà sử dụng mạng lưới các nhà bán lẻ và các kênh phân phối khác nhau để cung cấp sản phẩm cho khách hàng. Tổng lợi nhuận của ngành hàng FMCG không hề nhỏ nên nó được đánh giá là thị trường vô cùng màu mỡ, hấp dẫn.

Đặc điểm của ngành FMCG

2.3. Luôn thay đổi, làm mới mình

Đúng với cái tên ngành hàng tiêu dùng nhanh, FMCG là ngành công nghiệp luôn luôn phát triển và thay đổi. Thật vậy, ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) luôn phải đối mặt với nhiều thử thách trong quá trình tăng trưởng. Trong ngành công nghiệp khổng lồ này, ngoài sự phong phú về chủng loại nhóm hàng cũng như sản phẩm, thì riêng mỗi sản phẩm cũng đã có nhiều thương hiệu cạnh tranh lẫn nhau. Do đó, các công ty FMCG luôn cần những bước đi táo bạo để tạo nên sự khác biệt và phát triển. Có nhiều cơ hội ngoài kia, nhưng để tìm được lựa chọn phù hợp cho mình, họ cần tự thay đổi trước khi bị ép phải thay đổi theo thị trường hoặc đối thủ.

3. Các loại hình công việc FMCG

Dưới đây là các loại hình công việc FMCG mà bạn có thể tham khảo:

3.1. Quản lý sức khỏe và an toàn tiêu dùng

Đây là vị trí liên quan trực tiếp tới việc đáp ứng tiêu chuẩn sản phẩm hàng hóa. Vì nhu cầu sử dụng các sản phẩm trong ngành hàng FMCG cao nên doanh nghiệp luôn cần chú trọng tới an toàn và sức khỏe của người dùng. Chỉ khi doanh nghiệp đặt khách hàng là tôn chỉ hàng đầu, doanh nghiệp mới có thể cạnh tranh và phát triển trong ngành.

3.2. Quản lý kinh doanh

Quản lý bán hàng cũng là một vị trí công việc hấp dẫn của ngành FMCG. Bạn sẽ cần tìm hiểu, phân tích nhu cầu sử dụng hàng hóa của khách hàng để đưa ra những thay đổi phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm.

3.3. Phân tích mua sắm

Công việc này đòi hỏi ở người làm phải có những hiểu biết cơ bản về doanh nghiệp cũng như các nhà cung cấp. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra hướng phát triển cho doanh nghiệp theo nhóm sản phẩm của chính doanh nghiệp đó. Bên cạnh đó, từ những số liệu thu thập, thống kê và phân tích được về hoạt động mua sắm, doanh nghiệp cũng có thể có thể kiểm soát tốt hiệu quả kinh doanh của mình.

Tìm hiểu thêm: Mô tả công việc Trình dược viên

Các loại hình công việc FMCG

3.4. Tìm nguồn cung ứng

Tìm nguồn cung ứng là công việc phù hợp với cá nhân có tư duy chiến lược. Bởi bạn sẽ cần chọn xây dựng kế hoạch dài hạn cho doanh nghiệp với chi phí thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm.

4. Cơ hội việc làm trong ngành FMCG

Cơ hội việc làm FMCG được đánh giá là vô cùng rộng mở và hấp dẫn cho người lao động:

4.1. Xu hướng thị trường FMCG tại Việt Nam

Với 93 triệu dân thì Việt Nam là một thị trường “béo bở” của các công ty FMCG trong và ngoài nước để đầu tư kinh doanh. Các công ty/tập đoàn hàng đầu trong ngành FMCG tại Việt Nam mà hầu hết chúng ta đều từng nghe đến tên như Unilever, P&G, Nestle, Vinamilk, Suntory Pepsico, Coca-cola,…

Dưới đây là những xu hướng nổi bật của thị trường FMCG tại Việt Nam:

  • Chú trọng xây dựng thương hiệu cao cấp và nhãn hàng riêng: Người tiêu dùng thường lựa chọn những thương hiệu đặc trưng, có uy tín để mua hàng. Do vậy, thị trường FMCG hiện nay chú trọng xây dựng thương hiệu chất lượng để thu hút khách hàng tiềm năng sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
  • Phát triển thương mại hiện đại: Sự xuất hiện của kênh thương mại hiện đại đang chiếm ưu thế trên thị trường FMCG Việt Nam. Đặc biệt, kể từ khi dịch bệnh bùng nổ, kênh thương mại hiện đại ghi nhận sự tăng trưởng mạnh trong với các hình thức mới như: siêu thị, cửa hàng trực tuyến…
  • Đô thị hóa ở vùng nông thôn: Hiện nay, sự đô thị hóa ở vùng nông thôn đã tạo điều kiện để ngành hàng FMCG phát triển. Theo số liệu thống kê, doanh thu doanh thu bán hàng tiêu dùng ở nông thôn cao hơn nhiều lần so với mức doanh thu tại các khu vực đô thị.

Xu hướng thị trường FMCG tại Việt Nam

4.2. Nhu cầu tuyển dụng lớn

Là ngành hàng cung cấp các sản phẩm thiết yếu với đời sống con người nên thị trường FMCG được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn để phát triển. Do vậy, nhu cầu tuyển dụng các vị trí việc làm của ngành cũng rất cao để đảm bảo khả năng sản xuất cũng như cung ứng sản phẩm tới tay người tiêu dùng.

Hiện nay, thị trường Việt Nam có rất nhiều công ty FMCG lớn như:

  • Công ty TNHH Nestle Việt Nam
  • Công ty TNHH Thực phẩm Orion Vina
  • Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
  • Công ty Cổ phần Sữa TH
  • Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế (IDP)
  • Công ty Cổ phần tiêu dùng Masan
  • Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam
  • Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu
  • Công ty Cổ phần Greenfeed Việt Nam
  • Công ty Cổ phần Thực phẩm Đức Việt
  • Công ty Cổ phần Nam Việt

4.3. Đa dạng vị trí việc làm

các công ty FMCG, các cơ hội việc có ở mọi vị trí ngành nghề khác nhau: Sales, HR, Branding hay Marketing…Bạn có thể thỏa sức trải nghiệm để lựa chọn ra con đường phù hợp nhất. Dù bạn đang theo đuổi bất kỳ lĩnh vực nào, là sinh viên chưa có kinh nghiệm hay những người đã đi làm lâu năm thì đều có thể đầu quân vào FMCG. Ngành này có ưu thế lộ trình nghề nghiệp rõ ràng nên nắm bắt được cơ hội việc làm hay không phụ thuộc vào chính năng lực của bạn.

Hàng năm, các doanh nghiệp FMCG luôn có nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn, tới khoảng 50 vị trí. Những chương trình tuyển dụng “fresher” được xây dựng với quy mô lớn, chủ yếu diễn ra từ tháng 1 đến tháng 6. Điểm đặc biệt khi bạn ứng tuyển vào các công ty FMCG là cơ hội lựa chọn nghề nghiệp vô cùng đa dạng.

Các vị trí công việc phổ biến trong ngành FMCG là:

  • Quản lý sức khỏe và an toàn (Health and Safety Manager)
  • Quản lý bán hàng (Sales Manager)
  • Quản lý cổ tức (Stock Manager)
  • Nhà phân tích quy trình (Procurement Analyst)
  • Trưởng bộ phận kiểm soát nguồn lực (Head of Sourcing)

5. Làm sao để phát triển trong ngành FMCG?

>>>>>Xem thêm: Task Batching là gì? Phương pháp giúp cải thiện năng suất làm việc

Làm sao để phát triển trong ngành FMCG?

Để phát triển trong ngành FMCG, bạn cần không ngừng trau dồi và rèn luyện những kỹ năng sau:

5.1. Sáng tạo

Làm việc trong lĩnh vực FMCG, sáng tạo là yếu tố quan trọng hàng đầu. Thật vậy, các chiến dịch truyền thông, phát triển các dòng sản phẩm luôn được doanh nghiệp ưu tiên để gia tăng trải nghiệm của khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Do đó, nếu không có sự sáng tạo, bạn sẽ rất dễ trở nên mờ nhạt và tự đào thải mình ra khỏi ngành.

5.2. Khả năng thích ứng tốt và học hỏi nhanh

Do thị trường FMCG luôn không ngừng biến đổi nên người làm việc trong ngành này cũng cần phải có khả năng thích ứng tốt và học hỏi nhanh trước những xu thế của ngành. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phối hợp nhịp nhàng với đội nhóm của mình cũng như các bộ phận khác để tối đa hóa hiệu quả công việc.

5.3. Đầu óc kinh doanh nhạy bén

Để đạt được mục tiêu gia tăng doanh số cũng như tạo dựng giá trị thương hiệu trong lòng khách hàng, bạn cần có đầu óc kinh doanh nhạy bén. Cụ thể, bên cạnh việc nắm rõ thông tin sản phẩm, thương hiệu, bạn cũng phải có khả năng tư vấn sản phẩm và khả năng xử lý, ứng phó với các thắc mắc của khách hàng để gia tăng tỷ lệ mua của khách hàng.

Hy vọng qua bài viết hôm nay, bạn đã hiểu rõ FMCG là gì cũng như cơ hội nghề nghiệp rộng mở trong ngành. Bạn hãy truy cập ngay Blogvieclam.edu.vn để tìm cho mình những việc làm uy tín và chất lượng nhất nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *