Bạn đang đọc: [Việc làm] Hãy làm 5 điều này trước khi đề nghị tăng lương
Một số người đã có được việc làm như ý nhưng chưa hài lòng với mức lương. Một số khác thì không hoàn toàn hứng thú với công việc mà chỉ gắn bó với việc làm này vì kinh tế, động lực chính để họ phấn đấu chính là tăng lương. Hãy cùng Blogvieclam.edu.vn xem cần chuẩn bị gì trước khi mở lời đàm phán chuyện lương bổng?
-
Tự nhận thức:
Đóng góp của bạn và mức lương có tương xứng hay không?
Bạn đem về bao nhiêu doanh thu cho công ty?
Tự kiểm điểm xem trong quãng thời gian đi làm bạn đã đi muộn, phạm lỗi, ăn cắp giờ làm hay thiếu trách nhiệm không. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử hỏi ý kiến người thân, đồng nghiệp thân thiết và bạn bè về hành vi làm việc của mình vì suy nghĩ của họ sẽ khách quan hơn nhận thức của chính bạn. Hãy đánh giá bản thân thật khách quan để có được quyết định đúng đắn.
-
Thăm dò ý sếp:
Dù có hay không một việc làm mới để rút khỏi công ty nếu đề nghị tăng lương bị từ chối thì sếp thường cho rằng bạn đang ngầm đe dọa “ Nếu không tăng lương tôi sẽ rời đi”. Hãy đặt mình vào vị trí sếp và thử suy nghĩ xem sự ra đi của bạn có là một mất mát to lớn hay không. Lời đe dọa này sẽ đặt lên vai sếp một gánh nặng to lớn nếu bạn đang là “ngôi sao” của công ty, bạn đang trực tiếp giao dịch một hợp đồng lớn với đối tác tiềm năng, bạn đã nhiều năm gắn bó với công ty,… Và tất nhiên, nếu bạn chỉ là một nhân viên thường thường có thể dễ dàng thay thế bởi bất cứ ai thì hãy cố gắng làm việc để sếp ghi nhận đóng góp của bạn trước khi đề đặt nguyện vọng tăng lương.
-
Win-win:
“Tăng lương cho tôi đôi bên cùng có lợi”
Bạn muốn tăng lương, vì điều đó có lợi cho bạn. Vậy công ty được lợi gì để sếp cũng muốn tăng lương cho bạn?
Ngay khi đọc xong dòng này, hãy nghĩ ngay cho mình một vài câu “ tôi hứa …” giá trị làm vũ khí chiến lược khi đối diện sếp. Bạn cũng có thể bắt đầu bằng việc nhắc lại một số thành tích nổi bật, ghi điểm với sếp mà mình đã có khi xin hứa sẽ tiếp tục phát huy, cố gắng gấp 2, gấp 3 như thế.
-
Phân tích tình hình công ty:
“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”
Bạn thử tự cân nhắc xem khả năng ngân sách hiện tại của công ty có khả năng đáp ứng con số bạn đưa ra hay không? Nếu công ty đang gặp khó khăn về tài chính, chuẩn bị mở rộng sản xuất hay bắt đầu một dự án mới,… tội gì bạn phải đưa ra đề nghị vào thời điểm này. Chậm lại một chút, chờ đợi một dịp khác thích hợp hơn.
Hãy tận dụng chính yếu điểm này một cách thông minh để lấy lòng sếp, hãy hoạt động năng nổ không ngại khó ngại khổ cùng công ty trong dự án tới, kết thúc dự án có lẽ là thời điểm “vàng” để bạn quay trở lại ý định xin tăng lương đấy.
Tìm hiểu thêm: Collab Là Gì? 10 Màn Collab Thành Công Nhất Của Các Thương Hiệu
>>>>>Xem thêm: 3 mối quan hệ bạn cần xây dựng để thăng tiến trong sự nghiệp
-
Chuẩn bị tinh thần thất nghiệp và tìm việc mới:
Sau khi đã cân nhắc tất cả các yêu tố trên, bạn cho chắc chắn rằng đây là thời điểm “thiên thời địa lợi nhân hòa” để nộp đơn xin tăng lương, thì cũng không có nghĩa 100% bạn sẽ thành công. Vậy, trước khi gửi lá đơn này hãy đảm bảo có tâm lý vững vàng đón nhận mọi kết quả có thể xảy đến.
Trường hợp xấu nhất là sếp sẽ từ chối đồng thời sa thải bạn vì cho rằng bạn “ không còn tha thiết muốn gắn bó với công ty nữa”. Khi đó bạn phải chấp nhận thôi, để chuẩn bị cho trường hợp này, ngay từ lúc bạn bắt đầu nhem nhóm ý nghĩ xin tăng lương thì đồng thời cũng nên bắt đầu tìm việc làm mới cho mình đi.