Retail là gì? Nó là một thuật ngữ được nhắc khá nhiều trong ngành kinh doanh thương mại. Để hiểu rõ hơn về Retail và các loại hình Retail ở nước ta thì bạn hãy cùng tham khảo ngay bài viết sau nhé.
Bạn đang đọc: Retail là gì? Các loại hình bán lẻ tại Việt Nam
1. Retail là gì?
Retail dịch sang tiếng Việt nghĩa là “bán lẻ”, đây là một mô hình kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp đang áp dụng. Họ bán trực tiếp hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng.
Theo hình thức này, doanh nghiệp, nhà bán lẻ lấy sỉ sản phẩm với số lượng lớn cực kỳ lớn trực tiếp từ xưởng sản xuất hoặc qua trung gian thứ ba và bán lại cho khách hàng. Họ kiếm lợi nhuận từ việc chênh lệch giá trong quá trình mua bán.
Trải qua quá trình phát triển của xã hội và công nghệ thì ngành bán lẻ đã có những thay đổi vượt bậc hơn. Từ cửa hàng bán lẻ thô sơ đến các điểm bán hiện đại, siêu thị mini, đại siêu thị,…
2. Vai trò của Retail là gì?
Retail hiện nay đang đóng góp một phần quan trọng trong việc kinh doanh của công ty. Kể từ lúc Retail xuất hiện đã góp phần cải thiện chế độ làm việc ở các xưởng sản xuất. Nhiệm vụ chính của họ là chú tâm vào vấn đề làm ra sản phẩm. Còn việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng đã có bên khác lo.
Không chỉ vậy, hệ thống bán lẻ, nhân viên, các sàn thương mại điện tử,… đã giúp cho khách hàng, người tiêu dùng tiếp cận hàng hóa nhanh hơn.
3. Các loại Retail phổ biến tại Việt Nam
Căn cứ vào đặc điểm tiêu chí kinh doanh mà sẽ hình thành nhiều loại Retail. Dưới đây Blogvieclam.edu.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu một số Retail phổ biến ở nước ta.
Phân loại theo tiêu chí dịch vụ đi kèm
Thông thường khách hàng sẽ có quyết định nhanh hơn nếu tại nơi bán có cung cấp một số dịch vụ mà họ hài lòng, thoải mái. Có 3 loại Retail:
- Cửa hàng tự phục vụ: Đây thường là cửa hàng tiện lợi, siêu thị, khách hàng sẽ thoải mái chọn hàng hóa và cần ra quầy để thanh toán.
- Cửa hàng dịch vụ hỗ trợ: Thường là nơi bán sản phẩm thiết bị điện máy, đồ gia dụng, hay những đồ dùng cần có hướng dẫn sử dụng. Người mua sẽ được nhân viên tư vấn, cung cấp thông tin về sản phẩm rồi mới ra quyết định mua bán.
- Cửa hàng dịch vụ cao cấp: Đây thường là nơi cung cấp sản phẩm có giá trị cực kỳ cao hoặc sản phẩm số lượng ít. Khách hàng khi đến sẽ được nhân viên chăm sóc tận tình, nhiều chương trình hậu mãi cao cấp. Nó có tác động không nhỏ vào việc đưa ra quyết định.
Phân loại theo tiêu chí dòng sản phẩm
Việc chọn đúng mặt hàng để kinh doanh chính là một chiến lược quan trọng quyết định nhiều đến thành công của nhà bán lẻ.
- Cửa hàng chuyên dụng: Tại đây sẽ cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu cụ thể của khách hàng. Ví dụ: cửa hàng bán đồ thể thao, cửa hàng bán đồ thú cưng,…
- Cửa hàng tạp hóa: Ở đây sẽ bày bán nhiều loại mặt hàng, đáp ứng nhiều nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của con người như: Ăn, uống, vệ sinh nhà cửa,…
- Siêu thị: Tại đây bán hàng hóa với số lượng lớn, nhiều loại hàng khác nhau, có thể đáp ứng các nhu cầu mua sắm, làm đẹp, nhà hàng,…
- Cửa hàng tiện lợi: Đây là một dạng của cửa hàng bách hóa nhưng có thêm thức ăn nhanh được chế biến tại chỗ.
- Cửa hàng Superstore: Ở đây khách hàng có thể tìm được nhiều loại hàng giảm giá, khuyến mãi với các chủng riêng biệt.
Phân loại theo tiêu chí giá cả
Giá cả có tác động đến định hướng, chiến lược Marketing của cửa hàng và đối tượng người mua. Tiêu chí này có thể phân chia thành 2 loại như sau:
Tìm hiểu thêm: Việc làm từ xa: Công ty đa quốc gia và Startup là sự lựa chọn hàng đầu
- Cửa hàng khuyến mãi: Sản phẩm được bán đã được giảm giá, khuyến mãi lớn, thế nhưng nó có đi kèm các điều kiện dành cho khách hàng.
- Cửa hàng cao cấp: Tại đây khách hàng luôn sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn để mua sản phẩm. Họ nhận lại hàng hóa được sản xuất bởi các thương hiệu lớn, chất lượng dịch vụ tốt.
Phân loại theo tiêu chí quyền sở hữu
Đối với cách phân loại này sẽ dựa trên đối tượng sở hữu cửa hàng bán lẻ là gì. Cụ thể như sau:
- Cửa hàng tư nhân, cá thể độc lập: Nhóm cửa hàng này có quy mô nhỏ, điển hình như: Hàng tạp hóa tư nhân, người buôn bán tại chợ, xe hàng rong,…
- Chuỗi cửa hàng doanh nghiệp bán lẻ: Đây là các cá nhân tự đầu tư, xây dựng chuỗi cửa hàng và họ có tư cách pháp nhân. Mô hình này có quy mô lớn hơn nhiều so với mô hình cửa hàng tư nhân.
- Nhượng quyền thương mại: Kinh doanh nhượng quyền cần phải tuân thủ một vài điều khoản giữa thương hiệu và bên nhận nhượng quyền.
- Đại lý: Họ chính là đại diện bán hàng của doanh nghiệp. Đại lý là trung gian giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Họ được nhà sản xuất trả công khi bán sản phẩm.
- Tiếp thị trên mạng: Đây là hình thức sử dụng website, mạng xã hội đưa hàng hóa đến với người tiêu dùng nhanh hơn. Với sự phát triển của công nghệ 4.0 thì mô hình này lại càng có điều kiện phát triển trên khắp thế giới.
Phân loại theo tiêu chí phương thức tương tác
- Cửa hàng offline: Đây là hình thức bán lẻ tại địa điểm bán hàng cụ thể, khách hàng cần mua sẽ phải đến trực tiếp cửa hàng.
- Cửa hàng online: Với phương thức này sẽ cho phép cửa hàng kinh doanh không cần có địa điểm bán hàng trực tiếp. Họ bán hàng thông qua sàn thương mại điện tử, website, mạng xã hội,…
- Cửa hàng kết hợp: Thông thường các doanh nghiệp đều áp dụng 2 hình thức này cùng lúc để tăng hiệu quả bán hàng, tiếp cận khách hàng bằng nhiều cách hơn.
4. Mô hình Retail và chuỗi cung ứng bán hàng như thế nào?
Trên thực tế, một mô hình Retail sẽ gồm có: Nhà sản xuất – nhà bán lẻ – người tiêu dùng.
Nhà sản xuất sẽ giữ vai trò sản xuất, tạo ra hàng hóa phục vụ thị trường. Người tiêu dùng là điểm cuối cùng mà hàng hóa đi đến.
Nhà bán lẻ là trung gian đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng nhanh hơn. Họ mua hàng với số lượng lớn và ăn chênh lệch từ mức giá bán ra để thu về lợi nhuận.
Hiện nay, sự tham gia của nhà bán lẻ đã đưa hàng hóa vượt biên để đưa đến tay nhiều người tiêu dùng, góp phần hình thành mô hình Retail đa dạng hơn.
5. Phân biệt Retail với các thuật ngữ tương đồng
Để nắm rõ hơn Retail có khác gì so với các thuật ngữ FMCG hay Wholesaling thì bạn hãy theo dõi ngay bảng sau đây.
Retail | FMCG | Wholesaling |
|
|
|
6. Một số thuật ngữ khác liên quan đến Retail
Để hiểu rõ hơn về Retail thì bạn hãy cùng tìm hiểu tiếp các thuật ngữ có liên quan đến nó nhé.
>>>>>Xem thêm: Tạo động lực cho bản thân từ áp lực
Retail manager
Retail manager là người quản lý tại cửa hàng bán lẻ. Họ làm các công việc liên quan đến điều hành, quản lý hoạt động buôn bán tại cửa hàng. Retail manager cũng sẽ phải chịu trách nhiệm khi mà sản phẩm đến tay khách hàng.
Retail audit
Retail audit được hiểu là nghiên cứu đo lường bán lẻ. Đây là một công cụ hỗ trợ hoạt động thu thập, xử lý thông tin hàng hóa của thương hiệu bán lẻ. Một số thông tin được công cụ phân tích như: Doanh thu, xu hướng mua sắm, hàng tồn kho,…
LS – Retail
LS – Retail là phần mềm chuyên đem đến các giải pháp Add-on cho doanh nghiệp như: Phần mềm quản lý kinh doanh, hệ thống máy POS cho cửa hàng. Bên cạnh đó nó còn được tích hợp nhiều tính năng giúp cho việc quản lý, vận hành dễ dàng hơn.
Retail price
Retail price là chỉ số giá tiêu dùng, nó phản ánh sự thay đổi của giá cả một mặt hàng cụ thể do người tiêu dùng mua sắm. Dựa vào Retail price, công ty sẽ tính toán được sự giao động giá của mặt hàng đó trong một nhóm.
Retail banking
Retail banking (dịch vụ ngân hàng), nó là những dịch vụ tài chính, bao gồm: Vay trả góp theo tháng, gửi tiền tiết kiệm, thế chấp, mở tài khoản mới,…
Bài viết trên đây Blogvieclam.edu.vn đã giúp bạn hiểu “Retail là gì?” cũng như một số loại hình Retail đang được sử dụng nhiều ở nước ta. Mong rằng qua nội dung này bạn sẽ thu thập được nhiều thông tin hữu ích.