Client là gì? Phân biệt Client và Agency

Client và Agency là hai thuật ngữ chỉ môi trường làm việc tiềm năng hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội trong tương lai cho Marketer. Vậy Client là gì? Client và Agency có điểm khác biệt gì? Theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời.

Bạn đang đọc: Client là gì? Phân biệt Client và Agency

1. Client là gì?

Client là gì? Client là các khách hàng, thương hiệu sử dụng dịch vụ của Agency (công ty Marketing thuê ngoài). Trong quá trình hoạt động, Client sẽ thuê Agency trong trường hợp thực hiện những chiến dịch Marketing lớn hoặc không đủ nhân sự đáp ứng.

Toàn bộ các công việc như yêu cầu, tiêu chuẩn đánh giá, kiểm soát chất lượng thuộc về Client. Trong khi đó, Agency giữ nhiệm vụ thực hiện yêu cầu được đặt ra theo đúng deadline. Những công việc của Agency trong thời điểm này khá áp lực bởi mỗi bên Client có những tiêu chuẩn riêng, khắt khe và vô cùng nghiêm ngặt.

Client là gì?

2. Client có những đặc điểm gì?

Để hiểu rõ hơn về Client, chúng ta sẽ cùng khám phá chi tiết về những đặc trưng của “khách hàng” đặc biệt này.

2.1. Luôn mong muốn những con số rõ ràng

Là đơn vị hoạt động độc lập, Client có tầm nhìn và chiến lược rất rõ ràng. Vì vậy, thứ họ cần ở Agency là những bảng thống kê chi tiết, báo cáo cụ thể đo lường chiến dịch,… Việc này vừa giúp Client kiểm soát được công việc, vừa có hướng xử lý phù hợp khi công việc diễn tiến theo chiều hướng tiêu cực.

Những con số càng chi tiết, cụ thể hóa càng “được lòng” Client. Tuy nhiên, theo chia sẻ của nhiều người làm Client, rất ít Agency làm điều này đến độ hoàn hảo. Trên thực tế, có đến 43% khách hàng cảm thấy không hài lòng về cách làm việc cũng như cung cấp số liệu một cách đầy đủ, khoa học.

2.2. Client muốn được cung cấp giải pháp mới mẻ, tối ưu

Đối với các Client lớn như Coca Cola, Unilever, P&G,… việc thực hiện chiến dịch quảng cáo hiệu quả bằng đội ngũ nhân sự Marketing nội bộ hoàn toàn không khó. Tuy nhiên, thay vì đi theo lối mòn, thứ họ muốn hướng đến là ý tưởng lớn, sáng tạo độc đáo và có tính khả thi cao.

Do đó, Agency cần luôn đổi mới và có những bước đi táo bạo hơn để đáp ứng yêu cầu khắt khe của Client. Hãy luôn chuẩn bị phương án dự phòng để khi một chiến dịch không hiệu quả, giải pháp thay thế xuất hiện ngay.

Luôn mong muốn giải pháp mới mẻ, tối ưu

2.3. Client cần sự nhanh nhẹn, nhiệt tình và chịu khó

Tiềm lực, tài chính với nhiều Client không phải là vấn đề. Thách thức của họ là việc tìm kiếm ý tưởng mới mẻ bắt kịp những xu hướng Marketing 4.0. Càng khao khát những mục tiêu lớn, họ càng đưa ra nhiều option. Các Agency “chiều lòng” khách hàng buộc phải nhanh nhẹn, linh hoạt và sẵn sàng thay đổi nhưng không làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc.

2.4. Client mong muốn sự thấu hiểu

Tất cả các Client đều mong muốn tìm được Agency hiểu rõ về thương hiệu, lĩnh vực kinh doanh cũng như mục tiêu hoạt động Marketing của mình. Bởi chỉ khi đáp ứng những tiêu chí này, Agency mới đưa ra những đề xuất tối ưu và cùng Client bước những bước dài, bước xa hơn trên hành trình phát triển.

2.5. Đặt dự báo ngân sách lên hàng đầu

Ngân sách luôn thay đổi từng ngày theo thị trường, Agency cần có sự cập nhật kịp thời để giúp Client chuẩn bị tốt nhất. Toàn bộ hoạt động có chi phí phát sinh cần được thông qua bởi Client trước khi thực hiện.

Đặt dự báo ngân sách lên hàng đầu

3. Phân biệt Client và Agency

Tiêu chí Client Agency
Bản chất Một người đảm nhiệm nhiều việc. Thực hiện công việc cho nhiều người.
Nhiệm vụ Thấu hiểu sản phẩm, thị trường để đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả, tối ưu và tiết kiệm chi phí. Nghiên cứu, nắm bắt Insight khách hàng để thực hiện những yêu cầu khắt khe phía Client đưa ra.
Mô hình hoạt động Mô hình đóng, diễn ra trong nội bộ. Mô hình mở, tiếp xúc với nhiều đơn vị, thương hiệu khác nhau.
Công việc của Marketer Bao quát tất cả các khâu hoạt động trong quá trình thực thi chiến dịch Marketing. Tập trung vào chuyên môn như thiết kế, quay dựng, sáng tạo nội dung,…
Yêu cầu nhân sự Có sự tập trung cao độ, tư duy nhạy bén, khả năng làm việc độc lập tốt, chịu được áp lực công việc và đam mê nghiên cứu sâu về Branding,… Sáng tạo, linh hoạt, nhạy bén, thấu hiểu khách hàng và có sự hiểu biết ở nhiều lĩnh vực khác nhau,…

4. Mối quan hệ giữa Client và Agency

Client và Agency có mối quan hệ mật thiết, song hàng và tương trợ để cùng nhau đi lên.

Tìm hiểu thêm: “Chú lạc đà trong sở thú” và câu chuyện chọn việc

Mối quan hệ gắn bó giữa Client và Agency

4.1 Vai trò của Client với Agency

Mối quan hệ giữa Client và Agency là hợp tác đôi bên cùng có lợi. Vai trò của Agency với Client có thể dễ dàng thấy được. Vậy Client đối với Agency ra sao, hãy điểm qua một vài vai trò nổi bật dưới đây:

  • Đem đến thị trường nhiều ngành hàng, đa dạng sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu đông đảo khách hàng.
  • Mang lại nguồn doanh thu dồi dào, ổn định, giúp Agency mở rộng quy mô và phát triển lớn mạnh hơn.
  • Giúp định vị thương hiệu, chiếm được lòng tin và thu hút được thêm nhiều khách hàng tiềm năng.
  • Thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và đem lại sức sống mới cho thị trường hàng hóa.
  • Bồi dưỡng, tạo cơ hội cho nhân viên Marketing có mong muốn chuyển hướng từ Client sang Agency.

4.2 Client cần gì từ Agency?

Mỗi Client sẽ có những yêu cầu khác nhau đối với Agency. Nhưng nhìn chung, đều gồm có những yếu tố quan trọng như:

  • Khả năng nắm bắt ý tưởng tốt.
  • Rõ ràng trong việc đưa ra số liệu.
  • Sự chuyên nghiệp và đảm bảo tiến độ công việc.
  • Tối ưu và dự trù ngân sách chính xác.
  • Cung cấp giải pháp đáp ứng mọi mục tiêu.

5. Công việc của Client trong công ty là gì?

Công việc của Client trong công ty là gì?

5.1. Quản trị thương hiệu – Brand Manager

Quản trị thương hiệu là nhiệm vụ hàng đầu quyết định chỗ đứng trong lòng khách hàng. Đảm nhiệm vị trí này, bạn phải “gánh” trên vai những trọng trách lớn để “lèo lái con thuyền” thương hiệu đi đúng hướng. Để trở thành Brand Manager giỏi, bạn cần trau dồi khả năng tư duy logic, phân tích dữ liệu, am hiểu thị trường cũng như khả năng tham vấn, kết nối cho các phòng ban của doanh nghiệp.

5.2. Trade Marketing Manager

Khác với Brand Manager thực hiện những nhiệm vụ mang tính chiến lược, Trade Marketing Manager chịu trách nhiệm chính trong quá trình đưa sản phẩm, dịch vụ của công ty đến gần hơn với khách hàng. Bắt đầu từ việc lên ý tưởng, xây dựng chiến lược, triển khai,…

Tại Client, Brand Manager và Trade Marketing Manager luôn có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ và thúc đẩy nhau thực hiện chiến lược kinh doanh hiệu quả để đem lại doanh thu “khủng” cho doanh nghiệp.

5.3. Quản trị truyền thông – Media Manager

Đây là những người giữ trọng trách quan trọng trong xây dựng, triển khai kế hoạch truyền thông nhằm tăng độ phủ và giúp công ty có những bước tiến dài hơn, xa hơn.

6. Tố chất cần có của một người làm Client

Để có thể trở thành một “mảnh ghép” tạo nên “bức tranh” Client muôn màu, bạn cần có những tố chất sau:

  • Kiến thức chuyên môn: Đây là điều kiện tiên quyết giúp bạn giải quyết công việc một cách hiệu quả. Đặc biệt là ở môi trường yêu cầu khắt khe và đòi hỏi nhân sự toàn diện như Client.
  • Am hiểu về công ty: Làm việc trong Client đồng nghĩa với việc bạn gắn bó với một thương hiệu trong khoảng thời gian dài. Nếu không có sự am hiểu, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, khó có tập trung chuyên môn và có nguy cơ bị đào thải bất kỳ lúc nào.
  • Khả năng tư duy tốt: Các công việc Marketing tại Client đòi hỏi sự sáng tạo và tư duy cao. Vì chung quy, nhân viên Marketing nội bộ mới là những nhân tố then chốt đi cùng thương hiệu chứ không phải các Agency.
  • Khả năng lãnh đạo: Kỹ năng lãnh đạo tại Agency giúp việc điều hướng, kiểm soát Agency đơn giản, hiệu quả hơn.
  • Kỹ năng giao tiếp, đàm phán: Làm việc tại Client, bạn sẽ phải tiếp xúc với nhiều phòng ban, khách hàng. Khả năng giao tiếp, đàm phán tốt giúp công việc thuận lợi, đem lại lợi ích và giúp công ty duy trì mối quan hệ tốt đẹp với đối tác.
  • Kỹ năng phản biện: Phản biện giúp chúng ta có cái nhìn đa chiều hơn về cùng một sự vật, sự việc. Một Marketer làm việc tại Client cần trang bị cho mình kỹ năng này để hiểu rõ công việc cũng như hỗ trợ đồng nghiệp tốt hơn.

>>>>>Xem thêm: Công ty Luật ACC – Môi trường tốt nhất để phát triển nghiệp vụ pháp lý

Tố chất cần có của một người làm Client

7. Tìm hiểu Client trong một số lĩnh vực khác

Bên cạnh Marketing, Client còn xuất hiện trong một số lĩnh vực khác như:

  • Client trong khoa học máy tính chỉ mô hình Khách – Chủ (Client – Server). Trong đó, Client mang nghĩa là phần cứng hoặc người dùng.
  • Client trong game được biết đến là các giao diện, hình ảnh, âm thanh. Nó chứa tất cả tệp dữ liệu để chạy chương trình game.

Thông qua các chia sẻ từ chuyên viên Marketing chuyên nghiệp, bạn chắc hẳn đã có được đáp án cho câu hỏi Client là gì cùng như phân biệt được Client với Agency. Hy vọng bạn sẽ dễ dàng đưa ra những lựa chọn làm việc tại môi trường Client hay Agency. Đừng quên ghé thăm Blogvieclam.edu.vn để cập nhật hàng ngàn việc làm Client và Agency hot nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *