Phỏng vấn nhân viên bán hàng – 10 câu hỏi phổ biến nhất

5/5 – (1 vote)

Bạn đang đọc: Phỏng vấn nhân viên bán hàng – 10 câu hỏi phổ biến nhất

Nhân viên bán hàng thực ra là một vị trí rất tốt bởi nó giúp bạn học được nhiều kĩ năng cần thiết trong cuộc sống. Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn vị trí nhân viên bán hàng, cùng Blogvieclam.edu.vn tìm hiểu ngay nhé!

Nhiều người nghĩ rằng, đi phỏng vấn làm nhân viên bán hàng thì chỉ cần tùy cơ ứng biến là có thể được nhận vào làm. Tuy nhiên đối với các công ty lớn như ZARA, H&M… lại có tiêu chí tuyển dụng rất khắt khe với vị trí này. Vì vậy việc chuẩn bị tốt trước khi đi phỏng vấn là cần thiết. Sau đây là 10 câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng và cách trả lời mẫu mà Blogvieclam.edu.vn chuẩn bị giúp các bạn ghi điểm cao với nhà tuyển dụng.

Tìm hiểu thêm: 5 cách tuyển dụng online hiệu quả: Rất đơn giản nhưng không phải ai cũng biết

>>>>>Xem thêm: Mẹo viết thư mời tham dự phỏng vấn chuẩn HR cần biết

 

1. Bạn có thể nói một chút về bản thân được không?

Đây là cơ hội để bạn chứng tỏ khả năng giao tiếp để nói về cuộc sống, công việc của mình một cách hợp lý. Hãy chứng tỏ rằng bạn có thành tích và có khả năng đạt tới thành công bởi đạt thành tích liên tục là chìa khóa thành công của nghề bán hàng. Dù chưa có kinh nghiệm về bán hàng thời trang nhưng bạn đã đạt được nhiều thành công ở các lĩnh vực khác như học tập, hoặc tích cực tham gia các buổi workshop, event để học hỏi về ngành thời trang … Hãy nhớ sự thể hiện trong quá khứ chính là dự đoán chính xác cho tương lai.

>> 3 bước giới thiệu bản thân ấn tượng khi phỏng vấn xin việc

2. Bạn có biết đối tượng khách hàng của chúng tôi là ai không?

Bạn nên tìm hiểu trước thông tin của công ty, các mẫu mã sản phẩm như thế nào, đọc những feedback của khách hàng về sản phẩm thời trang họ từng mua, nhân viên bán hàng và công ty,… để chứng minh rằng bạn có quan tâm và thực sự nghiêm túc với công việc trong tương lai.

3. Theo bạn yếu tố nào quyết định hành vi mua hàng của khách?

Để trả lời câu hỏi này bạn cần linh hoạt và tỉnh táo.

Bạn có thể trả lời: “Tôi nghĩ thái độ bán hàng và sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt tâm lý khách hàng là 2 yếu tố quan trọng quyết định đến hành vi mua hàng của khách hàng”.

4. Kỹ năng bán hàng thời trang của một nhân viên cần có là gì?

Công việc nào cũng có đặc thù riêng và tính chất riêng. Tuy nhiên, đối với vị trí nhân viên bán hàng thì phải đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, trong đó kỹ năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng được coi là quan trọng nhất. Bởi vì, mục đích cuối cùng của bán hàng là chốt đơn và bán được càng nhiều mặt hàng càng tốt. Nếu bạn không tiếp cận người dùng, không thuyết phục người dùng tin tưởng sản phẩm của bạn thì chắc chắn khách hàng sẽ không mua hàng và đây được coi là thất bại.

Trong thời đại hiện nay, ngoài kỹ năng này ra bạn nên bổ sung kỹ năng về ngành hàng, xử lý vấn đề, hay kỹ năng tiếp cận thị trường cũng là một kỹ năng khá quan trọng để bạn tìm kiếm và lựa chọn khách hàng tiềm năng của mình.

Tìm hiểu thêm: 5 cách tuyển dụng online hiệu quả: Rất đơn giản nhưng không phải ai cũng biết

>>>>>Xem thêm: Mẹo viết thư mời tham dự phỏng vấn chuẩn HR cần biết

 

 

5. Bạn có đánh giá gì về sản phẩm của chúng tôi không?

Đây cũng là một trong những câu hỏi thường được dùng để phỏng vấn. Hãy nêu lên ưu điểm của sản phẩm và khách hàng tiềm năng của sản phẩm thuộc những đối tượng nào. Điều này cho thấy kiến thức và sự am hiểu của bạn đối với ngành này.

6. Khi tư vấn cho một khách hàng bạn sẽ tư vấn gì?

Là một nhân viên bán hàng thời trang hay một nhân viên bán hàng nào cũng vậy, không cần là người nói hay nhất. Lắng nghe cũng là một cách tư vấn hiệu quả. Hãy hỏi những câu ngắn và để khách hàng trả lời.

Ví dụ: Hãy hỏi khách về sở thích của khách với sản phẩm ra sao, khách thích mặc như thế nào, về chất liệu, trong trường hợp nào,… để dễ dàng tìm sản phẩm phù hợp.

7. Nếu gặp một khách hàng khó tính bạn sẽ xử lý thế nào?

Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng này có mục đích để nhà tuyển dụng đánh giá trực tiếp kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, kỹ năng xử lý vấn đề của bạn ra sao. Vì thế bạn có thể trả lời: việc phải tiếp xúc và nói chuyện với khách hàng khó tính là chuyện thường xuyên xảy ra đối với một người bán hàng. Bạn cần kiểm soát được lời nói và hành vi của mình giải thích cho khách hàng hiểu ra vấn đề và hoạt bát trong việc nắm bắt được tâm lý khách hàng và từ từ tháo gỡ sự cố mà khách hàng đang gặp phải.

8. Bạn phản ứng thế nào với lời phê bình?

Câu trả lời ưng ý nhất mà nhà tuyển dụng mong chờ là người được hỏi đưa ra được ví dụ minh hoạ kèm theo. Hãy kể về một trường hợp bạn bị ông chủ cũ khiển trách và kinh nghiệm bạn học được từ đó và kết thúc bằng câu: “Tôi nghĩ phê bình là bài học cần thiết và cần có trong quá trình làm việc để cải thiện nó ngày một tốt hơn”.

Tìm hiểu thêm: 5 cách tuyển dụng online hiệu quả: Rất đơn giản nhưng không phải ai cũng biết

>>>>>Xem thêm: Mẹo viết thư mời tham dự phỏng vấn chuẩn HR cần biết

9. Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi không?

Câu hỏi này luôn xuất hiện ở tất cả các cuộc phỏng vấn và làm các ứng viên bối rối. Lúc này bạn có thể hỏi một số câu như:

  • Những mục tiêu của công ty trong thời gian tới?
  • Đề xuất xu hướng mở rộng đối tượng khách hàng từ đó mở rộng mẫu mã cho cửa hàng
  • Thử thách lớn nhất phải đối mặt hằng ngày khi làm ở vị trí này là gì?
  • Cơ hội thăng chức trong thời gian làm việc được không?
  • Nếu được tuyển dụng thì làm sao hoà hợp với đồng nghiệp nhanh nhất?…

Việc đặt câu hỏi giá trị sẽ cho nhà tuyển dụng thấy bạn thực sự quan tâm đến công việc này và đã có sự chuẩn bị, đồng thời những câu trả lời từ nhà tuyển dụng có thể làm bạn quyết định sáng suốt hơn về việc có nên làm ở đây hay không.

10. Tình huống thực tế (có thể có)

Rất có thể đối với một công việc đặc thù hoặc nhà tuyển dụng muốn xem khả năng sáng tạo và phản ứng của bạn ra sao, họ sẽ đưa ra một tình huống thực tế cho bạn. Họ có thể đưa cho bạn những bộ trang phục, phụ kiện để mix chúng với nhau. Hoặc họ có thể đóng vai là một khách hàng và nhờ bạn tư vấn.

Để làm tốt điều này phải phụ thuộc vào khả năng của bạn. Nếu không có những kiến thức quá chuyên sâu thì ít nhất bạn cũng nên tìm đọc, trau dồi hiểu biết về các loại sản phẩm, chất liệu sản phẩm có ưu điểm gì, màu sắc sản phẩm phù hợp với vóc dáng người thế nào, hoàn cảnh sử dụng ra sao…

Kết luận:

Trong quá trình tìm việc, ngoài CV xin việc bạn nên chuẩn bị kỹ lưỡng nhất cho buổi phỏng vấn. Và suy cho cùng chúng ta đều đang bán một thứ gì đó, vì thế dù có kinh nghiệm hay chưa hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy khả năng của bạn, kiến thức và đam mê của bạn với lĩnh vực này. Điều này chứng minh sự nghiêm túc và trách nhiệm của bạn với nghề nghiệp tương lai ra sao. Theo đó, đây sẽ là vũ khí giúp bạn chinh phục bất cứ nhà tuyển dụng nào.

Lưu ý: Đừng quên cảm ơn và chào nhà tuyển dụng trước khi ra về.

Nếu có thể bạn nên tham khảo thêm tới các bài viết các câu hỏi phỏng vấn thường gặp 32 câu hỏi phỏng vấn sales và cách trả lời bởi Blogvieclam.edu.vn. Chúc các bạn thành công.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *