PCI là gì? PCI là viết tắt của cụm từ Provincial Competitiveness Index có nghĩa là Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Chỉ số này được xây dựng bởi đơn vị nào? Ý nghĩa và đặc trưng ra sao? Phương pháp xây dựng PCI như thế nào? Bạn hãy cùng Blogvieclam.edu.vn tìm hiểu nhé.
Bạn đang đọc: PCI là gì? Chi tiết Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam
1. PCI là gì?
PCI là gì? Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI (Provincial Competitiveness Index) là chỉ số đánh giá, xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh.
Tại Việt Nam, PCI được công bố thí điểm lần đầu tiên với 42 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đến năm 2006, chỉ số PCI được áp dụng cho tất cả các tỉnh thành tại Việt Nam. Các chỉ số thành phần cũng được tăng cường thêm vào năm này.
2. PCI được xây dựng và công bố bởi đơn vị nào?
Chỉ số PCI do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện nghiên cứu với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam.
- VCCI thành lập năm 1963, là một tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, người sử dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế ở Việt Nam.
- USAID là cơ quan liên bang độc lập chuyên cung cấp viện trợ kinh tế, phát triển và nhân đạo trên toàn thế giới; phục vụ mục tiêu đối ngoại của Chính phủ Hoa Kỳ.
Tìm hiểu thêm: Xây dựng mối quan hệ công sở: Nhân viên mới cần làm gì để chớp lấy cơ hội?
3. Mục đích của chỉ số PCI
Chỉ số PCI được xây dựng với các mục đính chính, bao gồm:
- Nghiên cứu khoa học;
- Tìm hiểu, lý giải lý do tại sao một số tỉnh thành có tình hình phát triển kinh tế tư nhân, tạo việc làm, tăng trưởng kinh tế tốt hơn các tỉnh thành khác;
- Nguồn thông tin tham khảo hữu ích cho lãnh đạo các tỉnh thành phố và các nhà hoạch định chính sách; nhằm xác định điểm nghẽn trong điều hành kinh tế, đồng thời đưa ra giải pháp phù hợp để tiến hành cải cách điều hành kinh tế hiệu quả hơn.
Thực tế cho thấy, đã có hơn 40 địa phương căn cứ vào chỉ số này để tham qua. Thông qua chỉ số PCI, các nhà lãnh đạo đã đưa ra quyết định hành động, chính sách hợp lý với thực tế của địa phương; nhằm mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực nền kinh tế địa phương.
4. Đặc trưng của chỉ số PCI
Cho tới lần cập nhật gần nhất vào năm 2017, chỉ số PCI bao gồm 10 chỉ số thành phần, bao quát những lĩnh vực chính của điều hành kinh tế các tỉnh, thành phố có liên quan đến sự phát triển của doanh nghiệp. Một địa phương sẽ được đánh giá là có chất lượng điều hành tốt khi đạt những điều kiện sau:
- Chi phí gia nhập thị trường thấp;
- Đất đai dễ dàng tiếp cận và sử dụng ổn định;
- Minh bạch trong môi trường kinh doanh và các thông tin kinh doanh được công khai;
- Các chi phí không chính thức thấp;
- Thời gian thanh tra, kiểm tra, thực hiện quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng;
- Môi trường cạnh tranh bình đẳng;
- Chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp;
- Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao;
- Chính sách đào tạo lao động tốt;
- Thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả và duy trì được an ninh, trật tự.
5. Phương pháp xây dựng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI
>>>>>Xem thêm: Tha Thứ Là Gì? Học Cách Tha Thứ Để Cuộc Sống Hạnh Phúc Hơn
Phương pháp xây dựng PCI gồm 3 bước, cụ thể như sau:
Bước 1: Thu thập thông tin từ dữ liệu điều tra và các nguồn dữ liệu đã công bố khác
Dữ liệu thường được thu thập từ 2 nguồn sau để đảm bảo tính khách quan:
- Thông qua nguồn điều tra, khảo sát bằng thư gửi đến hàng chục ngàn doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đang hoạt động trên 63 tỉnh, thành trên cả nước. Doanh nghiệp được lựa chọn ngẫu nhiên, nhưng vẫn được căn cứ vào một số đặc điểm như ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, loại hình, tuổi doanh nghiệp,… Phiếu điều tra được xây dựng và nhận được sự tham vấn của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, hiệp hội doanh nghiệp,… Với mỗi năm điều tra, phiếu hỏi sẽ được điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với thị trường.
- Thông qua các nguồn được công bố của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường,…
Bước 2: Tính toán 10 chỉ số thành phần và xây dựng trên thang điểm 10
Các chỉ tiêu sau khi thu thập sẽ được chuẩn hóa theo thang điểm 10. Theo đó, điểm 10 là tốt nhất, điểm 1 là kém nhất.
Chỉ số thành phần = 40% × trung bình các chỉ tiêu “cứng” (chỉ tiêu đã được các bộ ngành công bố) + 60% × trung bình cộng các chỉ tiêu “mềm” (chỉ tiêu thu được qua khảo sát PCI).
Bước 3: Gán trọng số và tính điểm số PCI tổng hợp gồm điểm trung bình có trọng số của 10 chỉ số thành phần trên thang điểm tối đa 100.
Chỉ số thành phần được gán thêm trọng số. Theo đó, có 3 mức trọng số:
- 15 – 20%: cao
- 10%: trung bình
- 5%: thấp
Các trọng số này thể hiện mức đóng góp và tầm quan trọng của từng chỉ số với sự phát triển kinh tế của địa phương.
Cuối cùng điểm số PCI sẽ được tính toán. Trên cơ sở điểm số PCI, các tỉnh, thành sẽ được sắp xếp thứ hạng. Tỉnh đứng đầu có điểm số PCI cao nhất và tỉnh đứng cuối có PCI thấp nhất.
6. Bảng trọng số cụ thể của mỗi chỉ số thành phần trong PCI 2017
Chỉ số thành phần | Trọng số (%) |
1. Chi phí gia nhập thị trường | 5 |
2. Tiếp cận đất đai | 5 |
3. Tính minh bạch | 20 |
4. Chi phí thời gian | 5 |
5. Chi phí không chính thức | 10 |
6. Cạnh tranh bình đẳng | 5 |
7. Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh | 5 |
8. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp | 20 |
9. Đào tạo lao động | 20 |
10. Thiết chế pháp lý | 5 |
Công thức tính toán điểm số PCI có trọng số là:
PCI có trọng số = (chỉ số 1 x trọng số 5% + chỉ số 2 x trọng số % +….+ chỉ số 10x trọng số %)*100 |
7. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của Việt Nam 2021
Nguồn: PCI Việt Nam
Tỉnh | Điểm số PCI | Xếp hạng | Nhóm xếp hạng |
Quảng Ninh | 73.02 | 1 | Rất tốt |
Hải Phòng | 70.61 | 2 | Tốt |
Đồng Tháp | 70.53 | 3 | Tốt |
Đà Nẵng | 70.42 | 4 | Tốt |
Vĩnh Phúc | 69.69 | 5 | Tốt |
Bình Dương | 69.61 | 6 | Tốt |
Bắc Ninh | 69.45 | 7 | Tốt |
TT-Huế | 69.24 | 8 | Tốt |
BRVT | 69.03 | 9 | Tốt |
Hà Nội | 68.6 | 10 | Tốt |
Bình Định | 68.32 | 11 | Tốt |
Cần Thơ | 68.06 | 12 | Tốt |
Hải Dương | 67.65 | 13 | Khá |
TP.HCM | 67.5 | 14 | Khá |
Lâm Đồng | 67.17 | 15 | Khá |
Long An | 66.58 | 16 | Khá |
An Giang | 66.48 | 17 | Khá |
Bến Tre | 66.34 | 18 | Khá |
Quảng Nam | 66.24 | 19 | Khá |
Phú Thọ | 66.11 | 20 | Khá |
Bình Thuận | 65.96 | 21 | Khá |
Đồng Nai | 65.75 | 22 | Khá |
Vĩnh Long | 65.43 | 23 | Khá |
Nam Định | 64.99 | 24 | Khá |
Lào Cai | 64.93 | 25 | Khá |
Gia Lai | 64.9 | 26 | Khá |
Hà Tĩnh | 64.87 | 27 | Khá |
Thái Nguyên | 64.81 | 28 | Khá |
Tuyên Quang | 64.76 | 29 | Khá |
Bắc Giang | 64.74 | 30 | Khá |
Cà Mau | 64.74 | 31 | Khá |
Nghệ An | 64.74 | 32 | Khá |
Tiền Giang | 64.41 | 33 | Trung bình |
Đắk Lắk | 64.2 | 34 | Trung bình |
Phú Yên | 64.17 | 35 | Trung bình |
Lạng Sơn | 63.92 | 36 | Trung bình |
Tây Ninh | 63.9 | 37 | Trung bình |
Hậu Giang | 63.8 | 38 | Trung bình |
Hưng Yên | 63.76 | 39 | Trung bình |
Quảng Trị | 63.33 | 40 | Trung bình |
Yên Bái | 63.33 | 41 | Trung bình |
Hà Nam | 63.28 | 42 | Trung bình |
Thanh Hóa | 63.21 | 43 | Trung bình |
Khánh Hòa | 63.11 | 44 | Trung bình |
Quảng Ngãi | 62.97 | 45 | Trung bình |
Sơn La | 62.45 | 46 | Trung bình |
Thái Bình | 62.31 | 47 | Trung bình |
Bắc Kạn | 62.26 | 48 | Trung bình |
Ninh Thuận | 62.23 | 49 | Trung bình |
Bình Phước | 62.17 | 50 | Trung bình |
Trà Vinh | 62.03 | 51 | Trung bình |
Đắk Nông | 61.95 | 52 | Trung bình |
Điện Biên | 61.86 | 53 | Trung bình |
Sóc Trăng | 61.81 | 54 | Trung bình |
Bạc Liêu | 61.25 | 55 | Tương đối thấp |
Lai Châu | 61.22 | 56 | Tương đối thấp |
Quảng Bình | 61.17 | 57 | Tương đối thấp |
Ninh Bình | 60.53 | 58 | Tương đối thấp |
Hà Giang | 60.53 | 59 | Tương đối thấp |
Kiên Giang | 59.73 | 60 | Tương đối thấp |
Kon Tum | 58.95 | 61 | Tương đối thấp |
Hòa Bình | 57.16 | 62 | Thấp |
Cao Bằng | 56.29 | 63 | Thấp |
Kết luận:
Trên đây là các thông tin quan trọng liên quan đến chủ đề “PCI là gì?”. Nhìn chung, PCI là một chỉ số hữu ích, được xây dựng nhằm mục đích giúp lãnh đạo các tỉnh thành phố của Việt Nam tìm hiểu về các điểm tắc nghẽn trong vấn đề điều hành kinh tế và đưa ra phương pháp cải cách điều hành kinh tế hiệu quả, phù hợp với địa phương.