Entrepreneur thường được sử dụng trong tiếng Việt với ý nghĩa doanh nghiệp hay doanh nhân. Cách hiểu này không sai, nhưng chưa thực sự đầy đủ nên dễ gây nhầm lẫn Entrepreneur với một số thuật ngữ tương tự trong lĩnh vực kinh tế. Vậy Entrepreneur là gì? Có thể kinh doanh Entrepreneur theo hình thức nào và đâu là những kỹ năng cần có của một Entrepreneur? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Entrepreneur là gì? Những kỹ năng cần có của Entrepreneur
1. Entrepreneur là gì?
Entrepreneur là gì? Entrepreneur là một thuật ngữ tiếng Anh có nguồn gốc Pháp chỉ những đối tượng bắt đầu tham gia kinh doanh hoặc vận hành kinh doanh để kiếm tiền. Kinh nghiệm, kỹ năng chưa nhiều nhưng Entrepreneur lại can đảm, chấp nhận mọi rủi ro để có được nguồn thu nhập “khủng”.
Trên thực tế, Entrepreneur thường được sử dụng như một chức danh của một ngành nghề trong các doanh nghiệp. Với mục đích chính là lợi ích kinh tế, Entrepreneur thực hiện hàng loạt những hoạt động quan trọng như sáng lập, gây dựng doanh nghiệp và tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ.
2. Entrepreneur có thể kinh doanh theo hình thức nào?
Entrepreneur hiện nay được chia thành 4 loại hình phổ biến, mỗi loại mang những đặc trưng riêng và mức độ đóng góp khác nhau đối với nền kinh tế nước nhà.
2.1. Kinh doanh nhỏ
Kinh doanh nhỏ là ý tưởng khởi nghiệp độc đáo giúp các cá nhân, tổ chức bắt đầu với ước mơ kinh doanh và làm quen với việc vận hành một doanh nghiệp mà không cần biến chúng trở thành các tập đoàn triệu đô hay các chuỗi nhà hàng trải dài từ Bắc vào Nam.
Đầu tư bao nhiêu, chúng ta sẽ thu được khoản lợi nhuận tương ứng. Tuy nhiên, khoản vốn hình thức kinh doanh nhỏ khá hạn hẹp nên nếu có mong muốn phát triển, các đơn vị nên gọi vốn từ bạn bè, người thân, các nhà đầu tư hoặc vay ngân hàng.
2.2. Khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng
Khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng là thuật ngữ chỉ các công ty dám bắt đầu với một ý tưởng kinh doanh khi nắm được tầm nhìn và khả năng thay đổi theo hướng tích cực trong tương lai. Theo đó, trong quá trình vận hành, các đơn vị này không ngừng đổi mới, mở rộng quy mô và cải thiện chất lượng sản phẩm để thu hút khách hàng.
Đây là loại hình doanh nghiệp đòi hỏi cả số vốn lớn, tầm nhìn chiến lược và sự nhạy bén trong kinh doanh. Một đơn vị khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh thường được gọi là Unicorn hay các doanh nghiệp kỳ lân.
2.3. Khởi nghiệp trong công ty lớn
Thông thường, giám đốc điều hành của các công ty thường có khả năng nhìn thấy thị trường mới tiềm năng. Từ những ý tưởng khởi phát, họ sẽ trình bày chi tiết với lãnh đạo để có được đường hướng triển khai đúng đắn.
Hầu hết các loại hình Entrepreneur này duy trì hoạt động và phát triển bằng cách sáng tạo không ngừng dựa trên các sản phẩm quen thuộc. Khả năng nắm bắt tâm lý, thay đổi nhanh chóng bắt kịp xu hướng là những yếu tố giúp các công ty này thu hút được lượng khách hàng tiềm năng lớn.
2.4. Khởi nghiệp hướng xã hội
Khác với tất cả các hình thức Entrepreneur kể trên, mục tiêu của khởi nghiệp hướng xã hội không phải tài chính, vật chất mà là những giá trị thiết thực cho nhân loại. Các đơn vị định hướng phát triển theo hướng khởi nghiệp xã hội nghiên cứu, phát triển sản phẩm dựa trên lợi ích cho xã hội. Theo đó, lợi nhuận hoàn toàn không thể tác động được đến việc thay đổi tôn chỉ hoạt động của các doanh nghiệp này.
3. Những kỹ năng cần có của Entrepreneur
Trở thành Entrepreneur chuyên nghiệp, thành công không phải chuyện ngày một, ngày hai mà là cả một hành trình dài đầy khó khăn, thử thách. Trên suốt chặng đường trở thành Entrepreneur, bạn cần tích lũy cho mình những kỹ năng và phẩm chất cần thiết như:
3.1. Các kỹ năng cần thiết của một Entrepreneur
Một Entrepreneur được đánh giá là thành công khi nắm trong tay những kỹ năng sau đây:
Tìm hiểu thêm: 5 điều sếp dạy: Những điều bạn chắc chắn cần ghi nhớ nơi công sở!
- Lập kế hoạch rõ ràng: Để trở thành một Entrepreneur thực thụ, kỹ năng hàng đầu mỗi cá nhân cần trang bị cho bản thân là lập kế hoạch rõ ràng. Toàn bộ việc tìm nguồn hàng, định giá sản phẩm, lựa chọn mô hình, địa điểm kinh doanh,… đều phải được xem xét kỹ lưỡng và xây dựng kế hoạch rõ ràng.
- Nghiên cứu thị trường: Đây là một kỹ năng quan trọng giúp Entrepreneur xác định khách hàng mục tiêu và hạn chế sai lầm bán những sản phẩm không đáp ứng nhu cầu của người dùng.
- Kỹ năng giao tiếp: Đối với một Entrepreneur chuyên nghiệp, giao tiếp được đánh giá là kỹ năng vô cùng quan trọng và cần thiết. Bên cạnh chuyên môn, chúng ta cần trau dồi khả năng giao tiếp để thuyết phục khách hàng, trình bày ý tưởng kinh doanh và thu hút nhiều nhà đầu tư nhằm mở rộng quy mô doanh nghiệp.
- Kỹ năng lắng nghe: Ngoài giao tiếp, lắng nghe cũng là kỹ năng một Entrepreneur cần trang bị cho bản thân. Bởi sự tương tác trong kinh doanh phải đến từ hai phía, chúng ta không thể chỉ thao thao bất tuyệt về ý tưởng của bản thân mà bỏ qua đóng góp của khách hàng, nhà đầu tư,…
- Tư duy logic và sáng tạo: Thị trường luôn xoay chuyển không ngừng nên nếu không tư duy, sáng tạo, bạn sẽ tự đào thải bản thân. Khả năng tư duy sáng tạo ở mỗi người khác nhau, có người là “thiên phú” nhưng cũng có người tự trau dồi trong quá trình học tập và làm việc.
3.2. Phẩm chất cá nhân
Ngoài các kỹ năng quan trọng kể trên, Entrepreneur cần trau dồi và tích lũy những phẩm chất cá nhân dưới đây.
- Đam mê thực sự đối với công việc kinh doanh và việc kiếm thu nhập không giới hạn.
- Tư duy độc lập, táo bạo, dám nghĩ dám làm và không bị lung lay bởi người xung quanh, đặc biệt là những người nghi ngờ khả năng của bản thân.
- Lạc quan, suy nghĩ tích cực để biến những ý tưởng thành động lực, biến động lực thành hành động.
- Tự tin, kiên định với tất cả những mục tiêu bản thân đã đặt ra dù khó khăn, thử thách đến đâu.
- Tháo vát, nhanh nhạy trong tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề cản trở mục tiêu, dự định của bản thân.
- Sự kiên trì, khả năng vượt khó, không bỏ cuộc dù mọi thứ diễn ra không “màu hồng” như dự định ban đầu.
- Tầm nhìn xa trông rộng và khả năng đánh giá chính xác tiềm năng của các dự án, nhiệm vụ chuẩn bị triển khai.
- Khả năng tập trung cao độ và tâm lý sẵn sàng, không chờ đợi, trì hoãn.
4. Phân biệt Entrepreneur với Startup
Entrepreneur với Startup là hai khái niệm khác biệt hoàn toàn nhưng lại thường bị nhầm lẫn với nhau. Cụ thể, Entrepreneur mang thiên hướng lập nghiệp trong khi Startup được hiểu theo nghĩa khởi nghiệp. Startup tạo ra lợi nhuận từ những ý tưởng đột phá trong khi thành công của Entrepreneur có thể đến từ những điều đơn giản và thân thuộc.
>>>>>Xem thêm: Quy tắc 2 phút: Dẹp tan sự lười biếng và trì hoãn
Chẳng hạn, tập đoàn Apple khởi nghiệp thành công rực rỡ với ý tưởng táo bạo về hệ điều hành IOS cùng các phiên bản Iphone, Ipad,… đầy tính sáng tạo. Trong khi đó, các cửa hàng quần áo, phụ kiện, quán cà phê nhỏ được thành lập và tạo nên sức hút với khách hàng gọi là lập nghiệp.
Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết hữu ích và giúp bạn trả lời được Entrepreneur là gì. Với những nội dung kể trên, bạn hãy nghiên cứu sâu hơn và tìm cho mình hướng đi phù hợp nhất trên hành trình kinh doanh tự thân.