Làm thế nào để tạo thêm nhiều mối quan hệ tích cực trong công việc?

Khi chúng ta còn trẻ, thật khó để có thể tạo được nhiều mối quan hệ tích cực. Tôi vẫn còn nhớ khi mới ở độ tuổi 20, bản thân đã từng cực kỳ luống cuống trong việc xây dựng thêm nhiều mối quan hệ mới. Với các đối tác, đồng nghiệp, thái độ của tôi luôn không nóng không lạnh, nhưng khá thờ ơ, không bận tâm đến vấn đề của bất cứ ai ngoại trừ bản thân mình. Với gia đình, bạn bè thân thiết, tôi lại không đầu tư đủ thời gian và công sức khi ở bên cạnh họ.

Mãi về sau, sau khi đã bỏ ra rất nhiều năm tháng để cố gắng có một vị trí cao hơn trong sự nghiệp, tôi mới thật sự hiểu tầm quan trọng của sự cho đi, nhận lại trong các mối quan hệ.  Sau đây là một vài cách tôi đã học được để tạo thêm nhiều mối quan hệ tích cực:

Bạn đang đọc: Làm thế nào để tạo thêm nhiều mối quan hệ tích cực trong công việc?

1. Hãy khiến cuộc hội thoại trở nên hợp lý

Trước khi nói bất cứ điều gì, bạn nên chuẩn bị nội dung cần nói. Bạn cần đảm bảo rằng đối phương sẽ hứng thú với những gì bạn chuẩn bị trình bày. Bên cạnh nội dung lớp lang, bạn cũng cần nói với tất cả sự đam mê, nhiệt huyết. Hãy chắc rằng bạn có điều gì đáng nói trước khi nó ra. Thay vì kể đi kể lại một câu chuyện với một trăm người, bạn chỉ cần dành thời gian cho một số ít để tập trung tạo được đôi ba cuộc đối thoại có ý nghĩa. Keith Ferrazzi, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Đừng bao giờ đi ăn một mình” đã từng kể về những email anh thường hay nhận được như: “Gửi Keith, tôi nghe nói anh là một người biết tạo mối quan hệ rộng. Tôi cũng vậy. Tôi nghĩ chúng ta nên gặp nhau uống cà phê chừng 15 phút được không?” Sao thế nhỉ? Tôi tự hỏi mình. Sao lại có người trên thế giới này lại hy vọng tôi sẽ trả lời lại những lời mời kiểu này? Họ có làm cho tôi thấy động lòng chưa? Họ có nói họ sẽ giúp gì được cho tôi không? Họ có tìm ra được điểm chung nào dù nhỏ nhất giữa tôi với họ không?”. Đây là điều bạn cần chú ý khi muốn xây dựng mối quan hệ với những người lạ: Bạn phải cung cấp được cho họ thứ họ cần.

2. Đừng đối xử tệ với những người dưới quyền

Người ít kinh nghiệm rồi sẽ trở nên nhiều kinh nghiệm. Nhân viên cấp dưới rồi sẽ trở thành vị sếp cấp trên. Rồi sẽ có ngày những người dưới quyền bạn trở thành sếp của bạn. Trong kinh doanh, tình trạng cá lớn nuốt cá bé thường không kéo dài. Do đó, bạn phải đối xử một cách tôn trọng đối với cả người trên và người dưới mình. Một ví dụ điển hình cho sự thất bại trong việc đối xử tốt với cấp dưới là: Michael Ovitz. Dù từng có sự nghiệp lẫy lừng, Michael Ovitz lại bị chỉ trích bởi một bài báo không mấy thiện cảm đăng gần đây trên tạp chí Vanity. Trong đó, bài báo đã trích dẫn nhiều người khác nhau, cả giấu tên lẫn công khai, chỉ trích thẳng thừng Ovitz. Đây là hậu quả của việc tuy một người sở hữu những kỹ năng giao tiếp khéo léo nhưng lại sử dụng chúng một cách gian xảo. Những người nào Ovitz không cần đến nữa đều bị ông đối xử một cách lạnh lùng.

Tìm hiểu thêm: Cách tạo ấn tượng tốt nơi công sở

>>>>>Xem thêm: [Mẹo công sở] Đồng nghiệp không thích thì phải làm sao?

3. Khẳng định sự minh bạch của bản thân

Dù trong bất cứ thời đại nào, đức tính trung thực, minh bạch cũng vẫn được ca ngợi. Trong thời đại hiện nay, đức tính này lại quan trọng hơn bao giờ hết. Dân gian ta vẫn thường có câu “Gieo quả nào gặt quả nấy”. Chúng ta thường dùng niềm tin đáp lại niềm tin. Tại một cuộc hội thảo, nếu tôi tình cờ gặp một người mà tôi vẫn hằng mong muốn được gặp gỡ, tôi sẽ không hề che giấu sự hào hứng của mình. Sự chân thật này sẽ thiết lập các mối quan hệ nhanh chóng hơn bạn nghĩ. Đừng nên sử dụng quá nhiều mưu mẹo, toan tính nếu bạn đang muốn hướng đến việc tạo dựng những mối liên hệ sâu sắc, ý nghĩa hơn. 

4. Đừng trở nên tham lam

Mục tiêu của việc tạo dựng các mối quan hệ là kết nối những người bạn thật sự có thể nhờ cậy sau này, không phải có càng nhiều mối quan hệ càng tốt.

Nếu không thể biến những mối quan hệ sơ giao thành bạn bè thân thiết, tốt hơn hết bạn nên chuyển sang làm việc với những người khác. Nói cho cùng, cảm giác bị ghét bỏ sẽ giết chết những nỗ lực kết giao. Và ngược lại, chính sự quý mến là nguồn lực hiệu quả nhất khi làm ăn kinh doanh.

Trong xã hội, chúng ta phải xây dựng các mối quan hệ tốt vì rất nhiều lí do. Sống trong xã hội này, chúng ta phải biết cách tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp. Bạn cho đi cái gì rồi cũng sẽ nhận lại cái đấy mà thôi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *