Chúng ta ai cũng đã từng chơi game. Các loại game trên nhiều nền tảng khác nhau, với đa dạng hình thức chơi. Nhưng liệu trong chúng ta ai đã từng nghe đến gamification(game hóa), được sử dụng trong các doanh nghiệp để kích thích năng suất lao động của nhân viên. Trong bài viết này, Blogvieclam.edu.vn sẽ giúp bạn giải đáp về Gamification là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu đề có lời giải chính xác nhé!
Bạn đang đọc: Gamification – Giải pháp thúc đẩy của doanh nghiệp?
Tổng quan về Gamification?
Hiểu đơn giản, gamification(game hóa) là một quá trình tích hợp cơ chế trò chơi vào marketing, quy trình nhân sự,… để thúc đẩy sự tham gia và gắn kết. Gamification gắn các yếu tố được thiết kế trong trò chơi vào các khía cạnh khác để làm cho chúng thú vị và hấp dẫn hơn. Nó sử dụng tính cạnh tranh, điểm, thành tích, luật chơi để khuyến khích các hành động thông qua phản hồi tích cực.
Gamification khuyến khích sự tham gia của người dùng. Có rất nhiều tập đoàn lớn đã ứng dụng gamification, bao gồm Quân đội Hoa Kỳ, Starbucks và Nike. Gamification vẫn còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, các công ty đang linh hoạt hơn trong việc tìm ra những cách thức sáng tạo để sử dụng quy trình.
Đồng thời, gamification cũng cung cấp cho doanh nghiệp rất nhiều dữ liệu về thói quen của khách hàng. Thông tin này có thể giúp doanh nghiệp cải thiện thực tiễn hoạt động và xác định các cơ hội tiếp thị mới.
Một số ví dụ về gamification
Một số tổ chức hay công ty đang ứng dụng thành công gamification để thu hút người dùng. Dưới đây là một vài ví dụ về các chiến dịch phổ biến.
- Quân đội Hoa Kỳ: Quân đội đang sử dụng gamification trên các trang web như một công cụ tuyển dụng. Người dùng có thể chơi các trò chơi huấn luyện quân sự giúp tăng sự quan tâm khi gia nhập lực lượng vũ trang.
Gamification – Quân đội Hoa Kỳ - Nike Fuel: Nike đã phát triển một chương trình trò chơi cho phép người dùng cạnh tranh với nhau trong các thử thách thể chất. Hoạt động thể chất được đánh giá trên một hệ thống điểm với giải thưởng ảo có sẵn. Ứng dụng cho phép người dùng chia sẻ kết quả của họ ngay lập tức trên các trang truyền thông xã hội.
Tìm hiểu thêm: 20 câu hỏi phỏng vấn HVAC thường gặp & cách trả lời
Gamification – Nike Fuel - Starbucks: Starbucks là một trong những công ty thành công trong việc ứng dụng chương trình khách hàng thân thiết trên thế giới. Công ty đã tạo ra một ứng dụng cho phép khách hàng trung thành thu thập sao khi mua đồ. Khi đạt đủ số lượng sao, bạn có thể đổi đồ uống và giải thưởng miễn phí.
Gamification – Starbucks - Beat the GMAT: Một sinh viên MBA đã sáng tạo trang web này để khuyến khích sự cạnh tranh giữa những người chuẩn bị cho GMAT. Điểm và huy hiệu được đưa ra để hoàn thành các nhiệm vụ khác nhau.
>>>>>Xem thêm: Nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp kiểm toán viên
Cách ứng dụng gamification hiệu quả
Gamification không thể tự nhiên mà thành công. Nó cần rất nhiều nhân tố tác động để có thể ứng dụng một cách hiệu quả. Bao gồm:
-
Xác định mức độ hấp dẫn của nội dung của bạn
Bạn cần đảm bảo nội dung của bạn đủ hấp dẫn để thu hút người dùng. Hãy biến gamification trở thành trải nghiệm thú vị, hấp dẫn. Đặc biệt, nỗ lực sáng tạo để biến nó thành một hiện tượng đề có nhiều người tham gia hơn.
-
Thiết lập khung thời gian
Gamification là một chiến lược dài hạn, không phải trong khoảng thời ngắn. Nó cần một chiến lược cụ thể, chi tiết. Bạn không nên vội vàng, hấp tấp. Điều quan trọng là xây khung thời gian hợp lý với người dùng để họ có thể trải nghiệm theo thời gian.
-
Đo lường kết quả
Bạn cần phải hiểu rõ ràng về mục tiêu kinh doanh của bạn, lường trước các khía cạnh của vấn đề. Gamification của bạn có thành công không? Kết quả sẽ như thế nào? Nếu người dùng không hài lòng, làm thế nào bạn có thể cải thiện?
Xác định phần thưởng cho gamification
Khi tham gia các trò chơi, không chỉ để giải trí mà còn để cạnh tranh với những người xung quanh. Để game hóa thành công, cần có phần thưởng xứng đáng để thu hút người dùng. Phần thưởng có thể được hình thành theo nhiều cách khác nhau.
Để kéo được sự chú ý của nhiều người, phần thưởng cần hấp dẫn, mang tính cạnh tranh cao. Ví dụ như kiếm huy hiệu hoặc đạt được vị trí cao trên bảng xếp hạng ảo. Hoặc cũng có thể biến phần thưởng ảo thành những phần thưởng thật ở ngoài thực tế.
Foursquare, một ứng dụng trò chơi, cho phép người dùng check-in tại các địa điểm mà họ đến. Từ các nhà hàng nổi tiếng đến các địa điểm hay lui tới, như siêu thị hay cửa hàng cắt tóc. Bằng cách check-in mức độ thường xuyên đến của một số địa điểm nhất định, người dùng có thể kiếm huy hiệu hoặc trở thành “thị trưởng” của địa điểm đó.
Gamification mang đến sự hứng thú cho người dùng, tạo cảm giác muốn tham gia nhiều hơn. Nó cũng mang đến lợi thế cạnh tranh với các nhãn hàng khác. Ví dụ như Starbucks, cung cấp ưu đãi đặc biệt cho những người đăng ký trên Foursquare.
Lợi ích của gamification
Lợi ích chính của gamification là tăng sự tham gia và hứng thú của người dùng. Nếu người tham gia cảm thấy hài lòng, thì họ sẽ tham gia và ở lại lâu hơn. Gamification cũng cho phép các ứng dụng thực tế hơn của các nhiệm vụ.
Thay vì thụ động tiếp nhận kiến thức, bạn có thể tự mình trải nghiệm và tham gia vào quá trình học tập. Sau đó, sẽ có thông báo bạn tham gia quá trình như thế nào, mức độ, tần suất và hiệu quả khi tham gia quá trình đó.
Mặt khác, gamification mang đến tính cạnh tranh giữa các người dùng với nhau. Nhiều người trong chúng ta luôn phấn đấu để đứng đầu trong các cuộc thi. Chúng ta nỗ lực để giành vị trí cao nhất. Gamification mang đến cho bạn động lực để vượt qua các đối thủ trong các cuộc thi.
Đồng thời giúp bạn học tập, làm việc chăm chỉ hơn để đạt được kết quả tốt nhất trong khả năng của mình. Một động lực khác là giải thưởng. Nền tảng trò chơi có thể cung cấp giải thưởng thực khi bạn có xếp hạng cao hay thành tích trong thế giới ảo. Người tham gia sẽ cảm thấy phấn khích khi nhận được một phần quà cho chiến thắng và nỗ lực của mình, dù phần thưởng đó đơn giản là đôi tất, phiếu voucher,…
Hạn chế của gamification
Bên cạnh những lợi ích mà game hóa mang lại, nó cũng có những mặt hạn chế. Gabe Z Richmann, chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh Gamification, là tác giả của Gamification by Design and Game-Marketing, cảnh báo rằng dù trò chơi có hấp dẫn đến đâu cũng không thể cứu một công ty không có nội dung hay sản phẩm tốt để cung cấp cho khách hàng. Tương tự, trò chơi điện tử không thể tự động thu hút những khách hàng không quan tâm đến sản phẩm được cung cấp.
Các nhà phê bình thậm chí còn nói rằng đôi khi những người thiết kế trò chơi quá coi trọng sự cạnh tranh như điểm số, huy hiệu và cấp độ. Những nhà thiết kế coi phần thưởng là cốt lõi, sẽ thúc đẩy tốt mọi người tham gia vào quá trình.
Tuy nhiên, đôi khi sự tranh quá cao mang đến áp lực và sự mệt mỏi cho người dùng. Điều đó dẫn đến họ có thể từ bỏ trò chơi. Do đó, cần nghiên cứu kỹ lưỡng hành vi người dùng để áp dụng gamification một cách hiệu quả.
Kết
Để game hóa thành công, nó phải được thiết kế, thực hiện một cách linh hoạt. Gamification không phải là thuốc chữa bách bệnh sẽ làm cho mọi thứ trở nên tốt hơn. Nhưng nó giúp cải thiện sự tích cực tham gia của nhân viên và khách hàng. Mọi người khi tham gia sẽ nhận được sự vui vẻ, hài lòng và tiếp tục sử dụng sản phẩm. Hy vọng rằng, với những khái quát về gamification mà Blogvieclam.edu.vn đưa ra sẽ giúp bạn hình dung phần nào về game hóa và ứng dụng nó vào doanh nghiệp của bạn.