Với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, hàng loạt ngành nghề đứng trước nguy cơ bị thay thế hoàn toàn. Điều này vô hình chung đã tạo ra tâm lý hoang mang, lo sợ với nhiều người lao động. Song bên cạnh đó, vẫn có những ngành nghề ít chịu tác động từ trí tuệ nhân tạo AI. Đó là những ngành nào, khám phá ngay trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Những ngành nghề ít chịu tác động từ trí tuệ nhân tạo
1. Y tế
Nhắc đến những ngành nghề ít chịu tác động từ trí tuệ nhân tạo, chắc chắn không thể bỏ qua Y tế. Bởi nhiệm vụ của nhân viên y tế là điều trị, chăm sóc cho các bệnh nhân. Để đảm nhiệm tốt công việc, họ phải trải qua thời gian dài học tập, nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm. Trong khi đó, trí tuệ nhân tạo mới chỉ đang ở ngưỡng “khởi sinh”, rất khó để sánh ngang chứ chưa nói đến việc vượt qua hay thay thế vị trí các nhân viên y tế.
2. Giáo dục
Với sự phủ sóng rộng khắp của trí tuệ nhân tạo, giáo dục cũng bị tác động ít nhiều. Điển hình là việc xuất hiện hàng loạt lớp học online, khóa học trực tuyến,… Tuy nhiên nếu nói các công việc ngành giáo dục bị tác động, thay thế bởi trí tuệ nhân tạo thì chắc chắn là không. Bởi máy móc, công nghệ chỉ có khả năng đem lại kiến thức, hỗ trợ kết nối và tìm kiếm thông tin. Trong khi đó, những gì học sinh thực sự cần không chỉ có vậy. Các em còn cần được hướng dẫn, giải đáp thắc mắc, nuôi dưỡng tinh thần, tâm lý để phát triển toàn diện về mọi mặt.
3. Công nghệ thông tin
Nói công nghệ thông tin là một trong những ngành nghề ít chịu tác động của trí tuệ nhân tạo AI chắc hẳn nhiều người thấy phi lý. Tuy nhiên, đây lại là điều hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Vì khi nền kinh tế càng phát triển và phụ thuộc vào tự động hóa, xã hội lại càng cần đến những người am hiểu về máy tính, công nghệ thông tin để quản lý, triển khai hiệu quả hệ thống đó.
4. Phục vụ – chăm sóc khách hàng
Nhân viên phục vụ là những người thực hiện công việc chăm sóc, hỗ trợ khách hàng có được trải nghiệm tốt nhất. Công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là một trong số những ngành nghề ít chịu tác động của trí tuệ nhân tạo nhất.
Bởi đây là công việc đòi hỏi sự linh hoạt trong cảm xúc, đồng cảm, lắng nghe và thấu hiểu tâm lý khách hàng. Những điều này thậm chí còn khó khăn với những nhân viên chăm sóc khách hàng kinh nghiệm chứ chưa nói đến robot hoạt động theo tư duy cứng nhắc “1 + 1 = 2”.
5. Thiết kế
Thiết kế là ngành nghề đòi hỏi sự sáng tạo không giới hạn kết hợp giữa mong muốn, nhu cầu của khách hàng và các xu hướng thẩm mỹ. Tạo ra sản phẩm đẹp không khó, nhưng để đáp ứng nhu cầu khách hàng hoàn toàn không đơn giản. Đó là lý do vì sao trí tuệ nhân tạo, tự động hóa đã có thể tạo ra những siêu phẩm đồ họa nhưng vẫn không thể thay thế được vị trí của con người.
6. Nghệ thuật
Những người làm nghệ thuật như nhà văn, họa sĩ,… luôn có trí tuệ bay bổng và khả năng sáng tạo vô biên. Họ có khả năng nghĩ ra những ý tưởng táo bạo ít ai tưởng tượng được. Bởi sự sáng tạo của người làm nghệ thuật đến từ tâm hồn nghệ sĩ, sự chiêm nghiệm, trải nghiệm, cái tôi khác biệt và khả năng nắm bắt quy luật bất tuân của cảm xúc.
Trong khi đó, những sản phẩm AI tạo ra phần lớn dựa trên những thuật toán đã được lập trình sẵn. Do đó, nói trí tuệ nhân tạo có thể thay thế hay “xóa sổ” ngành nghệ thuật gần như là điều phi lý không tưởng.
Tìm hiểu thêm: Top 7 điều ứng viên khiến nhà tuyển dụng khó chịu nhất
7. Khoa học & nghiên cứu
Hình ảnh các nhà khoa học làm thí nghiệm trong phòng lab hay bên cạnh hệ thống máy móc tân tiến không còn xa lạ với chúng ta. Dẫu vậy, công việc của họ không chỉ dừng lại ở đó. Ngoài nghiên cứu, họ còn phải sáng tạo không ngừng nghỉ để tạo ra những phát minh hữu ích đối với con người và cuộc sống. Theo đó, AI có thể hỗ trợ triển khai chứ hoàn toàn không thể nắm bắt nhu cầu con người để tạo ra những sản phẩm phù hợp. Chính vì lý do này mà ở thời kỳ khoa học công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo vẫn chỉ là những người “trợ lý” bên cạnh các nhà khoa học.
8. Thể thao
Trong thể thao chuyên nghiệp, kỹ thuật và chiến thắng không phải tất cả. Theo những vận động viên, huấn luyện viên thể thao, ý chí, mục tiêu, nhân cách và sự tương trợ lẫn nhau mới là điều tạo nên ý nghĩa, giá trị của ngành đặc biệt này.
Trí tuệ nhân tạo có thể hướng dẫn, quản lý, nhận biết một người đã thực hiện đúng kỹ thuật hay chưa nhưng không thể đoán biết nhân cách cũng như mục tiêu tham gia thể thao của người đó. Điều này càng nguy hiểm hơn khi có những người lựa chọn thể thao vì những động cơ không tốt. Và toàn bộ những điều này nằm ngoài khả năng của máy móc nên thể thao vẫn là ngành nghề vững vàng trước sự tác động của AI.
>>>>>Xem thêm: Consolidate là gì? Cách sử dụng Consolidate trong Excel
9. Ngành nghề liên quan đến tôn giáo
Những người làm ngành nghề liên quan đến tôn giáo như linh mục, mục sư, thiền sư,… không chỉ cần kiến thức uyên thâm về Đạo giáo, Phật giáo mà cả đạo đức, đức tin, tình yêu thương cũng như khả năng truyền cảm hứng. Tất cả những điều này đều là khó khăn, thách thức lớn đối với những sản phẩm trí tuệ nhân đạo siêu việt nhất. Chưa kể, chỉ cần một lỗi nhỏ trong lập trình, thiết lập hệ thống trí AI liên quan đến tôn giáo cũng có thể tạo nên làn sóng phẫn nộ lớn trong cộng đồng người sùng bái tín ngưỡng.
10. Nông nghiệp
Vị trí cuối cùng trong top những ngành nghề ít chịu tác động từ trí tuệ nhân tạo là nông nghiệp. Dù trên thực tế, AI được ứng dụng phổ biến trong nông nghiệp với nhiều máy móc, thiết bị hiện đại như robot nông nghiệp, hệ thống cảm biến thời tiết, hệ thống theo dõi sức khỏe cây trồng,… nhưng chúng vẫn không thể thay thế hoàn toàn con người.
Bởi nông nghiệp là ngành dựa trên nhu cầu thiết yếu của con người cũng như xu hướng phát triển của xã hội. Chẳng hạn, hôm nay loại cây A là không thể thay thế nhưng chỉ một vài tháng, cây B đã “soán ngôi” nhờ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn.
Máy móc chỉ có thể trồng cây, chăm sóc nhưng không thể linh hoạt và nhận biết chính xác đâu là sản phẩm nông nghiệp phù hợp trong từng giai đoạn. Không những vậy, nếu trí tuệ thay thế nông nghiệp, mọi thứ chỉ dừng lại ở việc trồng trọt, chăn nuôi,… bởi hoạt động giao thương, buôn bán cũng bị ngưng trệ hoàn toàn.
Không thể phủ nhận những thay đổi tích cực trí tuệ nhân tạo đem đến cho cuộc sống của con người. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn luôn tồn tại theo quy luật nhất định, có ngành bị thay thế nhưng cũng có những ngành nghề ít chịu tác động từ trí tuệ nhân tạo. Điều quan trọng nhất không phải lo lắng hay sợ hãi. Bởi chỉ cần có ý chí, quyết tâm, tư duy và năng lực học hỏi không giới hạn, bạn mới là chủ nhân đích thực nắm trong tay AI, điều khiển AI để phục vụ cho bản thân và xã hội. Đừng quên chia sẻ bài viết và theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các nội dung hữu ích tiếp theo.