Cuộc phỏng vấn xin việc sẽ trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết cách sử dụng những cụm từ mà Blogvieclam.edu.vn chia sẻ trong bài viết hôm nay. Những từ/ cụm từ này mang ý nghĩa tích cực, tràn đầy hy vọng và giúp bạn nói về trình độ học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm một cách hiệu quả.
Bạn đang đọc: “Bỏ bùa” nhà tuyển dụng với 7 cụm từ “mạnh mẽ” này!
Cơ hội
Tìm hiểu thêm: 5 hậu quả của việc đánh giá sai nhân viên nhà lãnh đạo cần lưu ý!
Từ “cơ hội” vừa thể hiện khả năng, vừa thể hiện lòng biết ơn. Vì thế, trong buổi phỏng vấn, bạn có thể sử dụng từ này để thể hiện sự biết ơn với các cơ hội trong quá khứ và sự hào hứng với các cơ hội trong tương lai.
Ví dụ:
- Q: Bạn đang tìm kiếm điều gì ở một vị trí mới?
- A: Tôi thấy công việc này là cơ hội để tôi cải thiện kỹ năng chăm sóc khách hàng của mình sau một thời gian dài làm việc tại văn phòng ở công ty cũ.
Tôi có thể/ Tôi sẽ
Từ “có thể” bao hàm niềm tin và khả năng. Những cụm từ như “Tôi có thể đóng góp…” cho thấy bạn là người tích cực và tin tưởng giá trị mà bạn mang lại cho công ty.
Ví dụ:
- Q: Vì sao chúng tôi nên chọn bạn?
- A: Tôi có thể bán được nhiều sản phẩm cho công ty. Khi làm việc ở công ty cũ, tôi đã đạt doanh thu cao nhất trong 5 tháng liên tiếp.
Tôi mong chờ/ Tôi muốn
Ngay sau khi giới thiệu về bản thân, bạn có thể sử dụng các câu như: “Tôi rất mong có cơ hội thảo luận về những gì tôi có thể mang lại cho công ty”.
Đây là một cách nói tích cực, cho thấy bạn tin tưởng vào khả năng của mình. Tiếp đến, trong cuộc phỏng vấn, bạn có thể sử dụng cách nói này để giải thích về công việc bạn yêu thích hoặc phong cách làm việc của bạn.
Ví dụ:
- Q: Làm thế nào để bạn bắt đầu một dự án mới?
- A: Khi bắt đầu một dự án mới, tôi muốn tổ chức một cuộc họp với các thành viên trong team. Việc lắng nghe ý kiến đóng góp của người khác giúp mọi người hiểu dự án tốt hơn và tìm ra vai trò mà từng người sẽ đảm nhận để hoàn thành tốt công việc.
Kinh nghiệm
Mặc dù CV xin việc đã cung cấp thông tin về kinh nghiệm mà bạn có. Nhưng CV thường chỉ là một bản tóm tắt ngắn gọn về các nhiệm vụ bạn đã hoàn thành trong quá khứ. Chính vì thế, khi được hỏi, tốt hơn hết bạn nên mô tả các dự án, trách nhiệm và kết quả mà bạn đã đạt được trong thời gian làm việc trước đó.
Lúc này, bạn có thể sử dụng từ “kinh nghiệm” khi nói chuyện. Từ này tạo cảm giác bạn hiểu biết và có kỹ năng tốt.
Ví dụ:
- Q: Tại sao bạn nghĩ bạn phù hợp với vị trí mà chúng tôi đang tuyển dụng?
- A: Tôi có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng và tiếp thị. Tôi đã làm việc với nhiều khách hàng khác nhau trong thời gian đó và biết cách điều chỉnh công việc, thái độ của mình sao cho phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng.
Kỹ năng
Tìm hiểu thêm: 5 hậu quả của việc đánh giá sai nhân viên nhà lãnh đạo cần lưu ý!
Tương tự như mô tả kinh nghiệm, nói thêm về các kỹ năng giúp người phỏng vấn hiểu và đánh giá bạn cao hơn.
Song, thay vì liệt kê nhiều kỹ năng, hãy chọn một hoặc một vài kỹ năng phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển. Đừng nói bạn có kỹ năng văn phòng tốt, bạn có thể nói rằng bạn sử dụng thành thạo phần mềm word, excel,…
Ví dụ:
- Q: Bạn có thể nói về một số kỹ năng mềm của mình không?
- A: Tôi nghĩ kỹ năng quý giá nhất mà tôi có là quản lý thời gian. Tôi thường xuyên sử dụng lịch và nhật ký để ghi lại những công việc cần hoàn thành vào ngày hôm sau. Nó giúp tôi luôn hoàn thành công việc đúng deadline.
Mục tiêu
Bạn có thể sử dụng từ “mục tiêu” để trả lời cho câu hỏi liên quan đến lý do thay đổi nghề nghiệp. Việc nói rằng trở thành nhân viên của công ty cho phép bạn đạt được mục tiêu nghề nghiệp cũng giúp bạn tránh khỏi lỗi sai “nói xấu công ty cũ” thường gặp khi phỏng vấn.
Ví dụ:
- Q: Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?
- A: Mục tiêu của tôi là trở thành một chuyên gia Digital Marketing; tuy nhiên, ở công ty cũ, nhiệm vụ duy nhất của tôi là sản xuất nội dung cho kênh Facebook và Website. Tôi nghĩ rằng công việc tại công ty bạn có thể giúp tôi có thêm kiến thức và kinh nghiệm thực chiến về SEO, Adwords để đạt được mục tiêu của mình.
Ví dụ
>>>>>Xem thêm: L&D là gì? Vai trò của L&D trong doanh nghiệp như thế nào?
Từ “ví dụ” biến một câu nói chung chung thành một câu nói cụ thể và có giá trị cao hơn. Nó cho phép bạn chứng minh được năng lực thực tế của mình.
Ví dụ về cách sử dụng:
Q: Làm thế nào để bạn hiểu nhu cầu của khách hàng?
A: Có nhiều cách khác nhau để tôi tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng. Ví dụ, trong dự án trước của mình, tôi đã … (hãy chia sẻ về cách bạn thực hiện).
Trên đây là 7 cụm từ bạn nên sử dụng khi tham gia một buổi phỏng vấn. Với ý nghĩa tích cực của mình, chúng có thể giúp bạn “hạ gục” nhà tuyển dụng một cách dễ dàng.