8 mẹo hàng đầu để trở lại làm việc sau kỳ nghỉ thai sản

Khi kỳ nghỉ thai sản chấm dứt, bạn cần quay trở lại văn phòng. Đối với nhiều bà mẹ trẻ, điều này là một thách thức lớn. Việc thích nghi với công việc và xa con có thể mang đến nhiều khó khăn về thể chất, tinh thần và cảm xúc.

Bạn đang đọc: 8 mẹo hàng đầu để trở lại làm việc sau kỳ nghỉ thai sản

Vậy làm thế nào để trở lại làm việc sau khi nghỉ thai sản?

Nếu bạn sắp hết thời gian nghỉ thai sản, dưới đây là một số mẹo để giúp bạn chuẩn bị trở lại môi trường văn phòng.

Luôn cập nhật thông tin trong thời gian nghỉ thai sản

Là một bà mẹ, bạn thường bị “nhấn chìm” trong tã lót và thức ăn đêm, nhưng ngay cả như thế, bạn vẫn nên dành thời gian để theo thoi dõi tin tức về những gì đang xảy ra trên thế giới và nơi làm việc của bạn.

Bạn cũng cần cập nhật kiến thức và kỹ năng mới để không bị mất chuyên môn khi quay lại làm việc.

Gửi email hoặc gọi cho phòng nhân sự và hẹn ngày đi làm lại

Nếu bộ phận nhân sự chưa liên hệ với bạn, bạn hãy chủ động liên hệ với họ. Những người trong bộ phận nhân sự sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng như:

  • Thời gian tốt nhất để trở lại văn phòng
  • Thủ tục giấy tờ cần chuẩn bị

Nếu được phép, bạn nên xin quay trở lại văn phòng vào giữa tuần, thay vì ngày thứ 2. Đi làm lại sau kỳ thai sản vào thứ 5 hoặc thứ 6 cho phép bạn có thời gian cuối tuần để điều chỉnh và khắc phục mọi vấn đề việc lên lịch đi làm, chăm sóc trẻ,…

Bắt chước những việc bạn sẽ làm sau khi quay trở lại làm việc

Bạn nên chuẩn bị mọi thứ cẩn thận trước khi thực sự quay trở lại văn phòng sau thời gian nghỉ thai sản

Trước khi quay trở lại làm việc, bạn nên bắt chước chính xác những gì bạn sẽ làm trong ngày đi làm thực tế:

  • Ăn sáng và cho con bú
  • Mặc quần áo đi làm
  • Chuẩn bị đồ dùng, sữa, bỉm,… cho con
  • Đưa con đến nhà trẻ hoặc nhà ông bà, sau đó đến công ty

Điều này mang lại cho bạn cơ hội để khắc phục các sự cố có thể xảy ra.

Xây dựng kế hoạch B

Bạn cần có một “mạng lưới hỗ trợ” (chồng, mẹ chồng, mẹ đẻ, bạn thân, hàng xóm,…) trong trường hợp “kế hoạch A” thất bại. Điều gì sẽ xảy ra nếu con bạn bị cảm lạnh và không thể đến nhà trẻ? Hãy thảo luận về kế hoạch dự phòng với sếp và bộ phận nhân sự của công ty bạn. Ví dụ:

  • Bạn có thể làm việc tại nhà nếu con bạn ốm không?
  • Bạn có được cấp máy tính xách tay để làm việc trong trường hợp cần làm việc tại nhà do con bị ốm?

Lên kế hoạch cẩn thận, chi tiết sẽ giúp bạn giải quyết mọi khó khăn trong vai trò một bà mẹ đang đi làm.

Đơn giản hóa cuộc sống của bạn

Hãy áp dụng phương pháp Marie Kondo vào cuộc sống của bạn. Hãy đơn giản hóa và loại bỏ những thứ không quan trọng.

  • Bạn có thực sự cần phải lướt Facebook lúc 11 giờ đêm khi bạn có thể đang ngủ? 
  • Bạn có phải tham dự cuộc họp kinh doanh sau giờ làm việc không?
  • Con bạn có cần quá nhiều đồ chơi khiến nhà cửa trở nên bừa bộn không?

Bạn nên sử dụng công nghệ để đồng bộ hóa lịch trình, thiết lập lời nhắc, tự động hóa thanh toán hóa đơn,… nhưng đừng để nó lấn át cuộc sống của bạn.

Lên lịch họp với quản lý trực tiếp của bạn

Tìm hiểu thêm: Ứng viên biết nhiều hay làm nhiều? Nhà tuyển dụng chọn ai?

Hãy nói chuyện với quản lý của bạn về những thay đổi đã diễn ra trong quy trình làm việc

Trở lại làm việc sau 6 tháng lúc đầu có thể hơi quá sức, đặc biệt nếu bạn không chắc chắn về công việc hoặc dự án nào cần được ưu tiên khi trở lại. Sắp xếp một cuộc họp với sếp của bạn là một cách hiệu quả để tránh cảm giác như bạn sẽ không bao giờ bắt kịp khối lượng công việc của mình.

Dưới đây là những gợi ý về những điều nên nói với sếp của bạn:

  • Những thay đổi về quy trình làm việc: hiểu rõ giúp bạn nhanh chóng nắm bắt và thực hiện công việc tốt hơn.
  • Thảo luận về các công việc cần được ưu tiên: điều này mang lại cho bạn cơ hội thực hiện các nhiệm vụ quan trọng và tránh sa lầy vào những nhiệm vụ ít quan trọng hơn. 
  • Hỏi xem bạn có thể làm việc với giờ giấc linh hoạt hay không: việc để con bạn ở nhà có thể là một thách thức và bạn thậm chí có thể mang cảm giác tội lỗi khi bỏ con lại phía sau. Hãy trò chuyện với sếp và hỏi xem công ty có chính sách cho phụ nữ có con nhỏ được làm việc linh hoạt hay không (về sớm hơn hoặc đi làm muộn hơn,…).

Biết ranh giới của bạn

Trước khi có con, có lẽ bạn sẽ dễ dàng nhận nhiều nhiệm vụ hơn và nói “có” khi đồng nghiệp yêu cầu giúp đỡ. Tuy nhiên, khi bạn có con, bạn cần biết cách thiết lập ranh giới để tránh kiệt sức tại nơi làm việc. Nếu bạn nhận nhiều việc hơn, bạn sẽ không có năng lượng khi trở về nhà.

Theo nghiên cứu vào năm 2014, phụ nữ cảm thấy khó nói “không” với việc làm thêm hơn nam giới do các chuẩn mực xã hội đặt lên hành vi của phụ nữ. Jenna Gordeau viết trên Business Insider rằng phụ nữ “có nhiều khả năng cảm thấy tội lỗi” khi họ từ chối yêu cầu từ sếp hoặc đồng nghiệp và thậm chí có thể phải đối mặt với “phản ứng dữ dội thực sự từ các nhà quản lý”. 

Tất nhiên, bạn không muốn trở nên “vô dụng” tại nơi làm việc, nhưng bạn cũng không muốn nhấn chìm mình trong những trách nhiệm không liên quan đến vai trò của mình. Hãy lên tiếng khi cần thiết và học cách từ chối yêu cầu mà không ảnh hưởng đến các mối quan hệ nghề nghiệp của mình.

Làm việc tại nhà nếu có thể

>>>>>Xem thêm: Nhận thức là gì? Bài học nâng cao kỹ năng nhận thức chốn công sở

Nếu có thể, hãy làm việc tại nhà 1 – 2 buổi/ tuần để cân bằng cả 2 vai trò: mẹ & nhân viên văn phòng

Kể từ khi COVID-19 xảy ra, nhiều công ty đã yêu cầu nhân viên làm việc tại nhà để ngăn virus lây lan. Làm việc tại nhà có thể là lựa chọn tốt nhất khi trở lại làm việc sau khi nghỉ thai sản. Điều này mang lại nhiều lợi ích như:

  • Linh hoạt để chọn thời gian bắt đầu và kết thúc
  • Giảm thời gian đi làm
  • Dễ dàng chăm sóc các nhiệm vụ nuôi dạy con cái

Điều quan trọng là phải nhận ra rằng làm việc tại nhà có những hạn chế của nó và nó có thể không nhất thiết phải là lựa chọn tốt nhất.

Blogvieclam.edu.vn hi vọng rằng, 8 tips trên đây có thể giúp bạn nhanh chóng thích nghi với công việc sau 6 tháng nghỉ thai sản.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *