Cách đánh giá trình độ viết của Content Writer

Content Writer là người sáng tạo ra các nội dung bằng ngôn ngữ phù hợp với từng nhóm độc giả khác nhau. Với một công việc luôn đòi hỏi làm mới mình liên tục như Content Writer, các chuyên gia Marketing có những tiêu chí đánh giá hết sức khắt khe. Dưới đây là cách đánh giá trình độ viết của Content Writer chuyên nghiệp, bạn hãy theo dõi và xem mình đáp ứng được bao nhiêu phần trăm. 

Bạn đang đọc: Cách đánh giá trình độ viết của Content Writer

1. Đánh giá qua độ chuyên nghiệp của bài viết

Một Content Writer thực thụ cần trang bị cho mình sự linh hoạt cùng khả năng thích ứng cao để tạo ra được những nội dung thực sự chất lượng và chuyên nghiệp. Qua mỗi dự án, người viết phải “hóa thân” vào nhân vật, khách hàng để đem đến những trải nghiệm chân thực nhất.

Hơn hết, một Content Writer giỏi tuyệt đối không được để cảm xúc cá nhân chi phối gây ảnh hưởng đến tính xác thực, chuyên nghiệp cũng như giá trị của bài viết.

Đánh giá qua độ chuyên nghiệp của bài viết

2. Đánh giá về nội dung

Nhắc đến các cách đánh giá trình độ viết của Content Writer, chắc chắn không thể bỏ qua tiêu chí nội dung. Tại sao lại như vậy? Đơn giản bởi hiện nay, người dùng có hàng loạt những cách tra cứu và tiếp cận thông tin khác nhau nên nếu nội dung bạn tạo ra không chất lượng đồng nghĩa với việc tự đánh mất đi sự tin tưởng của độc giả.

Thời gian mới viết, content của bạn có thể chưa hay, câu văn chưa được mềm mại nuột nà nhưng chắc chắn phải hữu ích. Khi nội dung có giá trị, người đọc sẽ thông cảm cho những sai sót về diễn đạt để bạn có cơ hội chỉnh sửa và “level up” trình viết của mình.

3. Đánh giá về kỹ năng SEO

Nhiều người thường cho rằng Content Writer chỉ cần biết viết là đủ. Quan điểm này không sai nhưng lại có phần hơi phiến diện. Bởi nếu chỉ biết viết đơn thuần hay trau chuốt cho câu từ, Content Writer rất khó để tạo ra những nội dung chất lượng có khả năng được Google “đánh giá cao” và xuất hiện tại những vị trí top 1, top 2,… Theo đó, bạn không cần quá giỏi về kỹ thuật nhưng cần nắm được những checklist SEO cơ bản để tạo ra những content vừa đáp ứng nhu cầu người dùng, vừa “chiều lòng” được Googlebot “sáng nắng chiều mưa”.

Tìm hiểu thêm: Nhiệm vụ chức năng của Giám đốc tài chính gồm những gì?

Đánh giá về kỹ năng SEO

4. Đánh giá về khả năng sáng tạo

Sáng tạo là cụm từ được gắn liền với người làm nội dung nói chung và Content Writer nói riêng. Bởi đối với một công việc phải “xoay vần” cùng câu từ 24/7, nếu thiếu đi sự sáng tạo, bạn gần như không thể tạo ra được sản phẩm chất lượng. Thiếu sự sáng tạo khi viết bài dễ khiến bạn tạo ra những nội dung trùng lặp và sáo rỗng. Chưa kể, nếu làm Content Writer nhưng chỉ “nhốt mình” trong căn phòng của ngôn từ cũ kỹ, câu cú trùng lặp, bạn sẽ mãi mãi dậm chân một chỗ trong khi đối thủ cùng ngành đã bước xa cả vạn dặm.

5. Đánh giá về tốc độ viết bài

Cách đánh giá trình độ viết của Content Writer đề cao tốc độ viết bài không kém cạnh với các tiêu chí như khả năng sáng tạo, kỹ năng SEO, chất lượng bài viết,… Theo đó, ngoài những kỹ năng kể trên, một Content Writer chuyên nghiệp phải tập cho mình tốc độ viết bài ổn định.

Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta có thể gạt phăng những tiêu chí khác sang một bên để ưu tiên tốc độ. Đơn giản vì tốc độ trong sáng tạo nội dung luôn phải đi kèm cùng sự sáng tạo, chỉn chu trong văn phong cũng như đáp ứng yêu cầu khác của bài viết.

Điều này đặc biệt cần thiết với các Content Writer làm tại Agency, nơi cần số lượng bài viết mới “khổng lồ” mỗi ngày. Khác với sáng tạo, tốc độ hoàn toàn có thể rèn luyện và cải thiện theo thời gian.

6. Đánh giá qua khả năng tổng hợp thông tin

Khả năng tổng hợp thông tin là kỹ năng quan trọng và cần thiết đối với mọi Content Writer. Tổng hợp thông tin tốt không chỉ giúp bạn nắm bắt nhu cầu người dùng, tạo ra những nội dung giá trị mà còn diễn đạt trôi chảy và truyền đạt thông tin chuẩn xác hơn.

Nhưng nếu chỉ dừng lại ở tổng hợp thông tin thì thực sự chưa đủ. Một Content Writer “điểm mười” còn phải biết biến kiến thức thành của mình một cách trung thực, không “thêm mắm dặm muối”. Rồi từ những nguồn tin thu thập được, tiếp tục biến hóa sáng tạo để hoàn thiện bài viết trước khi phổ biến rộng rãi trên các nền tảng.

7. Đánh giá qua khả năng sử dụng công cụ hỗ trợ

>>>>>Xem thêm: Metric là gì? Phân biệt giữa Metric và KPI

Đánh giá qua khả năng sử dụng công cụ hỗ trợ

Content Writer chỉ biết viết giống như một bông hoa đẹp nhưng chỉ trưng trong bình vì khả năng chỉ đáp ứng công việc ở mức cơ bản. Vì vậy, trong quá trình làm việc những Content Writer này phải phụ thuộc rất nhiều vào design, SEO,… Đây là lý do những Content Writer biết sử dụng công cụ chỉnh sửa hình ảnh, edit video, nghiên cứu từ khóa,… lại luôn được các đơn vị tuyển dụng săn đón.

Hy vọng thông tin về cách đánh giá trình độ viết của Content Writer trong bài viết có thể hữu ích với bạn. Nếu đáp ứng đầy đủ những tiêu chí này, bạn hãy mạnh dạn bứt phá và tìm kiếm những công việc có khả năng thăng tiến và mức lương cao hơn. Ngược lại, nếu thiếu đi một vài kỹ năng của Content Writer chuyên nghiệp bạn cũng không cần quá lo lắng. Hãy trau dồi và tích lũy thêm kiến thức để trở thành phiên bản hoàn hảo hơn của chính mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *