Tại môi trường công sở, ai cũng mong muốn năng lực của mình được đánh giá đúng thực tế. Tuy nhiên, nếu chẳng may gặp phải kiểu đồng nghiệp xấu tính, tự nhận thành quả dù không phải của mình thì sao? Đọc bài viết dưới đây để rõ hơn về cách ứng phó thế nào khi bị đồng nghiệp cướp công nhé!
Bạn đang đọc: Bí quyết công sở: Ứng phó thế nào khi bị đồng nghiệp cướp công?
Dấu hiệu nhận biết đồng nghiệp cướp công
Muôn kiểu đồng nghiệp đều có thể xuất hiện tại nơi công sở. Và kiểu đồng nghiệp cướp công người khác cũng vậy. Họ luôn muốn chứng minh năng lực bản thân bằng “nỗ lực của người khác” thay vì tự mình cố gắng. Họ luôn tìm mọi cách biến công sức của đồng nghiệp thành của mình để nhận được sự ngợi khen từ cấp trên và cơ hội thăng tiến trong công việc. Kiểu đồng nghiệp thích cướp công không ngại nhận những ý tưởng sáng tạo, độc đáo là của mình và phủi sạch hoàn toàn sự tham gia của người khác.
Họ “lộng hành” như vậy có thể là do nhận được sự tín nhiệm, ưu ái từ cấp trên. Và chắc chắn, họ sẽ chẳng thể nào có được mối quan hệ tốt với đồng nghiệp tại môi trường công sở.
Đối phó thế nào với kiểu đồng nghiệp cướp công?
Vậy, khi gặp kiểu đồng nghiệp thích cướp công như vậy, bạn sẽ ứng phó thế nào? Cùng JobsGo học cách xử lý nhé!
Nói chuyện riêng với đồng nghiệp
Đầu tiên, bạn hãy thật bình tĩnh để xử lý vấn đề. Khi bị đồng nghiệp tranh công với sếp, đừng vội nóng nảy, phản bác mà hãy tìm cơ hội nói chuyện riêng với đồng nghiệp. Hãy tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề là do đâu. Nếu đó chỉ là sơ sót của đồng nghiệp và họ chủ động nhận sai với bạn, sẵn sàng công nhận lại đóng góp của bạn với sếp thì hãy thoải mái bỏ qua cho nhau. Như vậy, mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp sẽ không bị ảnh hưởng và hai người vẫn có thể hợp tác trong công việc.
Chia sẻ với cấp trên
Tìm hiểu thêm: Ứng viên thất hứa: Hành xử thiếu chuyên nghiệp hay có nỗi khổ riêng?
Tuy nhiên, nếu đồng nghiệp tỏ thái độ và không có thiện chí trò chuyện để giải quyết vấn đề thì bạn hãy tìm đến những biện pháp khác mạnh hơn, có thể là chia sẻ với cấp trên. Bởi công sức của bạn được nhiều đồng nghiệp khác nhìn thấy nên dù sếp có thiên vị “đồng nghiệp thích cướp công” kia thế nào thì cũng khó “mắt nhắm mắt mở” cho qua chuyện này.
Còn nếu cấp trên của bạn thực sự “bên trọng bên khinh”, không công nhận nỗ lực của bạn thì hãy tìm môi trường làm việc khác phù hợp hơn. Với một vị sếp thể hiện sự thiên vị rõ ràng, không công bằng, phân minh thì chắc hẳn sẽ chẳng nhận được sự tôn trọng từ nhân viên và khó níu chân nhân viên ở lại với doanh nghiệp. Như vậy, dù bạn có nhẫn nhịn ở lại thì cũng không có cơ hội thăng tiến trong công việc.
Chủ động phòng tránh
>>>>>Xem thêm: Quản Lý Cửa Hàng Làm Gì? Lương Bao Nhiêu?
Và để không gặp phải tình huống oái ăm bị đồng nghiệp cướp công tại nơi làm việc thì bạn nên chủ động phòng tránh ngay từ đầu. Khi bắt đầu cùng làm việc trong một dự án chung, cần phải có kế hoạch phân công công việc cụ thể cho từng người. Như vậy, rất khó để người khác có thể cướp công sức bạn đã bỏ ra. Thêm nữa, khi được giao những công việc ngoài bản phân công công việc, hãy thật cẩn trọng và yêu cầu leader phải bổ sung thêm đầu việc ngoài đó vào phần công việc bạn phụ trách. Như vậy bạn cũng có căn cứ “giấy trắng mực đen” để chứng minh đóng góp của bản thân.
Nếu bạn còn biết cách ứng phó thế nào khi bị đồng nghiệp cướp công khác nữa thì đừng ngại chia sẻ cho mọi người ngay nhé!
thảo luận ngay
Hy vọng, qua bài viết này, các bạn đã biết cách ứng phó thế nào khi bị đồng nghiệp cướp công. Chúc các bạn sẽ có một cuộc sống công sở thật trọn vẹn, ý nghĩa với nhiều niềm vui.