Ứng viên “bùng” phỏng vấn có lẽ là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khiến ứng viên dù đã đồng ý nhưng lại không tham gia buổi gặp mặt với nhà tuyển dụng. Vậy làm sao để ứng viên không bùng phỏng vấn? Cùng tham khảo bí quyết được Blogvieclam.edu.vn chia sẻ dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: [Bí quyết tuyển dụng] Làm sao để ứng viên không bùng phỏng vấn?
Nhận biết các dấu hiệu ứng viên đến/không đến phỏng vấn
Để giảm thiểu tối đa tình trạng “bùng” phỏng vấn thì trước hết các nhà tuyển dụng phải nhận biết được các dấu hiệu ứng viên không muốn tham gia buổi gặp mặt của cả 2. Đây là kỹ năng rất quan trọng mà bất kỳ người làm nghề nhân sự nào cũng cần phải có.
Cụ thể, các dấu hiệu của một ứng viên “hời hợt” phải kể đến như:
- Ứng viên không nhiệt tình trả lời phỏng vấn qua điện thoại, cuộc trò chuyện dường như chỉ đến từ 1 phía là nhà tuyển dụng.
- Ứng viên phản hồi mail mời phỏng vấn quá chậm chạp, cách trả lời không chuyên nghiệp, chỉ mang tính chất cho có.
- Ứng viên không muốn cung cấp các tài liệu, thông tin mà nhà tuyển dụng yêu cầu trước khi tham gia phỏng vấn.
- Ngoài ra, các yếu tố như khoảng cách từ nhà ứng viên đến công ty, tình trạng làm việc hiện tại của ứng viên,… cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định có tham gia phỏng vấn hay không?
Nhận biết các dấu hiệu ứng viên đến/không đến phỏng vấn
Các nhà tuyển dụng nếu gặp phải ứng viên có những dấu hiệu trên thì cần xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng để đưa ra quyết định về việc có mời đến phỏng vấn hay không? Nếu có thì cũng nên cố gắng sắp xếp lịch phù hợp với thời gian rảnh của phía công ty, không nên gạt bỏ hết công việc để chờ đợi ứng viên có thể sẽ không đến.
Thông báo lịch phỏng vấn sớm để ứng viên sắp xếp
Một trong những lý do ứng viên bùng phỏng vấn vì thời gian báo quá gấp, không kịp sắp xếp nhưng vẫn cứ nhận lời, biết đâu may thì có thể đến. Thế nhưng, rất nhiều trường hợp khiến nhà tuyển dụng phải chờ đợi trong vô vọng mà không thấy bóng dáng ứng viên đâu. Vậy cách khắc phục là gì?
Các nhà tuyển dụng nên gửi thông báo cho ứng viên trước ít nhất là 48h để họ dễ dàng sắp xếp lịch phù hợp nếu vẫn đang đi làm hoặc cần thêm thời gian chuẩn bị chu đáo hơn. Ngoài ra, các vấn đề như thời gian tìm đường, di chuyển đến nơi phỏng vấn,… cũng cần được lưu ý để ứng viên có thể tham gia thuận lợi nhất. Trong trường hợp ứng viên đến phỏng vấn đầu tuần thì tốt nhất người nhân sự nên gửi thông báo cho họ vào thứ 4 hoặc thứ 5 của tuần trước để họ được chủ động hơn.
Tìm hiểu thêm: Mail merge là gì? Hướng dẫn sử dụng cách trộn văn bản
Thường xuyên nhắc nhở ứng viên
Các ứng viên đôi khi sẽ không nhớ được lịch hay ngày phỏng vấn. Vì vậy mà họ vô tình bị đưa vào danh sách “bùng” phỏng vấn dù rất tha thiết công việc. Và để giảm bớt tình trạng này, các HR nên sắp xếp thời gian để nhắc nhở về lịch phỏng vấn. Các bạn có thể gọi trực tiếp, soạn tin nhắn hoặc gửi email để thông báo với ứng viên rằng bạn sắp có một cuộc hẹn gặp mặt với công ty. Việc này càng được thực hiện thường xuyên, tự động thì sẽ càng tốt để ứng viên cảm thấy họ đang rất được quan tâm. Nhờ sự săn sóc, nhiệt tình của các HR mà tỷ lệ ứng viên tham gia phỏng vấn sẽ cao hơn.
Linh động thời gian để ứng viên có nhiều lựa chọn
Nhà tuyển dụng nên linh động thời gian cho ứng viên nếu các vị trí đó quan trọng và phía doanh nghiệp có thể sắp xếp được. Mục đích của việc này là tạo nên sự thoải mái, mở rộng cơ hội lựa chọn thời gian phỏng vấn dành cho ứng viên.
Ngoài ra, các HR cũng nên chuẩn bị những phương án dự phòng, sắp xếp lịch phỏng vấn phù hợp trong tình huống ứng viên không thể đến bởi lý do đột xuất. Nếu như thời gian chờ giữa 2 ứng viên sát nhau hoặc đoán trước được tỷ lệ tham gia phỏng vấn chỉ 50% thì nên hẹn 2 ứng viên cùng lúc. Như vậy, người phỏng vấn sẽ không phải mất thời gian để đợi ứng viên và HR vẫn đảm bảo đạt chỉ tiêu.
Thuyết phục và tạo niềm tin cho ứng viên
Khả năng giao tiếp, thuyết phục của HR rất quan trọng trong việc tạo sự hứng thú cũng như niềm tin đối với ứng viên. Việc HR biết cách nhấn mạnh các từ khóa có thể tạo được sự hấp dẫn, khan hiếm cho vị trí việc làm. Ví dụ như là vị trí này chỉ tuyển 1 người, đây là vòng cuối cùng hoặc cách xử lý khéo léo khi gộp 2 vòng phỏng vấn vào làm 1 để ứng viên đỡ mất công di chuyển.
Thêm vào đó, trong email mời phỏng vấn hoặc tin nhắn điện thoại, HR cũng nên có hướng dẫn chi tiết về việc đi lại, gửi xe, thông tin người liên hệ,… hay quy trình phỏng vấn. Như vậy thì ứng viên sẽ cảm thấy công ty chuyên nghiệp, đáng tin tưởng hơn.
>>>>>Xem thêm: Cộng tác viên đăng tin bất động sản: Việc làm “hot” giúp bạn tăng thu nhập
Với những chia sẻ trên đây, Blogvieclam.edu.vn hy vọng rằng các HR đã nắm rõ được bí quyết để ứng viên không bùng phỏng vấn, đưa họ đến gần hơn với cuộc gặp gỡ cũng như vị trí việc làm tuyển dụng nhé.