Công việc và gia đình là 2 điều vô cùng quan trọng, không thể thiếu đối với mỗi con người. Để đảm bảo có một cuộc sống tốt, chúng ta sẽ cần biết cách sắp xếp, cân bằng được 2 yếu tố này. Tuy nhiên, trong quá trình đi làm, sẽ có những tình huống phát sinh việc của gia đình, đòi hỏi chúng ta phải tạm gác lại công việc qua một bên để xử lý. Vậy nếu bận việc nhà nhưng sếp không thông cảm thì nên làm sao?
Bạn đang đọc: “Bận việc nhà” nhưng sếp không thông cảm thì phải làm sao?
Nắm rõ quyền của bạn
Trước hết, một nhân viên khi đi làm sẽ cần phải hiểu, nắm rõ được quyền, nghĩa vụ của bản thân là gì. Và hầu hết các công ty sẽ đều có những chính sách, chế độ đãi ngộ riêng dành cho nhân viên của mình. Đơn giản nhất như là quyền được nghỉ phép khi có việc quan trọng, ốm đau, chăm sóc người thân gia đình,… mà vẫn được hưởng lương.
Chính vì vậy, bạn hãy trao đổi với bộ phận nhân sự về vấn đề này, nắm rõ mình được quyền nghỉ phép nếu bận việc nhà trước khi nói chuyện, đề xuất yêu cầu với sếp nhé.
Trao đổi thẳng thắn về tình hình cá nhân
Vấn đề nghỉ phép của nhân viên có thể ảnh hưởng đến tiến độ công việc, do đó nhiều nhà quản lý, lãnh đạo cảm thấy e ngại khi duyệt yêu cầu. Dù vậy, bạn cũng cần trao đổi thẳng thắn với sếp, chia sẻ về tình hình thực tế của bản thân. Đôi khi không ở trong hoàn cảnh của bạn, sếp sẽ không thể hiểu và khó thông cảm.
Ví dụ sếp của bạn chưa có con, họ sẽ chỉ nhìn được những vấn đề đơn giản bên ngoài liên quan đến việc học online trong giai đoạn dịch. Họ sẽ không biết rằng bố mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ về mặt công nghệ cho con cái học tập.
Thể hiện sự đồng cảm với sếp
Với những vấn đề quan trọng của gia đình, bạn chắc chắn không thể nào làm ngơ, bỏ qua mà tiếp tục công việc được. Tuy nhiên, trong giai đoạn đó, công ty cũng đang có rất nhiều việc và nhân sự tiếp nhận khó có khả năng đảm nhận tốt được, điều này có thể là lý do khiến sếp không thông cảm cho bạn.
Đối với trường hợp này, bạn tuyệt đối không nên căng thẳng, hãy thể hiện bản thân cũng rất đồng cảm với tình hình thực tại. Sự chân thành, quan tâm, lo lắng của bạn dành cho công việc sẽ là chiến thuật lúc này. Bạn có thể thỏa thuận rằng bản thân sẽ cố gắng tiếp nhận thông tin, hỗ trợ nếu cần thiết. Khi đó, sếp sẽ nhận thấy bạn có trách nhiệm và dễ dàng thông cảm hơn.
Lập kế hoạch cho công việc và cuộc sống
Có kế hoạch dài hạn cho công việc và cuộc sống là điều rất cần thiết, giúp chúng ta có thể hoàn thành được mục tiêu nhanh chóng, dễ dàng hơn. Tất nhiên, với những vấn đề phát sinh như chuyện cưới xin, ốm đau,… của gia đình thì sẽ không thể biết trước được. Thế nhưng, nếu bạn là người có kế hoạch, mọi chuyện sẽ không quá bị động, bạn vẫn có khả năng sắp xếp ổn thỏa, giải quyết được tâm lý bất an của sếp.
Nếu sếp tỏ ra khó thông cảm, bạn hãy chứng minh bằng những thành tích mình từng đạt được trong quá khứ. Hãy cho sếp thấy, bạn có thể nghỉ một vài ngày nhưng hiệu suất công việc vẫn được đảm bảo, kết quả vẫn sẽ đạt được như dự kiến ban đầu vì bạn đã có kế hoạch cụ thể trước khi đưa ra đề xuất này.
Tích cực giao tiếp
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp từ A – Z quy định tiếp khách nơi công sở
Dù bạn xin nghỉ phép hay làm việc online ở nhà vì những lý do gia đình thì cũng đừng quên tích cực giao tiếp với mọi người. Nếu không thể có mặt tại văn phòng, bạn hãy cố gắng điểm danh hàng ngày hay đơn giản là cập nhật thông tin công việc qua email thường xuyên. Điều này sẽ giúp bạn tạo được thiện cảm tốt với sếp, chứng minh rằng dù không đến công ty nhưng vẫn đảm bảo được tiến độ công việc.
Việc giao tiếp với sếp, đồng nghiệp không hẳn là gặp mặt trực tiếp, bạn hoàn toàn có thể làm điều đó qua các ứng dụng chat, điện thoại, công cụ trao đổi trực tuyến,… Miễn sao bạn thể hiện mình vẫn luôn cố gắng để hỗ trợ cho công việc trong mọi hoàn cảnh.
Tận dụng các mối quan hệ
Nếu sếp của bạn vẫn tỏ ra không thông cảm, khó khăn dù bạn bận việc gia đình, bạn có thể tận dụng các mối quan hệ, tìm kiếm đồng minh nơi công sở. Đó là những người bạn, đồng nghiệp thân thiết, người quản lý,… có mối quan hệ tốt với sếp, họ làm chứng về sự nỗ lực, cố gắng của bạn trong quá trình làm việc và giúp bạn thuyết phục sếp.
Bên cạnh đó, những người này còn có thể hỗ trợ cho bạn về mặt tinh thần. Khi chia sẻ, nói chuyện với họ, biết đâu bạn sẽ học được cách để cân bằng công việc và cuộc sống tốt hơn thì sao?
>>>>>Xem thêm: Mô tả công việc Phiên dịch viên tiếng Nhật
Thực tế, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà các bạn cần biết cách lựa chọn phương án phù hợp nhất để thuyết phục, khiến sếp thông cảm cho việc riêng của gia đình mình. Chỉ cần bạn cố gắng, nỗ lực và chứng minh bản thân có trách nhiệm, có thể hoàn thành tốt công việc trước, sau hay thậm chí là trong thời gian nghỉ phép, chắc chắn sếp sẽ không quá khó khăn và đồng ý với yêu cầu của bạn.