Trình Độ Lý Luận Chính Trị Là Gì? 03 Cách Xác Định Trình Độ Lý Luận Chính Trị

Trình độ lý luận chính trị là gì? Vai trò của trình độ lý luận chính trị hiện nay như thế nào? Nếu bạn cũng đang quan tâm đến chủ đề này thì đừng bỏ qua bài viết của Blogvieclam.edu.vn nhé.

Bạn đang đọc: Trình Độ Lý Luận Chính Trị Là Gì? 03 Cách Xác Định Trình Độ Lý Luận Chính Trị

1. Trình Độ Lý Luận Chính Trị Là Gì?

Trình độ lý luận chính trị được hiểu là những tiêu chuẩn dùng để xác định trình độ ở phương diện lý luận chính trị. Nó được chia thành 3 cấp độ cơ bản như sau: Cao cấp, trung cấp, sơ cấp. Quá trình bồi dưỡng chính trị cũng tương đối phức tạp, gồm nhiều vấn đề.

Trình độ lý luận chính trị là gì?

Cụ thể như sau:

  • Đào tạo sơ cấp lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, bồi dưỡng chương trình cho đối tượng theo đúng quy định, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, nhà nước.
  • Các cán bộ được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị xã hội.
  • Các đối tượng phát triển Đảng sẽ được bồi dưỡng nhận thức về Đảng, lý luận chính trị, nghiệp vụ công tác Đảng. Chương trình đào tạo sẽ còn đề cập đến chính sách pháp luật, tình hình thời sự,.. cho tuyên truyền viên, báo cáo viên.
  • Đào tạo lý luận chính trị cần phải đảm bảo mục tiêu như sau: Giúp cho người dân hiểu và nắm được kiến thức cơ bản về lý luận chính trị. Việc đào tạo này sẽ dễ dàng hình thành thế giới quan khoa học, phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ đó củng cố niềm tin của người dân vào mục tiêu, lý tưởng của Đảng.

2. Đối Tượng & Tiêu Chuẩn Đào Tạo Lý Luận Chính Trị

Đối tượng và tiêu chuẩn đào tạo trình độ chính trị sẽ chia theo 3 cấp độ là sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Cụ thể của từng cấp sẽ như sau:

Đối tượng, tiêu chuẩn đào tạo lý luận chính trị

2.1. Sơ Cấp Lý Luận Chính Trị

Đối tượng bao gồm:

  • Hội viên trong tổ chức chính trị, xã hội cơ sở, đoàn viên, đảng viên.
  • Các công chức cấp xã (ngoại trừ trưởng công an xã, chỉ huy trường quân sự xã).
  • Người hoạt động không chuyên trách ở xã, thôn, tổ dân phố.
  • Một số đối tượng khác có nguyện vọng được bồi dưỡng, học tập và đáp ứng yêu cầu chung.

Tiêu chuẩn: Cần phải tốt nghiệp từ trung học cơ sở trở lên.

2.2. Trung Cấp Lý Luận Chính Trị

Các đối tượng được tham gia bao gồm:

  • Viên chức, công chức, cán bộ:
  • Cấp ủy viên xã, chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, cấp trường, cấp phó Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị – xã hội cấp xã.
  • Phó trưởng phòng, cấp phó của đơn vị tương đương cấp phòng ở huyện, cấp tỉnh, phó ban trực thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
  • Quy hoạch phó trưởng phòng ở Trung ương.
  • Các cán bộ trong quân đội:
  • Cấp xã có chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự và chỉ huy cấp tiểu đoàn.
  • Cấp huyện có phó chỉ huy trưởng, phó tham mưu trưởng, chính trị viên, và phó ban chỉ huy quân sự.
  • Cấp trung đoàn có phó tham mưu trưởng và phó chủ nhiệm chính trị trung đoàn. Lãnh đạo phòng (ban) ở cấp lữ đoàn, sư đoàn, bộ chỉ huy quân sự và bộ chỉ huy bộ đội biên phòng cấp tỉnh (tương đương).
  • Cán bộ trong công an:
  • Cấp xã có đội trưởng, trưởng công an, tiểu đoàn trưởng, phó đội trưởng, phó trưởng công an, phó tiểu đoàn trưởng và các cấp tương đương
  • Cấp huyện có phó trưởng công an, phó trung đoàn trưởng và các cấp tương đương.
  • Các cán bộ có 6 năm giữ nguyên ngạch, bậc chuyên viên, chức danh, vị trí việc làm phải có trình độ trung cấp lý luận chính trị và trong dự nguồn ngạch trung cấp.
  • Giảng viên lý luận chính trị ở các trường trên cả nước, các trung tâm có nhiệm vụ đào tạo lý luận.

Tiêu chuẩn:

  • Là Đảng viên chính thức hoặc dự bị.
  • Tốt nghiệp cao đẳng trở lên.
  • Đối với cán bộ là người dân tộc thiểu số, làm việc ở miền núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa, biên dưới,… thì chỉ cần tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.
  • Các các bộ học hệ không tập trung, nữ từ 33 tuổi, nam từ 35 tuổi.

2.3. Cao Cấp Lý Luận Chính Trị

Tìm hiểu thêm: 3 cách giúp bản thân trở nên lạc quan khi gặp khó khăn trong công việc

Cao cấp lý luận chính trị

Các đối tượng bao gồm:

  • Công chức, viên chức, cán bộ:
  • Trưởng phòng cấp huyện, cấp tỉnh.
  • Ủy viên cấp huyện trở lên, lãnh đạo cấp ban, sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị – xã hội và đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh.
  • Trưởng phòng trở lên của ban, sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị – xã hội và đơn vị sự nghiệp, đảng ủy Trung ương, cấp ủy viên, ban giám đốc, hội đồng thành viên, trưởng ban ở các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
  • Phó trưởng phòng ở trung ương.
  • Phó trưởng phòng quy hoạch trưởng phòng (cấp huyện, cấp tỉnh).
  • Cán bộ quân đội gồm: Chỉ huy trưởng, chính trị viên (ban chỉ huy cấp huyện), trung đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn, chỉ huy cấp lữ đoàn, sư đoàn,…
  • Các cán bộ công an gồm: Trưởng phòng, trưởng công an (cấp huyện), trung đoàn trưởng trở lên, phó trưởng phòng của cục trực thuộc Bộ công an.
  • Các cán bộ phải có đủ 4 năm giữ ngạch, bậc chuyên viên, chức danh, vị trí làm việc theo đúng quy định.
  • Giảng viên phải có 5 năm giảng dạy trực tiếp ở học viện, trường học có nhiệm vụ đào tạo lý luận chính trị.

Tiêu chuẩn cần đảm bảo:

  • Phải là đảng viên chính thức.
  • Phải tốt nghiệp đại học trở lên.
  • Cán bộ hệ không tập trung, nữ đủ từ 38 tuổi, nam từ 40 tuổi.

3. Tại Sao Cần Xác Định Trình Độ Lý Luận Chính Trị?

Xác định trình độ lý luận chính trị có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả người học và Đảng, Nhà nước.

>>>>>Xem thêm: 4 hành động nhỏ tinh tế chốn công sở

Tại sao cần xác định trình độ lý luận chính trị?

  • Học tập và bồi dưỡng lý luận chính trị sẽ góp phần tăng cường khả năng nhận thức lý luận chính trị cho người học, cho Đảng và cho toàn bộ cộng đồng. Việc tiếp xúc với lý luận chủ nghĩa Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình đào tạo sẽ giúp học viên tiếp thu và hiểu sâu hơn về đường lối của Đảng và nhà nước.
  • Quá trình này vừa cung cấp kiến thức lý luận chính trị vừa củng cố niềm tin, xác định rõ trách nhiệm và nhiệm vụ của cán bộ. Họ không chỉ nắm vững lý luận chính trị mà còn am hiểu sâu về chủ nghĩa Lênin. Từ đó tăng cường lòng tự tôn dân tộc và nâng cao khả năng giải quyết công việc hiệu quả, ngăn chặn những sai lầm không đáng có.
  • Bồi dưỡng lý luận chính trị giúp làm giàu kiến thức và đóng góp vào việc nâng cao đạo đức cách mạng, hoàn thiện bản thân cả về trình độ, nhân cách. Việc tuyên truyền mục tiêu và lý tưởng của Đảng đến cộng đồng giúp ngăn chặn tham nhũng, suy thoái và chạy theo lợi ích cá nhân trong xã hội.

4. Cách Xác Định Trình Độ Lý Luận Chính Trị

Việc xác định trình độ lý luận chính trị cần phải tuân thủ đúng pháp luật, đồng thời dựa trên cơ sở nhất định như sau:

4.1. Cách Xác Định Đối tượng có trình độ cao cấp lý luận chính trị

  • Người thuộc đối tượng này đã đạt bằng đại học với các chuyên ngành như Chính trị, Mác-Lênin, Tư tưởng – Văn hóa và Tổ chức.
  • Họ đã hoàn thành chương trình đào tạo cán bộ cấp chiến thuật, chiến dịch nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn, cũng như quản lý – chỉ huy quân sự.
  • Đối tượng này phải có trình độ chuyên môn và phải có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ.

4.2. Cách Xác Định Đối Tượng Có Trình Độ Trung Cấp Lý Luận Chính Trị

  • Người đã tốt nghiệp học viện, đại học, cao đẳng ngành kinh tế, quản trị, kinh doanh, khoa học xã hội – nhân văn tại các trường trên toàn quốc.
  • Họ đã hoàn thành xong chương trình trung học chính trị tại trường chính trị trong tỉnh hoặc các cơ sở đào tạo có thẩm quyền.
  • Đối tượng này còn phải học xong chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền tại các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Bên cạnh đó, họ cũng có thể sở hữu bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ trong nhiều ngành khác nhau tại các trường đào tạo uy tín trong nước.

4.3. Cách Xác Định Đối Tượng Có Trình Độ Sơ Cấp Lý Luận Chính Trị

  • Tốt nghiệp học viện, trường đại học, cao đẳng, tốt nghiệp trường trung cấp ngành kinh tế, hoặc trường trung cấp quân đội, công an.
  • Tốt nghiệp các học viện, trường quân đội không nằm trong nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn, quản lý, chỉ huy quân sự.

5. Câu Hỏi Thường Gặp Về Trình Độ Lý Luận Chính Trị

5.1. Trình Độ Lý Luận Sơ Cấp Là Gì?

Trả lời: Trình độ sơ cấp lý luận chính trị là giai đoạn đào tạo cơ bản về lý luận chính trị, hướng tới nhóm đối tượng bao gồm cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên… ở cấp cơ sở. Từ đó trang bị cho các cán bộ kiến thức về nguyên lý chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng của Hồ Chí Minh. Đồng thời, chương trình cũng tập trung phần lớn giáo dục về quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho người tham gia.

5.2. Giá Trị Sử Dụng Của Giấy Xác Nhận Trình Độ Lý Luận Chính Trị?

Giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị sẽ được ghi trong hồ sơ của cán bộ, giấy này tương đương với tiêu chuẩn lý luận chính trị khi xét dự thi nâng ngạch, chuyển ngạch.

Như vậy, bài viết trên đây Blogvieclam.edu.vn đã giúp bạn tìm hiểu xong trình độ lý luận chính trị là gì? Mong rằng qua nội dung này bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *