Sự nguy hiểm từ nội dung ngắn!

Có thể đã có ai đó chia sẻ rồi nhưng mình xin phép chia sẻ lại vì mình thấy khá nhiều điểm tương đồng về mặt quan điểm cũng như cách thức mà mình đang làm. Đó là thiên về nghiên cứu và phân tích hơn là chỉ tổng hợp thông tin.

Bạn đang đọc: Sự nguy hiểm từ nội dung ngắn!

Nội dung Ngắn rất thu hút và rất dễ gây ấn tượng như trong bài viết có nêu. Tuy nhiên, đây không phải là nguồn giúp phát triển nhanh về mặt kiến thức một cách sâu sắc nhất cũng như đủ năng lực để hiểu sâu, liên kết nhiều vấn đề và nhìn nhận theo nhiều góc nhìn khác nhau hay còn gọi là Tư duy phản biện. Đó là một điều vô cùng quan trọng được đưa vào điểm đánh giá Năng lực cạnh tranh quốc gia/toàn cầu (GCI 4.0) (Điểm 6.08 -Critical thinking in teaching – Tư duy phản biện trong giảng dạy). Thay vì nghĩ một chiều, chúng ta nên nghĩ nhiều chiều và tìm hiểu thật kỹ.

Mình đã không còn xem các nội dung ngắn cũng như nghe ai đó nói từ một phía mà tìm hiểu rất kỹ cũng như tự thay đổi bản thân.

Tìm hiểu thêm: Content Marketing có thể làm nghề gì? Gợi ý nghề nghiệp hot cho bạn

>>>>>Xem thêm: Dịch thuật là gì? Thông tin về ngành dịch thuật

1 – Chuyên môn, kinh nghiệm của người đó: đủ lâu, đủ sâu hay chưa? Ví dụ: số năm đi chọ về chuyên ngành, thời gian đi làm trong ngành Nhân sự từ 8-10 năm và có góc nhìn bao quát hết các chức năng, nhiệm vụ của Nhân sự. Mình cũng thường hay xem profile hoặc năng lực của ai đó thật kỹ lưỡng trước khi nghe những chia sẻ của họ trước thực trạng chuyên gia, diễn giả… quá nhiều như hiện nay.

2 – Những chia sẻ có chứng cứ, số liệu hay chứng minh nào hay không (evidence-based). Đây cũng là cơ sở cho nhiều phân tích, lập luận hay chứng minh vì là nền tảng khoa học cơ bản. Nó tốt hơn nhiều chỉ truyền kinh nghiệm, trải nghiệm cá nhân hay áp đặt cho ai đó.

3 – Nghiên cứu sách, tài liệu nhiều hơn như luận văn thạc sĩ, tiến sĩ, báo cáo của các tổ chức uy tín, với các số liệu đầy đủ, dữ liệu qua nhiều năm vì bản chất đó là các nghiên cứu khoa học, có phương pháp luận… kể cả nước ngoài để mở mang thêm các góc nhìn và học theo.

4 – Tập trung vào các khía cạnh chuyên môn của bản thân (T- Shaped (ham học chuyên môn lẫn kỹ năng) để đào sâu và tìm hiểu rõ ngọn nguồn. Mình thích học Triết, tính toán, kể cả các môn khoa học để có thể tìm hiểu các quy luật, bản chất… thay vì tập trung vào phần nổi, hiện tượng bên ngoài… nhằm giải quyết triệt để vấn đề và phòng ngừa tái phát.

5 – Đọc nhiều hơn và suy nghĩ nhiều hơn cũng như tìm kiếm càng nhiều nguồn càng tốt để so sánh, đối chiếu và làm rõ những vấn đề có liên quan, rèn tư duy phản biện. Nhiều bạn ngại đọc nhưng thực tế, chỉ có đọc mới giúp thay đổi theo nhiều cấp (tham khảo 06 cấp độ nhận thức của Bloom). Từ việc nhớ (bằng mắt) cho đến phân tích hay sáng tạo là cả một quá trình dài. Có nền tảng mới có sáng tạo, linh hoạt hay hướng dẫn người khác.

6 – Tư duy Nhân Quả hay kỹ năng Tự học vẫn là những điều tối quan trọng của bất cứ thế hệ nào, người nào. Kể cả cần học để sử dụng AI.

Chúc mọi người buổi chiều vui vẻ.

Tác giả: Bùi Đoàn Chung

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *