4.5/5 – (2 votes)
Bạn đang đọc: Board Of Directors Là Gì? Mô Tả Công Việc Của Board Of Directors Mới Nhất
Board of Directors là bộ phận đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển lớn mạnh của một doanh nghiệp. Vậy Board of Directors là gì? Vai trò và nhiệm vụ trong doanh nghiệp của họ ra sao? Giải mã những băn khoăn cùng chúng tôi trong bài viết dưới đây.
1. Board Of Directors Là Gì?
Board of Directors (BOD) là thuật ngữ được dùng để chỉ toàn bộ những người thuộc ban lãnh đạo, ban điều hành của một doanh nghiệp. Tại một số đơn vị, BOD được biết đến với tên gọi phổ biến là Hội đồng quản trị. Ban điều hành bao gồm những người do nhân viên và cổ đông bầu ra, đứng đầu là Giám đốc điều hành (CEO) hoặc cán bộ quản lý.
Các thành viên trong Board of Directors thường là những người có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động của tổ chức. Họ có trách nhiệm cao đối với việc đảm bảo rằng tổ chức hoạt động theo các chuẩn mực đạo đức và pháp lý.
2. Board Of Directors Thuộc Bộ Phận Nào? Bao Gồm Những Ai?
Board of Directors không thuộc bất kỳ bộ phận nào trong công ty. Họ chịu trách nhiệm giám sát Ban Giám đốc và đảm bảo rằng công ty hoạt động vì lợi ích của các cổ đông.
Thành viên của BOD thường bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng quản trị: Là người đứng đầu Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm điều hành các cuộc họp của Hội đồng.
- Thành viên độc lập: Là những người không có mối quan hệ liên kết với Ban Giám đốc hoặc ban lãnh đạo công ty. Họ có vai trò quan trọng trong việc giám sát Ban Giám đốc và đảm bảo rằng công ty hoạt động một cách minh bạch, công bằng.
- Thành viên nội bộ: Là những người có chức vụ điều hành trong công ty, chẳng hạn như CEO, CFO, COO.
Số lượng thành viên trong BOD có thể thay đổi tùy theo quy mô và tính chất của công ty. Tuy nhiên, thông thường BOD sẽ có từ 5 – 15 thành viên.
3. Board Of Directors Có Vai Trò Như Thế Nào?
Trong quá trình vận hành và phát triển của doanh nghiệp, BOD nắm giữ các vai trò quan trọng như sau:
- Là vị trí trung tâm đầu não theo dõi và giám sát toàn bộ hoạt động của các phòng ban, bộ phận cùng hệ thống nhân sự các cấp.
- Chịu trách nhiệm thực hiện tối ưu, hiệu quả hoạt động kiểm toán của doanh nghiệp.
- Thiết lập và xây dựng toàn bộ hệ thống quản lý cho doanh nghiệp bao gồm công việc, nhiệm vụ từng bộ phận, nhân viên; đảm bảo không có sai sót xảy ra trong quá trình vận hàng chính sách.
- Trao đổi định kỳ giữa các thành viên BOD để cập nhật vào thảo luận thường xuyên để nắm bắt chính xác mọi vấn đề của doanh nghiệp.
- Đề xuất, quyết định mục tiêu, định hướng giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế vững chắc trong lòng khách hàng đồng thời hướng đến mục tiêu chiếm lĩnh thị trường.
- Sát sao, đảm bảo các nhiệm vụ được cổ đông ủy thác được thực hiện tốt và đảm bảo lợi ích tối đa cho cổ đông và nhà đầu tư.
- Tìm kiếm, phát hiện nhân tài và nâng cao trình độ đội ngũ nhân sự phục vụ cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của công ty.
4. Mô Tả Công Việc Board Of Directors
Nhiệm vụ của BOD là gì? Để vận hành trơn tru, nhịp nhàng một doanh nghiệp cả ngàn nhân sự, trăm đầu việc, BOD cần thực hiện tốt nhóm nhiệm vụ sau:
4.1 Lên Kế Hoạch Và Điều Hành Tổ Chức Chiến Lược
Các thành viên BOD nắm giữ vai trò then chốt trong định hướng và xây dựng kế hoạch cho sự phát triển của công ty. Đây là nhiệm vụ vô cùng phức tạp và khó khăn. Bởi từ những bản kế hoạch ban đầu, BOD phải truyền tải xuống các bộ phận, phòng ban để họ nắm rõ tinh thần chung. Cuối cùng là giao nhiệm vụ từng tập thể, cá nhân và điều hành, giám sát nghiêm ngặt quá trình triển khai.
4.2 Bảo Vệ Tài Sản Và Giám Sát Tài Chính
Tài sản là một trong những yếu tố mang tính quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Nắm giữ trách nhiệm phát triển công ty, BOD buộc phải đảm bảo mọi loại tài sản được giữ nguyên vẹn, đầy đủ. Bởi đây là nền tảng chắc chắn giúp các nhân viên an tâm thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
Song song với đó, hội đồng quản trị cũng cần giám sát tình hình tài chính thường xuyên để có kế hoạch phát triển phù hợp hoặc giải pháp xử lý trong trường hợp có thất thoát xảy ra.
4.3 Đánh Giá Và Lựa Chọn Giám Đốc Điều Hành Tiềm Năng
BOD giữ nhiệm vụ định hướng và phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, họ không thể đảm nhiệm toàn bộ các nhiệm vụ từ định hướng, xây dựng đến thực thi chính sách. Vì vậy, cần có nhân tố tiềm năng trở thành giám đốc điều hành hỗ trợ BOD thực hiện nhiệm vụ quan trọng. Tại hầu hết các doanh nghiệp, BOD, Hội đồng quản trị sẽ đánh giá và lựa chọn giám đốc điều hành tiềm năng.
4.4 Đánh Giá Và Tuyển Chọn Thành Viên Cho BOD
Hiểu rõ năng lực từng thành viên BOD, hội đồng quản trị dễ dàng đánh giá năng lực cũng như sự phù hợp của nhân sự cho sự phát triển lâu dài của công ty. Để tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển trong tương lai, chỉ những người thực sự có tố chất, năng lực mới vượt qua cuộc tuyển chọn của BOD.
5. Tố Chất Cần Có Của Một Board Of Directors
Tìm hiểu thêm: Con gái có nên học công nghệ thông tin không?
Một BOD giỏi, có khả năng gánh vác nhiệm vụ quan trọng cần sở hữu những tố chất sau:
5.1 Tầm Nhìn Xa Trông Rộng
Ngồi ở vị trí “không phải ai cũng chạm tới được”, BOD cần có tầm nhìn đỉnh cao ở cả hiện tại và tương lai. Đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt với hàng loạt các đối thủ “nặng ký” trên thị trường.
Trong đó, tầm nhìn hiện tại giúp BOD đánh giá chính xác tình hình hiện tại để có những “nước cờ” thông minh nhất. Còn tầm nhìn xa tương lai đem đến nhiều cơ hội và đảm bảo sự phát triển bền vững.
5.2 Kỹ Năng Lãnh Đạo
Kỹ năng lãnh đạo giúp BOD thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát hiệu quả, nhất quán và liền mạch hơn. Không những vậy, đây cũng là yếu tố giúp thành viên hội đồng quản trị vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách, ổn định nhân sự và lèo lái doanh nghiệp đi đúng mục tiêu, định hướng phát triển.
5.3 Có Khả Năng Nhìn Nhận & Tận Dụng Nhân Tài
Tận dụng nhân tài là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. Bởi sự phát triển của một đơn vị phụ thuộc phần lớn vào nhân tố con người. BOD là những người trực tiếp nắm bắt ưu nhược điểm, giúp họ phát triển để đem đến lợi ích cho doanh nghiệp.
6. Tìm Hiểu Cơ Chế Bổ Nhiệm – Miễn Nhiệm Board Of Directors
6.1 Cơ Chế Bổ Nhiệm BOD
Quy trình bổ nhiệm BOD thường tuân theo các quy định của công ty cũng như quyền lực của các cổ đông. Thông thường, các bước chính bao gồm:
- Xác định số lượng và loại hình các vị trí trống trong BOD, phụ thuộc vào quy định pháp luật và nhu cầu kinh doanh cụ thể của công ty.
- Cổ đông, ban điều hành hoặc các thành viên hiện tại của BOD đề cử ứng viên phù hợp cho các vị trí còn trống. Các ứng viên được chọn lựa dựa trên khả năng, kinh nghiệm và đóng góp có thể mang lại cho công ty.
- Cổ đông hoặc các thành viên hiện tại của BOD tổ chức cuộc họp bầu cử để chọn ra những ứng viên tốt nhất.
6.2 Cơ Chế Miễn Nhiệm BOD
>>>>>Xem thêm: 4 trở ngại thường gặp khi bắt đầu công việc mới
Thành viên trong BOD có thể bị miễn nhiệm nếu vi phạm các quy định như:
- Sử dụng quyền lực vì mục đích cá nhân hoặc không phù hợp với lợi ích của công ty.
- Thực hiện hành vi gian lận hoặc phạm tội, gây tổn thất cho danh dự và uy tín của công ty.
- Tham gia vào các hành vi thông đồng hoặc thỏa thuận với bên thứ ba nhằm ảnh hưởng đến quyết định của BOD.
- Lạm dụng chức vụ, chống lại lợi ích của cổ đông hoặc tổ chức hoặc thể hiện sự phản đối không hợp lý đối với các quyết định của công ty.
Những thông tin từ Blogvieclam.edu.vn cung cấp đã giúp bạn trả lời được câu hỏi Board Of Directors là gì? Với những hiểu biết cơ bản về hội đồng quản trị của doanh nghiệp, hy vọng bạn sẽ có sự động lực cố gắng nỗ lực hơn trong tương lai.