[Bí quyết công sở] Làm sao để đối phó khi sếp quá tự luyến?

Môi trường công sở có không ít những kiểu người khác nhau. Đó không chỉ là những người đồng nghiệp kiêu căng, khó tính, hơn thua, đố kỵ,… Đó còn có thể là một người sếp quá tự luyến, lúc nào cũng tự cho mình là nhất. Vậy khi gặp phải tình huống này, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Bạn đang đọc: [Bí quyết công sở] Làm sao để đối phó khi sếp quá tự luyến?

Làm sao để nhận biết sếp quá tự luyến?

Làm sao để nhận biết sếp quá tự luyến?

Trước khi tìm hiểu về dấu hiệu của người sếp tự luyến, chúng ta sẽ cần biết người tự luyến là như thế nào?

Thông thường, những người mắc căn bệnh “tự luyến”, ái kỷ sẽ luôn xem bản thân mình là nhất, là hoàn hảo, không ai có thể sánh được. Các biểu hiện của tự luyến bao gồm kiêu căng, ngạo mạn, không biết đồng cảm với mọi người, có nhu cầu cao về sự ngưỡng mộ của người khác. Họ thường là những người tự phụ, có tính cách khác biệt so với mọi người, luôn có niềm tin bất diệt rằng mình xứng đáng nhận được sự đối xử đặc biệt. Vậy đối với người sếp tự luyến, dấu hiệu nhận biết là gì?

  • Sếp tự luyến là người luôn ích kỷ, cho rằng bản thân là trung tâm, đề cao mình quá mức.
  • Luôn nhận công lao của người khác là của mình, phủ nhận sự cố gắng, nỗ lực của nhân viên.
  • Sếp thường xuyên đổ lỗi cho nhân viên mỗi khi có sự cố gì xảy ra.
  • Chưa bao giờ thừa nhận bản thân sai, khăng khăng mình đúng trong mọi trường hợp.
  • Không biết quan tâm, cảm thông với nhân viên.
  • Luôn phóng đại những thành tích mà mình và công ty đạt được.
  • Sếp tự luyến sẽ không bao giờ biết nói lời xin lỗi.
  • Thường xuyên giận dữ khi bị người khác thách thức hoặc có phản ứng gay gắt khi bị chỉ trích.
  • Không biết lắng nghe ý kiến, quan điểm của nhân viên.

Có người sếp quá tự luyến, cảm giác như thế nào?

Có người sếp quá tự luyến, cảm giác như thế nào?

Một người sếp quá tự luyến chắc chắn sẽ khiến nhân viên cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, căng thẳng và chán nản mỗi khi làm việc. Bởi họ sẽ không bao giờ tôn trọng, lắng nghe nhân viên trong mọi trường hợp. Thế nhưng, những người sếp này lại rất thích triệu tập nhân viên trong các cuộc họp, chỉ trích, mắng nhiếc, đay nghiến khi nhân viên phạm phải sai lầm hoặc chưa đạt được hiệu quả tốt trong công việc. Vậy làm sao để đối phó với kiểu sếp có tính tự luyến này? Bí quyết sẽ được Blogvieclam.edu.vn bật mí ngay sau đây!

Bí quyết đối phó khi sếp quá tự luyến

Có rất nhiều cách để đối phó cũng như chấm dứt ngày tháng làm việc mệt mỏi với người sếp tự luyến. Tuy nhiên, các bạn sẽ cần phải xem xét để lựa chọn những cách ứng xử văn minh, phù hợp, không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ cũng như vị trí công việc của mình. Cụ thể, các bạn có thể tham khảo các bí quyết sau:

Tuyệt đối không đối đầu trực tiếp

Tìm hiểu thêm: Các Ngành Đại Học Giao Thông Vận Tải TPHCM 2024

Bí quyết đối phó khi sếp quá tự luyến

Sếp quá tự luyến thì thường sẽ không chịu lắng nghe nhân viên và đôi khi sẽ xảy ra mâu thuẫn giữa đôi bên. Thực tế, ai cũng có cái tôi riêng của mình và chắc chắn bạn sẽ muốn tranh luận để giành ưu thế trước sếp. Tuy nhiên, với một người sếp lúc nào cũng cho rằng bản thân mình là đúng, bạn nên tránh đối đầu trực tiếp.

Có thể bạn sẽ thấy khó chịu, tồi tệ khi giữ im lặng, song hãy luôn nhớ, đó là sếp, là cấp trên của bạn, việc cố để tranh cãi thì người bị thiệt chỉ có bạn mà thôi. Vậy nên, nếu bạn thực sự không thể đồng ý với sếp, hãy khéo léo giải thích làm sao để sếp hài lòng.

Lắng nghe và không ngắt lời sếp

Người sếp quá tự luyến sẽ thích được nói, khoe về bản thân và rất yêu thích âm thanh của chính mình. Do đó, bạn hãy tập trung lắng nghe khi sếp nói, dù dài dòng, mất thời gian cũng không nên ngắt lời. Đặc biệt, bạn không được chê bai ý tưởng của họ, hãy đợi cho đến khi sếp nói xong, bạn có cơ hội thì hãy trình bày ý kiến của mình.

Khen ngợi sếp

Người sếp tự luyến thường thích được nhân viên khen

Được khen ngợi là điều mà sếp có tính tự luyến rất thích. Bạn có thể khéo léo xin lời khuyên từ sếp về cách xử lý dự án mới hay viết một email quan trọng với câu mở đầu là lời khen. Tuy nhiên, nếu bạn áp dụng cách này, hãy lưu ý nên chọn thời điểm ở riêng với sếp để tránh bị đồng nghiệp soi mói, khó chịu. Đồng thời, tần suất khen ngợi sếp cũng không nên quá thường xuyên nếu không muốn bị họ xem là giả tạo, cố tình nịnh nọt nhé.

Tìm cách để giải tỏa bớt căng thẳng

Khi làm việc chung với một người sếp quá tự luyến, chắc chắn bạn sẽ không thoát khỏi cảm giác căng thẳng, mệt mỏi. Những lúc như vậy, đừng lớn tiếng hay gay gắt với sếp, bạn hãy tìm kiếm một không gian hay một người bạn để tâm sự, giải tỏa bớt căng thẳng đó. Điều này cũng giúp bạn lấy lại năng lượng, tinh thần để tiếp tục làm việc đó.

Chia sẻ với những người liên quan đến sếp

Trong trường hợp sếp tự luyến mức, gây ảnh hưởng đến quá trình, kết quả làm việc và bạn không thể chịu được nữa, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ những người có liên quan đến sếp. Bạn có thể tìm đến nhân sự (tốt nhất là người có chức vụ cao như trưởng phòng, quản lý nhân sự) để tâm sự, chia sẻ về vấn đề mình gặp phải với sếp. Mặc dù đây là điều khá nhạy cảm, không dễ để trao đổi thẳng thắn nhưng bạn hãy cứ cố gắng để nói ra một cách khéo léo nhé. Rất có thể những người này sẽ giúp đỡ được bạn.

>>>>>Xem thêm: Kỹ năng chăm sóc khách hàng qua điện thoại chuyên nghiệp và hiệu quả

Chia sẻ với những người liên quan đến sếp

Có một người sếp quá tự luyến, cảm giác này thực sự không dễ chịu chút nào phải không? Hy vọng những bí quyết mà Blogvieclam.edu.vn chia sẻ sẽ giúp các bạn xử lý được vấn đề này một cách ổn thỏa nhất nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *