Brainstorm là gì? Phương pháp brainstorm nhóm hiệu quả

Trong cuộc chạy đua quảng cáo, Brainstorm luôn là điểm then chốt để tạo nên một chiến dịch thành công. Vậy hiểu Brainstorm là gì? Bài viết này của Blogvieclam.edu.vn sẽ giải thích khái niệm Brainstorm và chỉ ra quy trình Brainstorm chuẩn mang lại hiệu quả!

Bạn đang đọc: Brainstorm là gì? Phương pháp brainstorm nhóm hiệu quả

1. Brainstorm là gì?

Brainstorm là gì?

Thuật ngữ Brainstorm là sự kết hợp của: Brain (não bộ) + Storm (bão). Tuy nhiên, hiểu chính xác thì Brainstorm có nghĩa là “sự khai thác”, “sự động não” nhằm đưa ra các sáng kiến hoặc giải pháp cho một vấn đề.

Trong lĩnh vực Marketing, chúng ta thường được khuyến khích brainstorm để sáng tạo ra nhiều ý tưởng, chủ đề mới mẻ và độc đáo.

Ví dụ:

  • Chúng ta cần brainstorm cho dự án sắp tới.
  • Vấn đề này cần các bạn brainstorm trước khi triển khai.

2. Brainstorm áp dụng khi nào?

Brainstorm thường được áp dụng trong các lĩnh vực đời sống sau đây:

  • Lĩnh vực quảng cáo: Brainstorm sẽ phát triển các ý tưởng cho các kỳ quảng cáo.
  • Lĩnh vực giải quyết các vấn đề: Brainstorm tìm ra khó khăn, đánh giá và phân tích tình huống để đưa ra phương hướng giải quyết mới.
  • Lĩnh vực quản lý các quá trình: Brainstorm sẽ nâng cao hiệu quả quản lý, thẩm định và xử lý sản phẩm.
  • Lĩnh vực xây dựng đội ngũ: Brainstorm tạo ra sự chia sẻ, trao đổi về các ý tưởng, khuyến khích các thành viên vận động tư duy.

3. Brainstorm đóng vai trò như thế nào?

Brainstorm không chỉ tạo ra các giải pháp để giải quyết vấn đề mà còn đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp và năng suất cá nhân. Bao gồm:

  • Các thành viên trong nhóm được tư duy tự do và thoải mái nêu ra ý kiến mà không lo bị phê bình hoặc cản trở.
  • Khuyến khích các thành viên nhanh chóng sáng tạo thật nhiều ý tưởng, sau đó tinh chỉnh và chọn ra giải pháp được xem là đúng nhất.
  • Đưa ra kết luận bằng sự đồng thuận chứa đầy đủ thông tin hơn.
  • Tạo nên sự hào hứng trao đổi các ý tưởng giữa các thành viên, ngay cả bên ngoài một cuộc họp.
  • Brainstorm đưa ra nhiều quan điểm khác nhau và mở cánh cửa cho những đổi mới vượt trội.

4. Quy trình tiến hành brainstorm

Tìm hiểu thêm: Marketing học gì? Học Marketing cần giỏi môn nào?

Quy trình tiến hành brainstorm

Brainstorm cần được thực hiện theo đúng thứ tự các bước sau để tìm ra ý tưởng và giải pháp tuyệt vời:

Bước 1: Chọn người đứng đầu

Đầu tiên, hãy lựa chọn một trưởng nhóm để điều khiển và ghi chép lại tất cả các ý kiến của mọi người.

Bước 2: Xác định vấn đề cần được brainstorm

Xác định vấn đề và ý kiến chính của buổi brainstorm để các thành viên nắm được đề tài mà họ sẽ tìm hiểu. Nếu bạn gặp khó khăn ở bước này, hãy đặt các câu hỏi.

Bước 3: Xác định các quy định

Bước tiếp theo, bạn hãy thiết lập các luật cho buổi brainstorm. Các quy luật này nên bao gồm:

  • Trưởng nhóm có nhiệm vụ điều hành và kiểm soát buổi làm việc.
  • Ai cũng có quyền lợi và nghĩa vụ đóng góp ý tưởng.
  • Khuyến khích các ý tưởng mới lạ hoặc phá cách.
  • Ý tưởng được phát triển từ ý tưởng đã xuất hiện cũng được khích lệ.
  • Không một thành viên nào được cản trở, phán xét ý kiến của người khác.
  • Một cuộc brainstorm sẽ không có câu trả lời sai.
  • Giới hạn thời gian của buổi brainstorm và ngưng khi hết giờ.

Bước 4: Chia sẻ và ghi chép lại ý kiến

Bắt đầu brainstorm, người đứng đầu sẽ chỉ định lần lượt từng thành viên nêu ý kiến cá nhân và ghi chép lại những câu trả lời đó. Lưu ý không bình luận về bất cứ ý kiến nào cho đến khi buổi brainstorm kết thúc.

Bước 5: Sàng lọc ý tưởng và tổng kết

Cuối cùng, hãy rà soát lại tất cả và xem xét các câu trả lời. Lưu ý tìm ra các ý trùng lặp hoặc tương tự để tập hợp lại, loại bỏ ý kiến không phù hợp, thảo luận về câu trả lời chung.

5. Các kỹ thuật được áp dụng trong brainstorm

>>>>>Xem thêm: Những điều luật sẽ bảo vệ bạn khi bắt đầu công việc đầu tiên

Các kỹ thuật được áp dụng trong brainstorm

Brainstorm không phải là chỉ cần ngồi vào bàn, bạn sẽ tuôn trào ra một loạt các sáng kiến mà hãy ứng dụng các kỹ thuật dưới đây để cuộc brainstorm thành công:

  • Kỹ thuật suy nghĩ ngược: suy nghĩ ngược lại với lý luận ban đầu để tìm ra phương án giải quyết độc đáo, mới lạ.
  • Starbursting: xoay quanh các câu hỏi để đánh giá các ý kiến.
  • Kỹ thuật bậc thang – the stepladder technique: khuyến khích các thành viên có vẻ hơi “trầm” tham gia đóng góp sôi nổi hơn.
  • Round – robin BrainStorming: cho phép cuộc thảo luận không bị ảnh hưởng bởi ý kiến một chiều mà tất cả thành viên đều được tạo ra ý tưởng riêng để thảo luận.
  • Rolestorming: là một kỹ thuật đưa ra ý kiến thảo luận dưới danh tính của người khác.
  • Phương pháp Crawford: giúp ý kiến đóng góp nhận được nhiều sự đồng thuận từ nhóm, khích lệ tinh thần thành viên hiệu quả.

6. Một số lưu ý để brainstorm thành công

Cần biết lưu ý sau để cuộc brainstorm tạo ra nhiều ý tưởng độc đáo:

  • Không tranh cãi, tôn trọng ý kiến của mọi thành viên trong nhóm.
  • Các thành viên được bình đẳng về quyền chia sẻ ý kiến.
  • Tổ chức brainstorm tại nơi yên tĩnh, tránh sự ồn ào khiến bạn xao nhãng, khó tập trung.
  • Thời điểm brainstorm thích hợp.
  • Mọi người trong nhóm cần nắm được mục đích của buổi brainstorming.
  • Ghi chép lại đầy đủ các ý tưởng.
  • Thời gian brainstorming không nên dài hơn 1 tiếng đồng hồ.

Trên đây là giải đáp của Blogvieclam.edu.vn cho câu hỏi brainstorm là gì, hy vọng bạn đã có câu trả lời cho mình. Truy cập Blogvieclam.edu.vn.vn để tiếp cận nhiều thông tin bổ ích khác nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *