Brief Marketing là gì? Các yếu tố tạo nên Brief Marketing hay

Nếu là một Marketer chuyên nghiệp, bạn chắc hẳn không còn xa lạ với thuật ngữ Brief Marketing. Còn đối với các newbie, Brief Marketing chắc hẳn có phần lạ lẫm. Vậy Brief Marketing là gì? Bạn hãy khám phá ngay cùng Blogvieclam.edu.vn trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Brief Marketing là gì? Các yếu tố tạo nên Brief Marketing hay

1. Brief Marketing là gì?

Brief Marketing là gì? Brief Marketing là thuật ngữ dùng để chỉ bản tóm tắt yêu cầu của Client (khách hàng) cung cấp cho phía các Agency (Công ty dịch vụ Marketing). Brief thường được viết dưới dạng ngắn gọn nhưng thể hiện đầy đủ ý tưởng sáng tạo, thông tin cần thiết và các yêu cầu chi tiết khách hàng muốn được thực hiện trong chiến dịch truyền thông.

Brief marketing là gì?

2. Các loại Brief Marketing

Hiện nay, có hai loại Brief Marketing thường được sử dụng giữa Agency và khách hàng là Creative Brief và Communication Brief.

2.1. Creative Brief

Creative Brief là bản tắt được viết bởi Account Agency và chỉ lưu hành nội bộ trong các team ý tưởng hoặc sáng tạo nội dung để họ nắm được các yêu cầu cơ bản của chiến dịch Marketing. Ngoài những thông tin cơ bản, Creative Brief Marketing, còn phải khơi gợi động lực sáng tạo, giúp các thành viên trong đội nhóm thực hiện kế hoạch tốt nhất có thể.

Một bản Brief Marketing hoàn chỉnh cần có đầy đủ các nội dung như sau:

  • Job Description: Mô tả chi tiết, cụ thể hạng mục công việc mà mỗi thành viên trong Creative Team phải thực hiện.
  • Target Audience: Thông tin chi tiết về độ tuổi, giới tính, nhân khẩu học, sở thích, hành vi,… của khách hàng mục tiêu.
  • Single – Minded – Proposition: Điểm khác biệt của sản phẩm góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh và tác động tới nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
  • Key Response: Mục tiêu hành động của khách hàng (trao đổi, chia sẻ, mua hàng,…) sau khi chiến dịch kết thúc.
  • Desired Brand Character: Mong muốn đạt được cảm nhận của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ.
  • Budget: Ngân sách phía khách hàng cung cấp cho Agency để thực hiện chiến dịch.

2.2. Communication Brief

Khác với Creative Brief Marketing, Communication chủ yếu để trao đổi thông tin giữa khách hàng và Account Agency để nắm được các thông tin quan trọng về đối tượng, địa điểm, thời gian, cách thức triển khai,…

Communication Brief của Red Bull

Communication Brief chi tiết có các nội dung cơ bản sau đây:

  • Project: Mục đích chính của khách hàng đối với việc triển khai chiến dịch Marketing.
  • Brand: Thông tin chi tiết, chính xác về thương hiệu đang được chuẩn bị thực hiện chiến dịch truyền thông.
  • Project Description: Mô tả chi tiết về dự án của Agency.
  • Brand background: Thông tin cơ bản xoay quanh thương hiệu như tình hình thương hiệu, những vấn đề gặp phải, đối thủ cạnh tranh,…
  • Objectives: Mục đích truyền thông chính của chiến dịch (tăng nhận diện, tạo độ phủ, tăng doanh thu,…).
  • Target Audience: Tệp khách hàng mục tiêu các Client muốn hướng tới trong dự án.
  • Message (thông điệp); Coverage (khu vực triển khai), Budget (ngân sách) và Timing (Thời gian trao đổi ý tưởng lần đầu tiên).

3. Cấu tạo của một Brief Marketing

Cấu tạo cơ bản của một Brief Marketing gồm những chỉ mục quan trọng dưới đây:

  • Mô tả chi tiết vấn đề, nguyên nhân và giải pháp.
  • Mục tiêu cần đạt được sau khi kết thúc chiến dịch Marketing.
  • Đặc điểm tâm lý, nhân khẩu học,… của tệp khách hàng mục tiêu.
  • Tính cách và câu chuyện thương hiệu doanh nghiệp muốn truyền tải.
  • Ngân sách và thời gian chi tiết.

4. Nguyên tắc tạo nên một Brief Marketing tốt

Một Brief Marketing được đánh giá là tốt khi dù ở bất kỳ dạng thức nào cũng đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc sau:

Tìm hiểu thêm: Mô tả công việc Phiên dịch viên tiếng Anh

Nguyên tắc tạo nên một Brief Marketing tốt

4.1. Brief ở dạng văn bản

Brief ở dạng văn bản là nguyên tắc cơ bản nhưng vô cùng quan trọng. Bởi khi được trình bày dưới dạng văn bản, chúng cung cấp thông tin một cách rõ ràng, mạch lạc và thuận tiện hơn cho việc lưu trữ, đối chiếu.

4.2. Brief Marketing phải rõ ràng, mạch lạc

Brief Marketing là bản trao đổi tóm tắt giữa khách hàng và Agency nên cần được trình bày rõ ràng, mạch lạc. Đồng thời, các nội dung đa nghĩa dễ gây hiểu nhầm cũng cần loại bỏ hoàn trong Brief.

4.3. Trình bày mục tiêu rõ ràng

Trình bày mục tiêu rõ ràng là cách giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, tối ưu nhân lực và dễ dàng đạt được mục đích. Mục tiêu trong Brief Marketing nên bắt đầu bằng động từ và đi thẳng vào vấn đề thay vì trình bày dài dòng văn tự.

4.4. Luôn có ngân sách cụ thể

Một số Client thường để trống mục ngân sách vì không tính toán chi tiết số tiền cần bỏ ra. Điều này vừa là ưu điểm nhưng cũng đồng thời là hạn chế lớn. Theo đó, nó giúp Agency thỏa mái chi tiêu, không cần dè dặt “cân đo đong đếm” nhưng lại “ngốn” của Client những con số khổng lồ sau khi chiến dịch kết thúc. Vì vậy, hãy luôn dành một mục ưu tiên cho ngân sách trong Brief Marketing. Nếu không thể định lượng chính xác, cả hai bên nên cùng ngồi lại trao đổi để có được sự thống nhất.

4.5. Deadline chi tiết, khoa học

Một bản Brief hoàn hảo phải cung cấp đầy đủ thông tin về thời hạn dự án để Agency tính toán và phân bổ nhân lực. Tuyệt đối tránh tình trạng cung cấp Brief Marketing muộn và deadline gấp rút làm hiệu quả chưa thấy đâu mà nguy cơ “xôi hỏng, bỏng không” đã ở trước mắt.

5. Các yếu tố tạo nên Brief Marketing

Một Brief Marketing chuẩn chỉnh cần sở hữu những yếu tố cơ bản sau đây:

>>>>>Xem thêm: 5 ứng dụng giúp bạn nâng cao năng suất làm việc hiệu quả

Các yếu tố tạo nên Brief Marketing

5.1. Thông tin ngắn gọn, cân đối và dễ hiểu

Bản chất Brief Marketing là bản trao đổi thông tin cơ bản nên nó cần phải được trình bày ngắn gọn, khoa học, không dài dòng. Tuy nhiên, Brief quá ngắn, thiếu nội dung hay câu từ chưa thoát ý cũng là điều cấm kỵ. Các bên cần cân đối, chọn lọc thông tin, trình bày súc tích, khoa học để đạt được mục tiêu của dự án.

5.2. Liệt kê đầy đủ các bên liên quan trong Brief

Một bản Brief Marketing hoàn chỉnh không thể thiếu được hai chủ thể quan trọng quyết định thành công của chiến dịch là Agency và Client. Đối với Agency, thông tin những bộ phận liên quan, nhiệm vụ từng cá nhân, tập thể, người kết nối khi có vấn đề phát sinh,… cần được thể hiện chi tiết nhất có thể. Còn về phía Client, những bên liên quan cần liệt kê bao gồm người chịu trách nhiệm chính, giám sát và người xử lý các sự cố trong chiến dịch.

5.3. Thông tin chi tiết về tình trạng sản phẩm

Chiến dịch truyền thông chủ yếu xoay quanh sản phẩm, dịch vụ nên phía Client phải cung cấp đầy đủ thông tin. Từ những thông tin có được, Agency tiếp tục khảo sát, thu thập thêm thông tin để đưa ra kế hoạch, phương thức triển khai chiến dịch Marketing hiệu quả nhất.

5.4. Phân tích chi tiết đối thủ cạnh tranh

Thiếu đi thông tin đối thủ cạnh tranh là một lỗi sơ đẳng các Client thường bỏ quên. Họ thường chỉ tập trung vào sản phẩm mà bỏ qua yếu tố quan trọng không kém là đối thủ cạnh tranh. Trong Brief Marketing, thông tin về đối thủ cạnh tranh cần được mô tả chi tiết, thể hiện rõ điểm mạnh, điểm yếu, lợi thế cạnh tranh,… để có thể đưa ra phương án tối ưu nhất.

5.5. Mục tiêu rõ ràng, thời gian hợp lý, ngân sách chi tiết

Ngoài các thông tin quan trọng kể trên, Brief Marketing cần phải có mục tiêu rõ ràng nhằm xác định phương thức thực hiện và đo lường mức độ thành công. Bên cạnh đó, thời gian hoàn thành và ngân sách cũng là những yếu tố cần được đưa vào Brief để tránh việc thiếu chủ động về thời gian, không đủ ngân sách hoặc “vung tay quá trán”.

Như vậy, với các thông tin chia sẻ trong bài viết, bạn đã có được đáp án cho câu hỏi Brief Marketing là gì và hiểu thêm những thông tin quan trọng xoay quanh thuật ngữ này. Nếu có chia sẻ về Brief Marketing, hãy để lại ở bình luận để mọi người cùng tham khảo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *