Môi trường công sở không chỉ có những drama, thói hư, tật xấu,… mà còn có cả rất nhiều căn bệnh gây ảnh hưởng đến công việc, sự nghiệp của các bạn. Nổi bật trong số đó phải kể đến chính là bệnh “cả nể”. Vậy cả nể là gì? Nó mang lại những mối nguy hại nào và làm sao để đánh bại căn bệnh này? Toàn bộ thắc mắc sẽ được Blogvieclam.edu.vn giải đáp ngay sau đây.
Bạn đang đọc: Cả nể là gì? Tốt hay xấu? Cách chữa bệnh cả nể
Cả nể là gì?
Cả nể là gì? Đó là một trong những căn bệnh chung mà rất nhiều người Việt Nam mắc phải. Vậy cụ thể trong môi trường công sở, nên hiểu về cụm từ này như thế nào?
Trước hết, chúng ta hãy cùng bóc tách ý nghĩa của cụm từ này. “Cả” có thể hiểu là quá mức, quá thể. Còn “nể” là nể nang, không dám tranh cãi, không dám từ chối. Như vậy, cả nể có nghĩa là nể nang một cách dễ dàng, quá mức, sợ không dám đấu tranh, sợ sẽ là phật lòng, phật ý người khác.
Hiện nay, trong môi trường công sở xuất hiện rất nhiều người mắc bệnh cả nể. Họ thường tỏ ra ngại ngùng, không biết làm sao để làm trái ý đồng nghiệp, cấp trên. Bất kỳ ai nhờ gì họ cũng sẽ nghe và làm theo, tuy nhiên trong thâm tâm, chưa chắc họ đã muốn thế. Thậm chí, người cả nể tại nơi làm việc còn cố để nhường nhịn, dành mọi công sức để làm vừa lòng các đồng nghiệp khác. Điều này khiến họ ít khi nhận được sự tôn trọng.
Biểu hiện của người cả nể
Sau đây là 10 biểu hiện điển hình của người có tính cả nể mà chúng tôi đã tổng hợp. Cùng tìm hiểu và kiểm tra xem bạn có mắc phải biểu hiện nào không nhé.
Người cả nể giả vờ đồng ý với mọi người
Việc lắng nghe ý kiến của người khác là một kỹ năng xã hội thiết yếu, mang đến nhiều lợi ích cho chúng ta. Tuy nhiên, người cả nể lại có xu hướng ép bản thân phải đồng tình, ủng hộ mọi thứ mà người khác đưa ra ngay cả khi gặp một ý kiến trái ngược lại với quan điểm của họ. Mục đích của hành vi này là vì họ muốn giữ mối quan hệ hoà hợp với mọi người xung quanh.
Cảm thấy có trách nhiệm với cảm giác của người khác
Sống có trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh là điều được xã hội khuyến khích. Tuy nhiên, người cả nể thường rất quan tâm đến cảm nhận của người khác và luôn trong trạng thái lo lắng khi bạn bè, đồng nghiệp của họ đang buồn hoặc gặp vấn đề gì đó. Họ cho rằng bản thân phải có trách nhiệm với tâm trạng, cảm xúc của mọi người.
Không thừa nhận khi cảm xúc của mình bị tổn thương
Người cả nể thường rất hay để tâm đến suy nghĩ và lời nói của người khác. Họ rất sợ bị đánh giá hoặc nhận xét không tốt về bản thân. Do đó, họ thường phủ nhận những cảm xúc và suy nghĩ của mình ngay cả khi đang gặp tổn thương.
Người cả nể không biết cách từ chối
Dấu hiệu điển hình nhất của người có tính cả nể đó là không bao giờ biết nói lời từ chối. Với mọi lời mời hay đề nghị họ đều cảm thấy rất ngại và day dứt khi từ chối bởi sợ làm người khác buồn hoặc nghĩ họ là người ích kỷ, thiếu hoà đồng.
Một ví dụ tiêu biểu ở xã hội chúng ta hiện nay đó là những người cả nể luôn bị ép uống bia rượu hay đi tiếp bia rượu. Thậm chí cả khi ngoài sức chịu đựng của cơ thể, họ vẫn không dám nói từ chối.
Xin lỗi thường xuyên
Việc đổ lỗi cho bản thân và nói xin lỗi thường xuyên cũng là một dấu hiệu tiêu biểu của người có tính cả nể. Người cả nể sẽ luôn luôn cảm thấy có lỗi bởi tất cả những sai lầm lớn nhỏ mà họ gây ra.
Cảm thấy quá tải vì những việc mình phải làm
Người cả nể có thể thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải bởi phần lớn lịch trình của họ là những công việc mà người khác nhờ vả. Họ đồng ý làm những công việc đó chỉ vì mong muốn làm hài lòng mọi người.
Cảm thấy khó chịu nếu làm ai đó giận
Khi thấy một ai đó nổi giận, người cả nể thường sẽ cảm thấy không thể chịu đựng được và muốn tìm mọi cách để xoa dịu cơn nóng giận của họ. Bởi hay để ý đến cảm nhận và tâm trạng của người khác nên họ cũng thường thấy khó chịu khi làm ai đó tức giận.
Bắt chước hành động của những người xung quanh
Con người thể hiện quan điểm sống của bản thân qua tính cách hoặc hành động trong mọi khía cạnh của cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, những người cả nể thường có xu hướng đi lệch lại với những quan điểm sống của bản thân. Vì muốn làm cho mọi người xung quanh cảm thấy hài lòng và thoải mái nên họ thường bắt chước hành động, suy nghĩ của người xung quanh và không dám thể hiện quan điểm của mình.
Tìm hiểu thêm: [Khám phá] Cách hoạt động của ATS trong quy trình quản lý tuyển dụng
Cần khen ngợi để xác nhận
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những người có tính cả nể thường coi lời khen ngợi của người khác như một sự xác nhận về bản thân mình. Họ đặt giá trị của bản thân phụ thuộc vào những suy nghĩ và lời nói của người khác. Khi được khen ngợi thì cảm thấy hài lòng. Nhưng ngược lại, khi nhận những lời chê bai họ lại rơi vào trạng thái hoang mang và ủ dột.
“Đi đường vòng” để tránh xung đột
Xung đột là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống. Nhưng trong mỗi cuộc tranh luận, người cả nể thường không muốn và thậm chí không dám thể hiện quan điểm của mình. Họ có suy nghĩ “dĩ hoà vi quý” để mọi chuyện bớt rắc rối.
Những nguy hại của căn bệnh “cả nể nơi công sở”
Mang trong mình căn bệnh cả nể, nhất là ở nơi làm việc, các bạn sẽ phải chịu rất nhiều thiệt thòi, thậm chí là ảnh hưởng đến quá trình phát triển, thăng tiến trong sự nghiệp.
Không kiểm soát được cảm xúc, không tự tin vào bản thân
Sự cả nể sẽ khiến cho bạn không thể xác định được điều mà bản thân mong muốn là gì. Từ đó, bạn sẽ trở nên thiếu tự tin với những điều mình thực hiện, luôn bận lòng vì những suy nghĩ của mọi người. Thêm vào đó, bạn cũng khó kiểm soát được cảm xúc, thường xuyên không thoải mái, stress, bực tức vì quá tải nhưng vẫn phải đè nén lại để chiều lòng người khác. Chưa kể khi bạn “sống hộ” cho người khác, đảm nhiệm quá nhiều việc còn khiến bạn bỏ quên cả vấn đề của mình trong cuộc sống. Không kiểm soát được cảm xúc, không tự tin vào bản thân.
Người cả nể dễ bị người khác lợi dụng, sai khiến
Người cả nể sẽ ngại phải từ chối, thậm chí là không biết cách từ chối. Vậy nên, vô hình chung, bạn sẽ bị người khác dễ dàng lợi dụng, sai khiến trong mọi trường hợp. Điều này cũng khiến bạn bị đánh giá thấp là không có chính kiến, yếu đuối, ai nói gì cũng nghe theo,…
Thực tế, nếu bạn cứ mãi vì người khác, không màng đến lợi ích, cuộc sống của bản thân, nếu gặp người hiểu chuyện, họ sẽ rất trân trọng, tôn trọng bạn. Nhưng ngược lại, nếu gặp người không biết điều, họ sẽ chẳng quan tâm mà nghĩ rằng đó chính là bổn phận, trách nhiệm bạn cần làm. Dần dần, họ sẽ không coi trọng bạn.
Có thể xuất hiện những hiện tượng tiêu cực
Hiện nay, trong môi trường công sở xuất hiện không ít thành phần “đi cửa sau”. Đây cũng là một nguyên nhân gây nên bệnh cả nể của nhiều người. Nhất là trong công việc, bạn hay cả nể nên sẽ không dám từ chối các nhiệm vụ từ “COCC”, sợ bị tai tiếng. Do đó, bạn thường chọn cách giải quyết không đúng với quy chuẩn nhưng làm vừa lòng người khác. Bạn chấp nhận lời nhờ vả của người quen, người có cấp bậc cao hơn,… dù nó có là tiêu cực đi chăng nữa, bạn cũng sẽ làm. Vậy chẳng phải, chính bạn là người đã tạo nên một môi trường độc hại, những hiện tượng tiêu cực tại môi trường công sở hay sao?
Học cách nói “không” để chữa bệnh cả nể nơi công sở
Có thể thấy, cả nể nơi công sở là căn bệnh nguy hiểm, nó không chỉ khiến bạn trở nên mệt mỏi, vất vả mà còn gây khó khăn cho con đường thăng tiến, phát triển sự nghiệp. Hãy thử tưởng tượng, nếu bạn cứ mãi nghe theo người khác, không có chính kiến, không dám lên tiếng thì có ai muốn giao cho bạn vị trí cao trong công ty hay không? Hơn nữa, lãnh đạo các công ty cũng thường không đánh giá cao những người cứ cả nể, nhẫn nhịn, thiếu quyết đoán. Đây chính là điểm bất lợi của bạn trong công việc.
>>>>>Xem thêm: Tổng hợp từ A – Z quy định tiếp khách nơi công sở
Để chữa căn bệnh này, cách duy nhất là bạn phải học cách để nói “không” khi cần thiết. Bạn không cần phải tìm bào chữa cho sự từ chối của mình, bạn chỉ cần đưa ra lý do là mình không muốn làm điều đó. Bạn hãy gạt đi sự sợ hãi, phá bỏ rào cản ngại nói, ngại từ chối từ những vấn đề nhỏ nhất, dần dần bạn sẽ quen và cảm thấy đó là điều hết sức bình thường.
Các bạn cũng không nên nghĩ không giúp đỡ người khác là ích kỷ. Điều này thể hiện bạn có khả năng phân tích tình huống, biết cách đưa ra phương án ứng xử phù hợp. Việc nào đáng để bạn làm, bạn hãy sẵn lòng giúp đỡ với tâm thế thoải mái, vui vẻ. Ngược lại, những việc không đáng, nhiệm vụ của người khác đùn đẩy, bạn hãy kiên quyết từ chối. Bạn hãy hiểu rằng, giá trị của bạn trong mắt người khác tăng hay giảm, đôi khi nó chỉ phụ thuộc vào một cái lắc đầu mà thôi.
Qua bài viết bày bạn đã biết cả nể là gì chưa? Sống thật với cảm xúc của bản thân là điều rất cần thiết, đặc biệt là trong môi trường công sở. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà các bạn hãy đưa ra cách để ứng xử phù hợp nhất. Cả nể đôi khi sẽ giúp bạn có được những mối quan hệ đồng nghiệp tốt, thế nhưng, đôi khi nó cũng sẽ là con dao 2 lưỡi khiến sự nghiệp của các bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng đó nhé.