Cách xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong hoạt động Marketing, việc xây dựng các chiến lược theo từng giai đoạn, thời kỳ đóng vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu mà còn tạo sự uy tín, tiếng tăm cho thương hiệu của doanh nghiệp. Ở bài viết này, Blogvieclam.edu.vn sẽ chia sẻ về cách xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả kèm ví dụ cụ thể. Cùng đọc và tham khảo để áp dụng cho đơn vị của mình bạn nhé.

Bạn đang đọc: Cách xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp

1. Chiến lược Marketing là gì?

Theo Philip Kotler định nghĩa, các chiến lược Marketing chính là một hệ thống các quan điểm, luận điểm logic, hợp lý. Đây là căn cứ để chỉ đạo một đơn vị, tổ chức nào đó, nhằm tính toán cách giải quyết các nhiệm vụ trong hoạt động Marketing.

Chiến lược Marketing là gì?

Hay hiểu một cách đơn giản, chiến lược Marketing là một kế hoạch PR tổng thể. Nó gồm các cách thức tiếp thị quảng cáo, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được với các đối tượng khách hàng mục tiêu. Từ đó, hoạt động bán hàng sẽ diễn ra thuận lợi, mang về cho doanh nghiệp nhiều doanh thu.

Hiện nay, các chiến lược Marketing của doanh nghiệp thường sẽ gồm:

  • Tuyên bố về giá trị của doanh nghiệp.
  • Thông điệp cần truyền tải đến cho khách hàng.
  • Các thông tin liên quan đến đối tượng khách hàng mục tiêu.
  • Một số phương pháp thực hiện.

>> Tìm hiểu thêm: Hiệu ứng chim mồi là gì?

2. Tại sao cần có chiến lược Marketing?

Có thể nói, việc xây dựng các chiến lược Marketing đối với doanh nghiệp là điều rất quan trọng bởi những lý do sau:

2.1 Tăng nhận thức về thương hiệu

Sự quyết định của khách hàng khi chọn mua sản phẩm của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào cách họ nhận thức về thương hiệu. Và các chiến lược marketing có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng cũ và mới.

Bằng cách đánh đúng vào tâm lý của khách hàng, các hoạt động marketing có thể giúp khách hàng dễ dàng nhận biết đúng về sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Từ đó, khách hàng sẽ có nhiều cơ hội để tiếp cận và quyết định mua sản phẩm của doanh nghiệp.

2.2 Cân bằng tài chính cho doanh nghiệp

Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Youtube,… đang mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng thông qua nhiều kênh khác nhau. Tuy nhiên, việc quảng cáo trên các nền tảng này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tốn rất nhiều chi phí.

Để tiết kiệm chi phí và cạnh tranh được với các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần áp dụng các chiến lược marketing hiệu quả. Với việc marketing đúng cách, các doanh nghiệp có thể tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng mà mình muốn và thu hút sự quan tâm của họ, giúp tăng doanh số bán hàng một cách hiệu quả.

2.3 Tăng sự tương tác

Chiến lược Marketing hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng và thu thập thông tin cá nhân của họ, bao gồm số điện thoại, email, và các thông tin quan trọng khác. Từ đó doanh nghiệp xây dựng được mối quan hệ vững chắc với khách hàng, tạo ra sự tương tác tích cực với họ.

Sự tương tác tích cực của khách hàng là thước đo quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp. Khi khách hàng tương tác nhiều hơn, họ cảm thấy tin tưởng và trung thành với doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp có được một cộng đồng khách hàng trung thành, giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo ra lợi nhuận bền vững.

2.4 Tăng doanh thu, lợi nhuận

Chiến lược Marketing đóng vai trò cực kỳ quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ công ty nào. Vì Marketing giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình tới khách hàng, tạo nên nhận thức về thương hiệu và thu hút sự quan tâm của khách hàng.

Điều này đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp mới hoặc nhỏ, khi họ cần phải xây dựng một danh tiếng và khách hàng trung thành. Thông qua các chiến lược Marketing, doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm của mình tới khách hàng tiềm năng, thu hút họ đến với thương hiệu của mình, tăng doanh số bán hàng và tạo ra lợi nhuận bền vững.

Tại sao cần có chiến lược Marketing?

>> Tham khảo thêm: Roadshow là gì?

3. Các chiến lược Marketing cơ bản

Có rất nhiều chiến lược Marketing được các doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Trong đó một số chiến lược cơ bản, phổ biến nhất phải kể đến là:

3.1 Chiến lược Marketing đại trà

Đây là loại hình hướng tới phạm vi thị trường rất lớn và đề cao về doanh số. Các doanh nghiệp lựa chọn chiến lược này thường sẽ chấp nhận bỏ qua những khác biệt trong phân khúc thị trường để giúp sản phẩm, dịch vụ được bao phủ khắp nơi.

3.2 Chiến lược Marketing phân biệt

Chiến lược này sẽ đề cao về quy trình nghiên cứu thị trường thay vì phân tích. Các doanh nghiệp áp dụng chiến lược này sẽ phải tham gia vào từng giai đoạn của thị trường để áp dụng chương trình phù hợp.

3.3 Chiến lược Marketing mix (tiếp thị hỗn hợp)

Đây là tập hợp những công cụ tiếp thị giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu quảng bá sản phẩm, dịch vụ trên thị trường hướng tới. Chiến lược 4P này là price (giá cả), product (sản phẩm), promotion (xúc tiến) và place (phân phối).

3.4 Chiến lược Marketing tập trung

Đây là mô hình mà các doanh nghiệp sẽ dồn lực, tập trung để chinh phục một khu vực thị trường nhất định. Họ có thể chấp nhận những rủi ro tiềm tàng để tạo được chỗ đứng, ưu thế độc quyền cũng như sức ảnh hưởng trên thị trường.

Các chiến lược Marketing cơ bản

4. Cách xây dựng chiến lược Marketing

Để có thể xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả, doanh nghiệp sẽ cần thực hiện theo 9 bước như sau:

4.1 Phân tích và đánh giá thực trạng doanh nghiệp

Muốn xây dựng chiến lược Marketing một cách hiệu quả, bạn cần phải có những phân tích và đánh giá về thực trạng thực tế của doanh nghiệp. Việc hiểu rõ về “bản thân” sẽ giúp doanh nghiệp có những định hướng phát triển phù hợp và tạo dựng được lợi thế cạnh tranh cho mình.

4.2 Xác định rõ mục tiêu của chiến lược Marketing

Tùy vào từng doanh nghiệp mà mục tiêu của chiến lược Marketing sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên thường thì các mục tiêu sẽ gồm:

  • Phát triển thương hiệu.
  • Tăng doanh số bán hàng.
  • Khẳng định vị trí trên thị trường.
  • Đạt chỉ tiêu về tài chính.
  • Phát triển sản phẩm, dịch vụ.

Việc xác định mục tiêu Marketing cần đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Mục tiêu Marketing phải phục vụ cho mục tiêu kế hoạch chiến lược của công ty.
  • Mục tiêu Marketing phải cụ thể, rõ ràng và đo lường được.
  • Mục tiêu phải gắn với thời gian cụ thể.
  • Các mục tiêu phải đồng bộ nhau và được sắp xếp theo thứ tự về tầm quan trọng

4.3 Nghiên cứu, phân tích thị trường

Việc nghiên cứu, phân tích thị trường sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ về quy mô, cơ cấu, xu hướng biến động, tác động của môi trường Marketing đến nhu cầu mua sắm của khách hàng

Đồng thời, đánh giá được ưu nhược điểm của các đối thủ cạnh tranh cũng như thị phần và chiến lược của họ. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra được chiến lược Marketing phù hợp, hiệu quả nhất. Cụ thể, các hoạt động cần làm là:

  • Phân tích, nghiên cứu về khách hàng mục tiêu.
  • Phân tích, nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Các doanh nghiệp có thể sử dụng một số công cụ để quá trình nghiên cứu, phân tích này diễn ra nhanh chóng như là Ansoff, SWOT, Porter 5 Forces, Pestle,…

Cách xây dựng chiến lược Marketing

4.5 Xác định phân khúc thị trường mục tiêu

Dựa trên những phân tích về thị trường, doanh nghiệp sẽ tiến hành phân đoạn thị trường, có thể sử dụng các tiêu chí sau:

  • Phân khúc theo hành vi
  • Phân khúc theo nhu cầu
  • Phân khúc theo nhân khẩu học

Một phân khúc thị trường lý tưởng sẽ đảm bảo các yếu tố sau:

  • Có thể đo lường được
  • Đủ lớn để doanh nghiệp có thể tạo ra lợi nhuận
  • Ổn định
  • Có thể tiếp cận bởi các chiến lược Marketing

4.6 Xác định thị trường mục tiêu

Dựa trên những đoạn thị trường đã được phân chia, doanh nghiệp sẽ đánh giá và lựa chọn thị trường mục tiêu cho các sản phẩm, dịch vụ của mình. Đây chính là tệp khách hàng chính mà doanh nghiệp hướng tới và doanh nghiệp sẽ áp dụng các chiến lược Marketing để kích thích và chuyển đổi hành vi của họ.

4.7 Xây dựng các chiến lược Marketing

Một chiến lược Marketing sẽ bao gồm rất nhiều yếu tố và hoạt động. Ví dụ như:

  • Chiến lược về giá
  • Chiến lược truyền thông
  • Chiến lược về con người
  • Chiến lược kỹ thuật
  • Chiến lược sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ
  • Chiến lược thương hiệu
  • Chiến lược định hướng các chuỗi giá trị
  • Chiến lược kênh Marketing
  • Chiến lược tài nguyên
  • Chiến lược giá trị khách hàng…

Tùy vào từng mục tiêu, các đối tượng khách hàng, thị trường phát triển,… mà doanh nghiệp sẽ cần liệt kê ra những chiến lược phù hợp, đảm bảo mang lại hiệu quả cao nhất.

4.8 Xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện

Tìm hiểu thêm: 4 trở ngại thường gặp khi bắt đầu công việc mới

Xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện

Đến bước này, doanh nghiệp sẽ cần vạch rõ ra những gì cần phải thực hiện, triển khai như thế nào là tốt nhất. Thông thường, các kế hoạch này sẽ gồm có:

  • Kế hoạch dự trù bán hàng
  • Kế hoạch tính giá, lãi gộp
  • Kế hoạch đặt hàng, giao hàng
  • Kế hoạch truyền thông – Marketing
  • Kế hoạch quản trị quan hệ khách hàng
  • Kế hoạch đầu tư vốn
  • Kế hoạch bán hàng
  • Kế hoạch tổ chức kênh truyền thông – Marketing
  • Kế hoạch tổ chức kỹ thuật

4.9 Lên kế hoạch theo dõi và thực hiện cho từng giai đoạn

Xây dựng chiến lược Marketing là chưa đủ, doanh nghiệp sẽ còn cần lên kế hoạch để thực hiện, theo dõi cho từng giai đoạn. Cụ thể đó là các quy chuẩn, tiêu chuẩn để đánh giá tiến độ, tiếp nhận các phản hồi, ý kiến của khách hàng, rút kinh nghiệm cho chiến lược tiếp theo,… Đây là một bước vô cùng quan trọng, quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp sau này.

5. Ví dụ về chiến lược Marketing thành công ở Việt Nam

Tại Việt Nam, đã có rất nhiều doanh nghiệp thành công trong việc xây dựng chiến lược Marketing, đưa thương hiệu của mình lên một tầm cao mới. Hãy cùng Blogvieclam.edu.vn tìm hiểu cụ thể cách họ thực hiện để biết tại sao họ làm được điều đó bạn nhé.

5.1 Chiến lược Marketing của Coca-Cola

Chiến lược Marketing của Coca – Cola

Là một trong những “ông hoàng giải khát” lớn hàng đầu trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, Coca – Cola không chỉ chinh phục khách hàng bởi thức uống thơm ngon, chất lượng mà còn được cộng đồng Marketing biết đến như một “bậc thầy” tiếp thị.

Cụ thể, họ đã áp dụng chiến lược Marketing như sau:

  • Áp dụng chiến lược Marketing mix, chú trọng 4 yếu tố là giá cả, sản phẩm, xúc tiến thương mại và phân phối.
  • Đặt trọng tâm vào các thị trường chủ lực, không đầu tư dàn trải, đại trà. Hầu hết các khách hàng tiềm năng Coca – Cola hướng đến đều là những thị trường lớn, có sức tiêu thụ cao.
  • Tập trung xây dựng các chiến lược quảng cáo, cải thiện sản phẩm để nâng cao vị thế, uy tín trên thị trường truyền thống.
  • Coca – Cola đầu tư rất lớn cho các hợp đồng quảng cáo chất lượng nhằm tạo ra những tác động mạnh mẽ đến khách hàng.
  • Tăng khối lượng sản phẩm, siết chặt về chi phí và thúc đẩy hiệu quả vốn đầu tư. Thương hiệu này cũng không ngừng cạnh tranh với các đối thủ, nhất là Pepsi.

5.2 Chiến lược Marketing của Vinamilk

Vinamilk cũng là một thương hiệu lớn tại thị trường Việt Nam. Để đạt được vị thế như ngày hôm nay, họ đã áp dụng rất nhiều chiến lược Marketing khác nhau, trong đó phải kể đến như:

  • Chiến lược quảng cáo đa kênh: Vinamilk đã tận dụng đa dạng các kênh như báo đài, tivi, fanpage, billboard, truyền hình,… để quảng cáo cho sản phẩm của mình.
  • Tài trợ cho các cuộc thi, chương trình học bổng,… để tăng độ nhận diện thương hiệu. Ví dụ như “Chương trình 3 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo” trị giá 10 tỷ đồng, quỹ học bổng “ Vinamilk ươm mầm tài năng trẻ” trị giá 3,1 tỷ đồng cùng nhiều chương trình ý nghĩa khác.
  • Ngoài ra, Vinamilk cũng tận dụng mô hình Hero-Hub-Help để sáng tạo, phát triển nội dung, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng.

5.3 Chiến lược Marketing của KFC

Chiến lược Marketing của KFC

KFC là một trong những thương hiệu rất nổi tiếng, quen thuộc với người Việt Nam, đặc biệt là các bạn trẻ. Vậy họ đã áp dụng các chiến lược Marketing như thế nào để đạt được thành công?

Thực tế, KFC đã sử dụng Marketing mix “Bản địa hóa để chinh phục khách hàng”. Cụ thể chiến lược đó là:

  • Chiến lược về sản phẩm – Đông Tây kết hợp hoàn hảo: Ngoài sự pha trộn của 30 phương thức tẩm ướp gia vị với 11 hương vị thảo mộc, KFC còn thường xuyên thay đổi khẩu vị, mẫu mã, kích thước món ăn,… để cho phù hợp với ẩm thực của Việt Nam.
  • Chiến lược về giá: KFC luôn tối giản về giá để đảm bảo phù hợp với chi tiêu của người Việt kết hợp với nhiều chương trình khuyến mại, ưu đãi lớn.
  • Chiến lược phân phối: KFC luôn không ngừng mở rộng các cơ sở bán hàng, nhằm mang đến những món ăn ngon cho tất cả người dân trên toàn quốc. Hiện nay, họ đã có tổng cộng 144 cơ sở kinh doanh phủ sóng tại 3 miền Bắc – Trung – Nam.
  • Chiến lược quảng cáo: KFC cũng tận dụng tối đa các kênh quảng cáo để phát triển thương hiệu, thu hút khách hàng như là các nền tảng mạng xã hội, kênh truyền thông, truyền hình, quảng cáo ngoài trời,…

5.4 Chiến lược Marketing của Điện Máy Xanh

Điện Máy Xanh là một trong những thương hiệu có chiến lược Marketing vô cùng độc lạ. Ý tưởng của họ là đưa tên Điện Máy Xanh vào trong các bài hát, lặp đi lặp lại tên thương hiệu. Lời bài hát được chọn khá vui tươi, dễ nhớ, gần gũi với mọi người kết hợp cùng hình ảnh động trong TVC.

Có thể nói, việc tiếp cận khách hàng qua âm nhạc rất dễ gây “nghiện”, từ đó mang lại hiệu quả cao trong hoạt động Marketing. Một số TVC nổi bật của Điện Máy Xanh mà bạn có thể tham khảo là:

  • “Bạn muốn mua tivi” – đây là TCV ra mắt đầu tiên.
  • “Nóng quá” – TVC về máy lạnh.
  • “Muốn đồ sạch mà sao mệt quá đi” – TVC về máy giặt.
  • “Phận làm phụ nữ mua đồ là đam mê” – TVC hàng gia dụng

5.5 Chiến lược Marketing của Biti’s Hunter

Biti’s Hunter là một thương hiệu giày nổi tiếng với rất nhiều chiến lược Marketing lớn. Một trong số đó phải kể đến chính là chiến lược theo công thức truyền thông AIDA như sau:

  • Awareness (gây chú ý): Biti’s Hunter đã nhắm vào việc quảng bá thương hiệu, hình ảnh, sản phẩm mới qua viral video kết hợp influencer Marketing. Cụ thể, họ đã đưa được sản phẩm vào MV Lạc Trôi của ca sĩ Sơn Tùng MTP, Soobin Hoàng Sơn. Đây là những cái tên nổi tiếng, có sức ảnh hưởng vô cùng lớn trên thị trường.
  • Interest (gây thích thú): Tiếp đến, Biti’s Hunter đã sử dụng kênh KOL để truyền thông cho các chiến dịch Marketing sau đó, kích thích sự yêu mến của khán giả đối với sản phẩm.
  • Desire (kích thích nhu cầu khách hàng): Không dừng lại, Biti’s Hunter tiếp tục tung ra hàng loạt bài PR để kích thích nhu cầu mua sản phẩm của khách hàng. Đặc biệt, những bài báo lớn còn đánh vào lòng trung thành của người Việt đối với thương hiệu Việt.
  • Action (kêu gọi hành động): để tiếp thêm động lực cho những khách hàng còn đang băn khoăn, Biti’s Hunter đã áp dụng các chương trình giảm giá, kết hợp cùng các website thương mại điện tử để tung ra các mã tại khung giờ nhất định.

5.6 Chiến lược Marketing của Starbucks

Trong các chiến lược Marketing của mình, Starbucks đã tận dụng rất tốt nền tảng mạng xã hội. Họ khai thác những gì mà khách hàng muốn và hiện nay, họ đang có các tài khoản Facebook, Instagram, Twitter rất thành công.

>>>>>Xem thêm: Thời gian báo trước khi nghỉ việc là bao nhiêu ngày làm việc?

Chiến lược Marketing của Starbucks

Cụ thể, những lý do giúp cho Starbucks có được vị trí lớn trên thị trường như ngày hôm nay là nhờ vào việc:

  • Kết nối cùng chủ đề trên rất nhiều phương tiện mạng xã hội khác nhau. Luôn chia sẻ về chiến dịch trên mạng xã hội.
  • Tiếp xúc nhiều với khách hàng.
  • Quảng cáo các sản phẩm giảm giá.
  • Tổ chức nhiều sự kiện có nghệ sĩ nổi tiếng.
  • Sử dụng các hình ảnh, video, gif tinh tế, thu hút.

5.7 Chiến lược Marketing của Apple

Apple có lẽ là cái tên không còn quá xa lạ đối với chúng ta hiện nay. Tuy nhiên, để tạo được thành công như hiện tại, họ cũng đã áp dụng rất nhiều chiến lược Marketing khác nhau. Trong đó, 9 chiến lược giúp cho “Táo khuyết” có được vị trí dẫn đầu gồm:

  • Luôn cân nhắc về sự cần thiết của việc chạy quảng cáo.
  • Sự tối giản luôn được chú trọng.
  • Quan tâm đến cảm xúc của khách hàng.
  • Xây dựng cộng đồng người dùng trung thành.
  • Tạo dựng ngôn ngữ kết nối riêng với người dùng.
  • Tạo phương thức bán hàng hoàn hảo.
  • Cải thiện trải nghiệm của khách hàng.
  • Phá vỡ các rào cản về phân khúc khách hàng.

5.8 Chiến lược Marketing của Colgate

Thay vì chỉ là một sản phẩm kem đánh răng thông thường, suốt nhiều năm qua, Colgate đã có cách tiếp cận khách hàng rất đặc biệt.

Cụ thể, thương hiệu này đã gắn liền hoạt động bán hàng với giáo dục người tiêu dùng. Họ mang đến cho mọi người những kiến thức hữu ích liên quan đến chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách. Họ chia sẻ thông tin giá trị về cách chải răng, dùng chỉ nha khoa, ngăn chặn sâu răng,… Và khi người tiêu dùng nắm được những điều đó, họ sẽ tìm hiểu, áp dụng vào cuộc sống của mình. Chiến lược Marketing này không chỉ giúp Colgate bán được nhiều hàng mà còn tạo nên sự tin cậy, uy tín, quảng bá tốt cho thương hiệu.

Ngoài ra, Colgate cũng tận dụng lợi thế về truyền thông, mạng xã hội, kết hợp với influencer để giúp sản phẩm được biết đến rộng rãi hơn trên thị trường.

Bài viết trên đây đã cung cấp đến bạn đọc thông tin chi tiết nhất về cách xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả kèm ví dụ cụ thể. Mong rằng những chia sẻ này của JobsGo sẽ thực sự hữu ích với các bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *