[Cập nhật] Quy định làm thêm giờ mới nhất người lao động cần biết

Bộ luật Lao động năm 2019 chính thức được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Trong luật quy định rất rõ ràng về điều kiện sử dụng lao động và trường hợp không được sử dụng lao động làm thêm. Bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về những quy định làm thêm trong Luật lao động 2021.

Bạn đang đọc: [Cập nhật] Quy định làm thêm giờ mới nhất người lao động cần biết

1. Bạn hiểu thế nào là thời gian làm thêm giờ?

Bạn hiểu thế nào là thời gian làm thêm giờ?

Người lao động không còn xa lạ với việc làm thêm giờ nữa. Bởi hầu hết tại các doanh nghiệp, xưởng sản xuất họ đều phải tăng ca, làm thêm giờ để hoàn thành công việc, chỉ tiêu cấp trên đưa ra. Thế nhưng không phải lao động nào cũng hiểu chính xác thế nào là thời gian làm thêm giờ?

Căn cứ vào Bộ luật lao động và nghị định 45 năm 2013 của Chính phủ, làm thêm giờ được hiểu là sau khi kết thúc thời gian làm việc bình thường người lao động vẫn tiếp tục làm thêm 1 khoảng thời gian nữa.

2. Tổng hợp các điều kiện để được phép sử dụng người lao động làm thêm

Căn cứ theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật lao động thì các doanh nghiệp – chủ sử dụng lao động sẽ được sử dụng lao động làm thêm khi có đầy đủ những yêu cầu:

– Cần phải được sự thống nhất, đồng ý của lao động.

– Cần phải đảm bảo giờ làm tăng ca của lao động không quá 50% giờ làm việc thông thường trên 1 ngày. Trong trường hợp thực hiện theo quy định giờ làm việc bình thường thì tổng số giờ làm bình thường và giờ làm thêm không vượt 12h/1 ngày. Không được vượt quá 40h/1 tháng.

Điều kiện để được phép sử dụng người lao động làm thêm

– Doanh nghiệp phải đảm bảo số giờ làm thêm theo luật tăng ca 2021 là không vượt qua mức 200h/1 năm. Tuy nhiên trừ một số trường hợp sau có thể sử dụng lao động làm thêm vượt quá 200h nhưng không vượt quá 300h/1 năm:

  • Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công sản phẩm dệt may, giày da, điện tử, chế biến nông – lâm – thủy sản.
  • Doanh nghiệp sản xuất, cung cấp điện, dầu lọc, viễn thông hoặc cấp thoát nước.
  • Trong tình huống cần phải xử lý việc đòi hỏi người làm có trình độ cao mà thị trường lại không cung cấp đủ.
  • Trong tình huống xử lý việc cấp bách, không thể hoãn lại do tính thời vụ của nguyên liệu, sản phẩm, việc phát sinh do yếu tố khách quan như: thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn,…
  • Một số trường hợp được phép sử dụng lao động làm thêm khác do Chính phủ quy định.

3. Các trường hợp không được phép sử dụng nhân viên làm thêm giờ

Tìm hiểu thêm: Top 12 trường đào tạo công nghệ thông tin ở Hà Nội uy tín

Các trường hợp không được phép sử dụng nhân viên làm thêm giờ

Căn cứ vào các Điều 137, 146, 160 của Bộ luật lao động thì có 4 trường hợp mà chủ doanh nghiệp sẽ không được sử dụng lao động làm thêm:

– Lao động nữ đang có thai từ tháng 7 thai kỳ hoặc từ tháng thứ 6 của thai kỳ nếu đang công tác ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới hoặc hải đảo.

– Lao động đang nuôi con dưới một tuổi, trừ khi người lao động đó đồng ý tăng ca.

– Lao động chưa đủ 15 tuổi. Khi lao động đủ từ 15-18 tuổi được làm thêm trong một số ngành nghề nhất định (thuộc danh mục Bộ trưởng Bộ lao động – thương binh xã hội ban hành).

– Lao động là người khuyết tật nhẹ, giảm khả năng lao động từ 51% trở đi, lao động khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng. Trừ khi được sự đồng ý của họ thì doanh nghiệp vẫn có thể sử sử dụng lao động đó tăng ca.

4. Trường hợp bắt buộc phải làm thêm giờ

Trường hợp bắt buộc phải làm thêm giờ

Bên cạnh một số trường hợp không được làm thêm giờ thì cũng có một số tình huống bắt buộc lao động phải làm thêm giờ như:

– Khi thực hiện lệnh huy động, động viên nhân viên để đảm bảo hoàn thành cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

– Khi thực hiện các hoạt động để bảo vệ sức khỏe, tính mạng người, tài sản của doanh nghiệp, tổ chức, ngăn ngừa và khắc phục hậu quả do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn để lại,… trừ tình huống có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của công nhân lao động theo quy định của pháp luật hiện hành.

Theo điều 108 của Bộ luật lao động, nếu thuộc 1 trong 2 trường hợp trên thì chủ lao động được yêu cầu nhân viên làm thêm vào tất cả các ngày và không bị giới hạn về số lượng giờ tăng ca.

5. Cách tính lương làm thêm giờ

>>>>>Xem thêm: Tất Tần Tật Về Vị Trí Cộng Tác Viên

Cách tính lương làm thêm giờ

Khi có nhu cầu làm thêm giờ hoặc được doanh nghiệp điều động làm thêm, bạn cần phải biết cách tính lương để tránh những sai sót, nhầm lẫn không đáng có. Cách tính lương không quá khó kể cả với đối tượng lao động phổ thông.

Bạn có thể tham khảo cách tính tiền lương làm thêm tại đây để hiểu một cách chi tiết nhất.

Như vậy kể cả người lao động hay chủ sử dụng lao động đều phải nắm chắc luật để không làm sai quy định. Với toàn bộ bài viết trên đây bạn đã cùng Blogvieclam.edu.vn tìm hiểu xong về quy định làm thêm giờ mới nhất theo Bộ luật lao động hiện hành. Rất mong các thông tin này sẽ có ích với bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *