[Câu chuyện công sở] Nhân viên “bật” quản lý là sai?

4.5/5 – (1 vote)

Bạn đang đọc: [Câu chuyện công sở] Nhân viên “bật” quản lý là sai?

Tôi vẫn thường nhận được những câu than phiền hoặc được nghe kể chuyện: quản lý của em yếu quá, em không phục. Nhân viên của em còn “tỏ thái độ” chống đối ra mặt, không chấp hành hoặc làm theo các yêu cầu dẫn đến bộ phận lúc nào cũng căng thẳng do thiếu sự hợp tác, thân thiện…

Trong doanh nghiệp hiện nay có nhiều thế hệ từ 7X đến 10X. Việc chia sẻ, cảm thông và thấu hiểu lẫn nhau là rất khó và đòi hỏi nhiều nỗ lực để rút ngắn khoảng cách thế hệ. Đó không chỉ là nguồn lực, sự quyết tâm, bộ quy tắc ứng xử, chuẩn mực giao tiếp, văn hoá và bản sắc doanh nghiệp.

Nhân viên bật quản lý là sai?

Các bạn trẻ GenZ đều rất năng động, giỏi giang, sáng tạo và rất nhạy bén với công nghệ, thị trường, mạng xã hội, trình độ ngoại ngữ và kể cả sự tự tin … Sẽ là khập khiễng nếu đòi hỏi một người quản lý ở thế hệ 7x, 8x phải giống các bạn GenZ: phải giỏi Tiktok, hiểu các trendy, hiểu về rõ ngôn ngữ và tư duy ở thế hệ các bạn. Mong muốn quản lý phải tâm lý, phải hỗ trợ, phải thông cảm và kỹ năng, chuyên môn đều xuất sắc. Nhưng thực tế, không ai hoàn hảo.

Việc đánh giá cá nhân nào đó ở vị trí quản lý hãy thật rạch ròi ở phương diện năng lực (kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và khả năng lãnh đạo, dẫn dắt…) thay vì yếu tố không liên quan. Hoặc với những điều kiện, hoàn cảnh như trước đây (học ít hơn, thông tin ít hơn, phương tiện ít hơn, ngoại ngữ ít hơn…) thì việc có tầm ở một vị trí quản lý như hiện tại cũng đã cần nhiều nỗ lực và không phải ai cũng có vị trí cao, trở nên xuất sắc nhất.

Tôi không cổ suý cho các quản lý thiếu năng lực chuyên môn nhưng luôn toxic, đòi hỏi mà thiếu sự gương mẫu hoặc không giữ uy tín trong công việc. Nhưng đã là người, ai cũng cần được tôn trọng, kể cả họ vì ít nhất họ cũng đang là quản lý, là cấp trên. Việc thể hiện thái độ với quản lý cần sự tế nhị và khéo léo hơn là bật lại, chống đối, gay gắt, bằng mặt nhưng không bằng lòng…

Khi phải hi sinh giữa quản lý và nhân viên, chắc chắn nhân viên sẽ không phải là sự lựa chọn của doanh nghiệp. Cùng với thái độ thiếu hợp tác thì dần dần bạn cũng sẽ trở thành người thừa trong bộ phận. Hệ luỵ thế nào, bạn cũng có thể đoán được.

Khi còn làm FPT tôi cũng từng được nghe câu chuyện về anh Hoàng Nam Tiến (hiện giờ làm Chủ tịch FPT Telecom) với câu nói nổi tiếng: “Các anh ngu bỏ mẹ!” trong cuộc họp với các quản lý cấp trên. Và rồi, anh ấy đã chứng minh được năng lực và trở thành quản lý cấp cao FPT. Câu chuyện ngày vốn là câu chuyện văn hoá FPT nhưng đó vẫn là trong phạm trù FPT và câu chuyện đó không nhiều. 

Tìm hiểu thêm: Chỉ số AQ – Tương lai của tuyển dụng!

>>>>>Xem thêm: [Tổng hợp] 25 luật cần nhớ cho người đi làm năm 2024

Bàn luận vấn đề nhân viên không nghe lời quản lý

Và tôi cũng nhận thấy một vài điều quan trọng trong quá trình làm việc với nhân viên trẻ là sự chân thành, quan tâm và sẵn sàng hỗ trợ các bạn. Tôi chưa bao giờ ép các bạn phải gọi là sếp, thầy… mà chỉ xưng hô anh em. Thẳng thắn chia sẻ quan điểm, sự kỳ vọng, tạo môi trường giao tiếp cởi mở, thoải mái, hài hước… Tất nhiên việc luôn lắng nghe, ghi nhận các phản hồi, không ngừng học hỏi để cải thiện bản thân là một cách tốt nhất để trở thành phiên bản tốt hơn.

Quan điểm của bạn thế nào? Cùng chia sẻ thêm nhé!

Tác giả: Bùi Đoàn Chung

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *