Từ trước đến nay, hầu hết học sinh ở nước ta đều có xu hướng chọn trường trước rồi mới chọn ngành. Tuy nhiên, chính điều này lại dẫn đến nhiều trở ngại trong quá trình học tập. Các sinh viên sau khi tốt nghiệp đều khó chọn nghề nghiệp vì không tìm được công việc đúng chuyên ngành mà phù hợp năng lực, sở thích. Do đó, Blogvieclam.edu.vn khuyên các bạn trẻ nên xác định lựa chọn theo vòng tròn hướng nghiệp: nghề – ngành – trường.
Bạn đang đọc: Chọn ngành phù hợp, đừng chọn trường “hot”
1. Tại sao không nên chọn trường trước?
Nhiều bạn trẻ khi bước vào kỳ tuyển sinh thường chỉ chú trọng đến độ “hot” của trường chứ không hiểu sau này mình muốn làm ngành nghề nào. Lựa chọn này đã khiến nhiều bạn trẻ gặp phải những vấn đề như sau:
– Làm trái ngành, trái nghề:
Sinh viên do lựa chọn ngành học không đúng với sở thích, đam mê, nhu cầu lao động thực tế nên cuối cùng phải đi làm một ngành nghề hoàn toàn khác.
– Quá trình học không hiệu quả:
Không ít các bạn sinh viên sau khi vào trường mới nhận ra ngành nghề này không phù hợp với năng lực, đam mê của bản thân. Do đó, họ không còn có động lực để học tập.
– Tốn thời gian, tiền bạc:
2. Tại sao nên chọn học theo ngành?
Khi chọn ngành học phù hợp với năng lực, sở thích, sinh viên sẽ dễ dàng có hứng khởi tìm tòi, khám phá hơn. Họ sẽ không đưa ra những quyết định như nghỉ học giữa chừng, thay đổi ngành học… gây thiệt hại nhiều tiền bạc, công sức. Đồng thời, những kiến thức khi ngồi trên ghế nhà trường cũng sẽ không đi vào lãng phí.
Sinh viên chọn ngành dựa trên đam mê, năng lực sẽ có xu hướng tập trung trau dồi đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành chuyên nghiệp. Từ đó, họ có thể nâng cao tri thức khoa học, gia tăng khả năng làm việc độc lập, sáng tạo.
Tìm hiểu thêm: 4 câu hỏi nhà tuyển dụng nên tránh khi phỏng vấn ứng viên!
3. Cách chọn ngành phù hợp
3.1. Suy nghĩ về những đam mê, mối quan tâm và những giá trị của bạn
Các bạn học sinh khi chọn ngành thường tự hỏi: “Ra trường mình sẽ làm gì với ngành học này?”. Tuy nhiên, đây chưa hẳn là một câu hỏi đúng. Ngành học không nhất định phải là con đường trực tiếp dẫn đến sự nghiệp tương lai. Cách tốt nhất để có hạnh phúc và thành công trong nghề nghiệp vẫn là được làm công việc bạn thích.
Bạn nên cân nhắc những đam mê, sở thích của mình:
Ví dụ, bạn có sở thích chơi một loại thể thao hoặc nhạc cụ cố định nào không? Bạn có say mê kinh doanh không? Bạn có muốn bảo vệ môi trường? Bạn có khiếu hội họa? Hay là bạn yêu toán học? Bạn mong trở thành bác sĩ?
Đam mê của bạn hoàn toàn có thể thay đổi trong thời gian bốn năm đại học.
Trong lúc đó, công nghệ và kinh tế cũng không ngừng thay đổi. Đến khi bạn tốt nghiệp, ngành nghề mà bạn từng dự định làm có thể đã lỗi thời, trong khi hàng trăm nghề nghiệp khác trước đây chưa bao giờ tồn tại thì lại nổi lên.
>>> Xem thêm: Học khối ngành kinh tế có là lựa chọn đúng?
>>> Xem thêm: Việc làm lương cao cho những sinh viên học khối ngành văn hóa
3.2. Nghĩ về các môn học mà bạn thích khi còn học phổ thông
Ngay cả khi không biết sau này mình muốn làm gì, bạn vẫn có thể xác định các kỹ năng và đam mê của mình bằng cách xem lại học bạ những năm phổ thông. Bạn nên cân nhắc không chỉ những môn bạn thích nhất mà còn cả những môn bạn giỏi nhất.
- Những môn học nào thú vị truyền cảm hứng nhất đối với bạn? Môn lịch sử? Môn toán? Môn tiếng Anh? Hay những môn có tính sáng tạo như vẽ hoặc kịch?
- Thử nghĩ về những môn học mà bạn thường có điểm số tốt nhất.
3.3. Cân nhắc về các triển vọng nghề nghiệp
Bạn đừng nên nghĩ việc chọn ngành chỉ để nộp đơn xin việc. Thay vào đó, bạn nên nghĩ đây là cơ hội để chọn con đường đi của cuộc đời mình. Nếu đam mê song hành với kế hoạch nghề nghiệp của bạn thì càng tốt, vậy thì bạn sẽ càng có thể đến đích nhanh hơn. Ví dụ: Nếu bạn đã luôn muốn làm bác sĩ thì hãy cân nhắc theo đuổi ngành y.
>>>>>Xem thêm: Mô tả công việc Bác sĩ răng-hàm-mặt
4. Những lưu ý khi chọn ngành
◼️ Đừng để cha mẹ (hay bất cứ ai) quyết định ngành học thay cho bạn.
Bạn có thể tham khảo lời khuyên của mọi người, nhưng người đưa ra quyết định cuối cùng phải là bạn. Trước sau gì thì bạn mới là người chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình mà.
◼️ Đừng lựa chọn công việc chỉ vì tiền bạc hoặc danh tiếng
…mà vì bạn thực sự yêu thích công việc đó. Những người tạo nên được sự khác biệt trên thế giới đều là những người yêu những gì họ làm. Nếu được làm điều mình thích, bạn sẽ làm tích cực hơn nhiều so với những người khác cùng lĩnh vực.
>>> Xem thêm: 5 bước tìm lại ước mơ và khơi dậy đam mê
◼️ Đừng ngại đặt câu hỏi.
Hãy cố gắng hỏi kinh nghiệm của tất cả mọi người.
◼️ Đừng trì hoãn quyết định đến phút cuối cùng
Một số trường đại học ở Việt Nam cho phép bạn thời gian một hoặc hai năm để xác định ngành học. Bạn hãy bắt đầu suy nghĩ về lựa chọn của mình ngay từ khi mới bắt đầu năm thứ nhất, hoặc thậm chí trước đó. Bạn hoàn toàn có thể tránh được áp lực chọn ngành học bằng cách tìm hiểu trước các lựa chọn.
>>> Xem thêm: 7 dấu hiệu bạn đang lãng phí thời gian
Như vậy, điều quan trọng nhất là bạn nên chọn ngành phù hợp chứ đừng chọn trường theo độ “hot”. Trong quá trình học đại học, bạn sẽ dần xác định được nghề nghiệp, công việc mong muốn dựa trên sở thích, tính cách, ngoại hình bản thân cũng như xu hướng thị trường, nhu cầu lao động. Cùng đón đọc những bài viết thú vị tiếp theo trên blog Blogvieclam.edu.vn nhé.