Bạn đang đọc: Chuẩn bị gì cho ngày đi làm đầu tiên?
Ngày làm việc đầu tiên ở công ty mới sẽ tạo ra ảnh hưởng lâu dài đến tương lại của bạn ở công ty. “Cuộc đời nở hoa hay cuộc sống bế tắc?”. Không chỉ riêng bạn mà rất nhiều “ma mới” khác cũng loay hoay không biết phải cư xử sao cho phải phép. Cùng ứng dụng tìm việc Blogvieclam.edu.vn điểm qua một số thứ chúng ta nên làm vì tương lai đi làm suôn sẻ nhé.
1. Ăn vận đẹp đẽ
Nếu công ty không yêu cầu mặc đồng phục, hãy mặc một bộ đồ tinh giản, lịch sự vào ngày đầu tiên bởi vì bạn chưa rõ dress code của công ty hay cách mọi người thường mặc. Nhiệm vụ trong ngày đầu tiên của bạn là hỏi nhỏ đồng nghiệp bàn bên xem công ty có quy định ngầm nào về trang phục không.
Mẹo nhỏ là bạn nên mặc đúng bộ đồ khi đi phỏng vấn vì bạn có thể gợi lại ấn tượng với một số người đã gặp. Và tất nhiên bộ đồ đó đã cùng bạn vượt qua vòng phỏng vấn thành công.
2. Dậy sớm, đi sớm
Không ai muốn trễ làm trong ngày ra mắt cả. Dậy sớm hơn bình thường để bạn có thêm thời gian lên đồ, trang điểm, thưởng thức bữa sáng và khởi động bộ não. Đi làm sớm hơn dự kiến để đề phòng những yếu tố khách quan làm chậm bạn lại. Tuy nhiên đến sớm bạn chỉ nên đứng đợi gần công ty và chờ đến giờ làm việc mới đi vào văn phòng nhé.
3. Cười và thân thiện
Cũng giống như khi đi phỏng vấn, nụ cười và sự hòa đồng sẽ giúp bạn có được thiện cảm của mọi người. Thái độ thân thiên cũng giúp bạn dễ dàng kết thân với đồng nghiệp mới, họ là những người sẽ giúp đỡ bạn trong thời gian tới.
4. Nỗ lực với 100% khả năng
Đừng lười biếng
Đừng ỷ lại
Đừng thụ động
Hãy bung sức bằng tất cả năng lực bạn có.
5. Đừng ngại hỏi
Không biết thì hỏi, không ai trách bạn cả. Còn không biết mà cứ lầm lũi làm theo ý mình mà gây ra hậu quả thì lúc đó ngày cuối cùng đi làm của bạn sẽ đến nhanh thôi.
6. “Ở chỗ cũ em…”
Rất nhiều nhân viên mới có xu hướng xử lý công việc giống như cách họ vẫn làm ở công ty cũ. Đó là một sai lầm. Mỗi nơi có cách vận hành công việc không giống nhau, đặc biệt là giữa khối tư nhân và nhà nước. Hãy hỏi rõ ràng chi tiết yêu cầu khi lần đầu xử lý việc gì nhé.
Tìm hiểu thêm: Mẫu biên bản bàn giao công việc đơn giản, dễ làm nhất
7. Đừng từ chối ăn trưa, đi cafe với đồng nghiệp
Đây là cơ hội tuyệt vời cho bạn kết thân với mọi người để hiểu họ một cách sâu sắc hơn. Thậm chí bạn có thể note lại sở thích ăn uống của họ nữa. Hãy tận dụng thời gian này để hỏi và lắng nghe về công ty dưới con mắt của các đồng nghiệp. Bạn cũng nên hỏi những luật bất thành văn như sếp ghét tiếng lộp cộp của giầy gót nhọn, điện thoại luôn trong chế độ im lặng, phải đến trước giờ làm 5 10 phút,…
8. Tự nguyện làm những việc vặt
Bị sai vặt là nỗi niềm của nhiều “ma mới” nhưng bạn thực sự nên làm để có thiện cảm, tự giác thay nước khi hết, tưới chăm cây cảnh để bàn, pha cafe,…
9. Đừng nói xấu công ty cũ
Điều này là tối kị. Cho dù có chuyện gì đã từng xảy ra ở công ty cũ bạn không được bôi xấu đồng nghiệp cũ, quản lý cũ, môi trường cũ.
Những đồng nghiệp ở công ty mới sẽ không mấy thoải mái với những lời chê bai này đâu. Tệ hơn họ còn e sợ khi làm việc với bạn sẽ để lại mâu thuận để một ngày nào đó bạn rời công ty cũng kể lệ như vậy về họ.
10. Chuẩn bị câu trả lời cho một số câu hỏi đồng nghiệp có thể hỏi bạn
Em người ở đâu? Học trường nào ra trường lâu chưa? Đã làm gì rồi? Sao lại bỏ việc cũ? … Có người yêu chưa? Vợ con rồi cơ à? …
Vô vàn những câu hỏi về bản thân mà đồng nghiệp sẽ tò mò muốn biết ở bạn.
>>>>>Xem thêm: Cách vẽ biểu đồ trong Excel đơn giản mà ai cũng cần biết
11. Là chính bạn
Là bản thân mình rất quan trong, chắc chắn bạn không hoàn hảo nhưng nếu bạn cố che dấu hoàn toàn những khuyết điểm của mình thì không phải là một cách hay. Hãy làm chúng mờ đi mà thôi. Vì bạn sẽ gắn bó trong một khoảng thời gian dài, sao bạn có thể mãi gồng mình che chắn. Bằng không sau một thời gian mọi người sẽ nhận ra bạn không như ấn tượng ban đầu và họ sẽ bắt đầu so sánh bạn với con người của những ngày đầu tiên. Tệ hơn họ sẽ kết tội bạn không còn nhiệt huyết.
Ngày đầu đi làm cũng là ấn tượng đầu tiên với tất cả mọi người trong văn phòng – vô cùng quan trọng. Trên đây là một số tips Blogvieclam.edu.vn rút ra từ kinh nghiệm của hàng trăm người đã và đang đi làm từ 1 đến 5 năm. Dù thế nào, đừng để ngày đầu tiên mới đi làm ngày thứ hai đã bị gửi về gia đình tiếp tục công cuộc tìm việc nhé.