CPD Là Gì? Tìm Hiểu 3 Giai Đoạn Triển Khai CPD Chi Tiết Nhất 2024

Trong thời đại công nghệ số, khi thông tin khách trở nên cần thiết với doanh nghiệp, những công cụ có khả năng tiếp cận và hiểu insight khách hàng như CDP càng trở nên hữu ích. Vậy CDP là gì? CDP hoạt động ra sao? Đâu là những giai đoạn quan trọng nhất khi triển khai CDP?

Bạn đang đọc: CPD Là Gì? Tìm Hiểu 3 Giai Đoạn Triển Khai CPD Chi Tiết Nhất 2024

1. CDP Là Gì?

CDP là gì?

CDP là viết tắt của cụm từ Customer Data Platform, có nghĩa là nền tảng dữ liệu khách hàng. Trên thực tế, CDP được biết đến chủ yếu như một “nơi” lưu trữ khổng lồ, cung cấp cho doanh nghiệp toàn bộ thông tin về khách hàng trên các nguồn khác như website, mạng xã hội hay các chiến dịch Marketing.

Thông qua CDP, toàn bộ hệ thống dữ liệu khổng lồ sẽ được tổng hợp lại thành một nguồn thống nhất phục vụ cho việc khai thác insight khách hàng cụ thể sau này. Dưới đây là tổng hợp các loại dữ liệu khách hàng mà CDP thu thập:

  • Dữ liệu nhân khẩu học và thông tin: Là toàn bộ dữ liệu liên quan đến thông tin của một cá nhân như địa chỉ IP, cookies, điện thoại,…
  • Dữ liệu tương tác: Là dữ liệu thu thập được dựa trên hành vi sử dụng các trang mạng xã hội, website,… của khách hàng.
  • Dữ liệu hành vi khách hàng: Là những dữ liệu có được thông qua những hành vi trong hành trình mua hàng của khách hàng như xem sản phẩm, click vào giỏ hàng, áp mã giảm giá,…
  • Dữ liệu thái độ: Là dữ liệu thu thập được thông qua các hoạt động khảo sát, phỏng vấn,… nhằm đánh giá mức độ hài lòng của người mua.

2. Đặc Điểm Của CDP

CDP sở hữu những đặc trưng riêng biệt không trùng lặp với các công cụ phân tích insight khách hàng khác như sau:

2.1. Hợp Nhất Dữ Liệu Khách Hàng

Không cần mất nhiều thời gian hay công sức, CDP giúp doanh nghiệp tổng hợp nguồn dữ liệu khách hàng một cách nhanh chóng. Cả nguồn dữ liệu online và offline đều được thu thập và tổng hợp theo nguyên tắc nên vô cùng thuận tiện cho việc theo dõi sau này.

2.2. Phân Loại Tự Động Và Quản Lý Theo Nhóm Khách Hàng

Thay vì sử dụng các công cụ lọc thủ công, CDP giúp doanh nghiệp dễ dàng phân tích hành vi của từng nhóm khách hàng, phân chia thành từng nhóm và quản lý hiệu quả theo từng chiến dịch.

2.3. Quản Lý Chiến Dịch Đa Kênh

Ngân sách chi cho các chiến dịch quảng cáo luôn là vấn đề khiến các doanh nghiệp “đau đầu”. Với CDP, các đơn vị sẽ tiết kiệm được một khoản kinh phí lớn nhờ tính năng hạn chế quảng cáo nội dung sai đối tượng. Đây là lợi thế lớn trong quảng cáo và bán hàng đa kênh.

2.4. Tìm Hiểu Và Đề Xuất

CDP giúp doanh nghiệp dễ dàng hiểu được insight khách hàng. Kết hợp với tự động hóa và công cụ đề xuất, doanh nghiệp có thể kết nối với khách hàng gần gũi hơn để gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

3. Vai Trò Của CDP Với Kinh Doanh Và Marketing

CDP không chỉ hiệu quả trong việc tìm kiếm insight khách hàng, nó còn sở hữu nhiều vai trò quan trọng đối với kinh doanh và Marketing:

Vai trò của CDP với kinh doanh và Marketing

3.1. Cá Nhân Hóa Và Tối Ưu Trải Nghiệm Khách Hàng

Muốn tăng trải nghiệm khách hàng, con số doanh nghiệp đầu tư cho các hoạt động Marketing không hề nhỏ. Khi sử dụng CDP, mọi vấn đề được giải quyết êm gọn nhờ vào khả năng tổng hợp thông tin khách hàng và lưu trữ ở nơi riêng biệt của công cụ này.

3.2. Phối Hợp Nhuần Nhuyễn, Linh Hoạt Giữa Các Chiến Dịch Marketing

Việc triển khai chiến dịch Marketing ở nhiều kênh khác nhau khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi thu thập dữ liệu khách hàng. Trong trường hợp này, CDP sẽ là trợ thủ đắc lực giúp các đơn vị thống nhất hoạt động Marketing, đồng thời sắp xếp và tổng hợp dữ liệu cho các chiến dịch khác trong tương lai.

3.3. Thu Thập Dữ Liệu Khách Hàng Trực Tiếp

CDP có khả năng thu thập dữ liệu khách hàng trực tiếp, đồng thời tạo điều kiện để người dùng tương tác cùng thương hiệu qua các nền tảng khác nhau. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tối ưu hoạt động Marketing dựa trên dữ liệu thu thập mà không tốn nhiều tiền bạc, thời gian.

3.4. Tối Ưu Chiến Dịch Quảng Cáo

CDP giúp doanh nghiệp phân tích chi tiết insight khách hàng. Thấu hiểu insight, việc triển khai chiến dịch quảng cáo không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn hiệu quả và tạo được dấu ấn tốt trong lòng khách hàng.

3.5. Hỗ Trợ Cải Thiện Kết Quả Marketing 

  • Tăng tỷ lệ chọn tham gia: Thu thập được nguồn dữ liệu chất lượng từ hoạt động phỏng vấn, khảo sát,…
  • Cải thiện tỷ lệ tham gia: Tạo điều kiện để khách hàng tham gia tương tác với các thông tin hoặc bài đăng.
  • Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi: Chiến dịch triển khai phù hợp với insight, tỷ lệ chuyển đổi cũng sẽ cao hơn.
  • Giữ chân khách hàng lâu hơn: Nhờ việc cá nhân hóa, doanh nghiệp, có thể tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp và đồng hành với khách hàng lâu hơn.

4. Khi Nào Doanh Nghiệp Nên Sử Dụng CDP?

Tìm hiểu thêm: Hosting là gì? Tổng hợp những kiến thức về Hosting cho người mới

Khi nào doanh nghiệp nên sử dụng CDP

  • Trường hợp muốn tối ưu các chiến dịch quảng cáo: CDP giúp loại bỏ các yếu tố không phù hợp, giúp doanh nghiệp tiếp cận chính xác nhóm khách hàng tiềm năng. Từ đó thúc đẩy doanh số tự nhiên mà không cần đầu tư quá nhiều kinh phí.
  • Trường hợp muốn tìm hiểu insight khách hàng: Muốn tìm hiểu tâm lý để phán đoán về hành vi phục vụ cho các chiến dịch quảng cáo, truyền thông, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng CDP.

5. 3 Giai Đoạn Thiết Lập CDP 

CDP được thiết lập theo 3 giai đoạn quan trọng bao gồm lên kế hoạch, tích hợp và triển khai.

5.1. Giai Đoạn Lên Kế Hoạch

  • Xác định mục tiêu chi tiết cho dự án, lên quy trình và mô phỏng kết quả.
  • Thu thập tài liệu theo dõi dựa trên thông tin khách hàng cung cấp.

5.2. Giai Đoạn Tích Hợp

  • Thiết lập CDP tới các nguồn dữ liệu khách hàng quan trọng để giúp doanh nghiệp dễ dàng phân tích hoạt động của khách.
  • Theo dõi ID thông qua các tác vụ được thiết lập sẵn. Dữ liệu có được sẽ phục vụ cho các chiến dịch quảng cáo hoặc tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng sau này.
  • Theo dõi các sự kiện để có được cái nhìn toàn diện, chính xác về insight và hành vi khách hàng.
  • Nhập dữ liệu để kết nối các thông tin thu thập được thành chỉnh thể thống nhất, khoa học và thuận tiện sử dụng sau này.

5.3. Giai Đoạn Tích Hợp Với Các Công Cụ Của Bên Thứ 3

Doanh nghiệp có thể sử dụng các nền tảng trải nghiệm dữ liệu khách hàng để tối ưu UX với CDP. Trường hợp không có nhu cầu quá cao, doanh nghiệp có thể chuyển sang sử dụng CDXP với vai trò một công cụ độc lập.

5.4. Giai Đoạn Triển Khai

Việc triển khai CDP ứng dụng phiên bản CDXP đem đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như cung cấp trải nghiệm công nghệ thống nhất; dễ dàng theo dõi đa kênh, phản hồi theo thời gian thực,… Doanh nghiệp nên ưu tiên CDXP thay vì các CDP độc lập.

>>>>>Xem thêm: Mẹo viết thư mời tham dự phỏng vấn chuẩn HR cần biết

3 giai đoạn thiết lập CDP

Như vậy, CDP là gì đã được Blogvieclam.edu.vn giải đáp chi tiết cho bạn. Hy vọng với những hiểu biết về thuật ngữ này, bạn có thể sử dụng CDP nhằm đáp ứng các nhu cầu cần thiết của công việc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *