CPM Là Gì? Quảng Cáo CPM Khác Gì CPC?

CPM là thuật ngữ quen thuộc trong Digital Marketing. Nhưng với những người mới, đây lại là khái niệm tương đối xa lạ. Thậm chí, chúng còn dễ gây nhầm lẫn với những thuật ngữ có tính chất tương đồng như CPC. Vậy CPM là gì? Quảng cáo CPM khác gì CPC? Hãy dành ra vài phút và khám phá ngay cùng chúng tôi trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: CPM Là Gì? Quảng Cáo CPM Khác Gì CPC?

1. CPM Là Gì?

CPM là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh “Cost Per 1000 Impressions” hay ‘Cost Per Mille”. Hiểu một các đơn giản, đây chính là chi phí thanh toán cho 1000 lượt quảng cáo hiển thị trên Google. Mức chi phí này không cố định mà phụ thuộc vào giá thầu chấp nhận chi trả cho 1000 lần xuất hiện các mẫu quảng cáo tại những vị trí dễ thu hút khách hàng.

Theo đánh giá của các chuyên gia Marketing, CPM là chiến lược đầu kênh hiệu quả. Nó giúp thu hút lượng lớn khách hàng dựa trên ngân sách cố định, không bị phát sinh thêm trong quá trình triển khai. CPM phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như vị trí địa lý, thiết bị, kích thước quảng cáo,… Các thương hiệu cần nghiên cứu kỹ lưỡng để tối ưu hiệu quả trên thực tế.

CPM là gì? CPM là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh “Cost Per 1000 Impressions”

2. Ưu – Nhược Điểm Của CPM

Để xác định mức độ hiệu quả của một công cụ quảng cáo, doanh nghiệp cần cân đối cả về ưu và nhược điểm. Cụ thể như sau:

2.1 Ưu Điểm

  • Dễ sử dụng, hiệu quả nhanh: Sở hữu lợi thế dễ cài đặt, mang lại hiệu quả nhanh, CPM phù hợp với các doanh nghiệp mới hoặc đang trong quá trình xây dựng thương hiệu.
  • Tối ưu chi phí: CPM có chi phí rẻ hơn so với CPC, phù hợp với các công ty đã tạo được độ phủ thương hiệu và lượng traffic đổ về website ổn định.
  • Mang lại doanh thu thụ động từ việc đặt banner quảng cáo thu hút khách hàng.

2.2 Nhược Điểm

  • Không hiệu quả đối với các trang web có lượng người truy cập không ổn định vì CPM bị ảnh hưởng nhiều bởi người dùng thực.
  • Mức độ cạnh tranh cao, đặc biệt là với những thương hiệu, nhãn hàng lớn.
  • Gây tốn kém chi phí khi quảng cáo CPM xuất hiện nhưng không thu hút được sự chú ý của khách hàng mục tiêu.

Ưu – nhược điểm của CPM

3. Cách Tính CPM

CPM được tính dựa trên chi phí quảng cáo và số lần hiển thị đo lường bằng công cụ. Cụ thể, để tính giá cho 1000 lần hiển thị, bạn thực hiện như sau:

Chi phí mỗi lần hiển thị = Chi phí quảng cáo / 1000 lần hiển thị

Ví dụ:

Một thương hiệu chi 4000 đô la cho chiến dịch quảng cáo và nhận được 100.000 lần hiển thị, thì:

CPM = ($ 4000 / 100.000) x 1000

CPM = $ 40

Tìm hiểu thêm: Truy Thu Thuế Là Gì? Quy Định Về Việc Truy Thu Thuế Mới Nhất 2024

Công thức tính CPM

4. Làm Sao Để Xác Định CPM Đủ Tốt Hay Chưa?

Để xác định CPM của doanh nghiệp đã đủ tốt hay chưa, bạn có thể dựa vào những yếu tố sau:

  • So sánh với CPM ngành: Đánh giá CPM của doanh nghiệp với CPM chung của ngành là cách hữu hiệu giúp doanh nghiệp xác định hiệu quả của CPM. Nếu CPM của doanh nghiệp thấp hơn hoặc ngang bằng CPM trung bình thì có thể thấy doanh nghiệp đang sử dụng chi phí quảng cáo một cách hợp lý và có hiệu quả.
  • Tính hiệu quả của quảng cáo: Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xem xét dựa trên kết quả của quảng cáo hiện tại. Nếu CPM thấp mà mang lại cho doanh nghiệp lượt tương tác cao, tỷ lệ chuyển đổi tốt thì CPM của doanh nghiệp đang tương đối tốt.
  • ROI (Return on Investment): Bạn cũng có thể đánh giá CPM dựa trên lợi nhuận thu được. Nếu lợi nhuận cao hơn chi phí quảng cáo bỏ ra thì cho thấy doanh nghiệp đã triển khai CPM một cách hiệu quả.

5. Cách Sử Dụng CPM Hiệu Quả Nhất

Sử dụng CPM hiệu quả là một quá trình đòi hỏi nghiên cứu tỉ mỉ, chỉn chu. Nói như vậy không có nghĩa nó phức tạp. Bạn chỉ cần nắm được 4 bước cơ bản như sau:

Cách sử dụng CPM hiệu quả nhất

5.1 Nhắm Đúng Mục Tiêu

Không phải mọi chỉ số CPM đều liên quan đến chiến dịch Marketing. Do vậy, trước khi triển khai, bạn cần xác định chính xác mục tiêu xem có liên quan đến CPM hay không. Chẳng hạn như chiến dịch tăng nhận diện thương hiệu, CPM là tương đối quan trọng. Nhưng với các mục tiêu tăng doanh thu trong thời gian ngắn, CPM lại không phải vấn đề ưu tiên hàng đầu.

5.2 Xác Định Ngân Sách Phù Hợp

Trước khi áp dụng CPM để triển khai các chiến dịch quảng cáo, doanh nghiệp cần xác định ngân sách cùng giá thầu phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng cần dự trù cho những rủi ro xảy ra. Nếu bạn muốn thử nghiệm hiệu quả của CPM thì bạn có thể bắt đầu với ngân sách nhỏ.

5.3 Lập Kế Hoạch Cho Chiến Dịch

Kế hoạch cụ thể, chi tiết cũng là điều cần thiết giúp cho doanh nghiệp có thể áp dụng CPM một cách hiệu quả. Doanh nghiệp cần xác định rõ thời điểm muốn hiển thị quảng cáo, đảm bảo quảng cáo có thể tiếp cận và hiển thị với đúng đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp mong muốn.

5.4 Tối Ưu Hóa Những Yếu Tố Liên Quan

Để các chỉ số CPM đem lại hiệu quả, đồng thời tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp cần lưu ý hai vấn đề sau:

  • Nội dung quảng cáo đặc biệt quan trọng bởi nó quyết định việc khách hàng có dừng lại xem quảng cáo hiển thị hay không. Nội dung càng chất lượng, các công cụ càng giúp nội dung tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng hơn.
  • Chi phí CPM theo mục tiêu: Để tối ưu chi phí, trước hết bạn cần nhắm mục tiêu chính xác. Và cùng là sử dụng công cụ đánh giá để xem quảng cáo có tương thích với người dùng không. Từ đó hạn chế được việc “đốt ngân sách” nhưng không có được hiệu quả.

5.5 Triển Khai Trên Nền Tảng Mới

Nhiều người thường cho rằng CPM chỉ triển khai hiệu quả trên nền tảng Google Adwords. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Bởi ở thời điểm hiện tại, hình thức quảng cáo này đã có thể triển khai trên những nền tảng mới như Google Display hay Adnetwork.

Không có bất kỳ giới hạn nền tảng nào dành cho CPM. Điều quan trọng là các thương hiệu phải dành thời gian nghiên cứu, triển khai trên các nền tảng mới. Đồng thời so sánh, đối chiếu để đưa ra được lựa chọn tối ưu nhất. Nếu thấy hiệu quả tương đương, doanh nghiệp có thể kết hợp song nhiều nền tảng.

5.6 Phối Hợp Với Các Công Cụ Khác

Với nhiều ưu điểm vượt trội, CMP được giới Marketing đánh giá cao. Nhưng với những người mới chưa thực sự hiểu, họ thường cho rằng CPM là công cụ “tối thượng” đem lại hiệu quả tức thì. Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và cần thay đổi ngay lập tức.

Bởi một chiến dịch Marketing thành công đòi hỏi sự nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng, đồng thời kết hợp linh hoạt giữa nhiều kênh. Theo đó, chúng ta không nên “thần thánh” hóa CPM mà phải hiểu đúng, hiểu sâu để vận dụng khi phù hợp và có hiệu quả như mong đợi.

>>>>>Xem thêm: Activation là gì? Làm sao để chạy chiến dịch Activation hiệu quả?

Phối hợp với các công cụ khác

5.7 Theo Dõi Hiệu Suất

Khi quảng cáo của đã được triển khai, doanh nghiệp cần theo dõi, thu thập các số liệu về quảng cáo. Nếu quảng cáo nào không đạt hiệu suất như mong muốn thì cần kịp thời chỉnh sửa nội dung, tránh lãng phí tiền mà không đem lại kết quả.

6. So Sánh Quảng Cáo CPM Và CPC

Tiêu chí Quảng cáo CPM Quảng cáo CPC
Định nghĩa CPM là chi phí thanh toán cho 1000 lượt quảng cáo hiển thị trên Google đến các khách hàng tiềm năng. CPC là hình thức quảng cáo tính tiền dựa trên nhập nhấp chuột của người dùng và chỉ bị tính phí khi khách hàng click vào quảng cáo.
Ưu điểm
  • Dễ sử dụng, triển khai ngay cả với những người không chuyên về Marketing.
  • Có thể đặt trên nhiều nền tảng như website, blog.
  • Tạo được nguồn doanh thu thụ động, giảm bớt gánh nặng chi phí quảng cáo.
  • Đảm bảo chính xác việc khách hàng tiếp cận với quảng cáo thông qua click chuột.
  • Giúp thu gọn tệp khách hàng và tối ưu chi phí quảng cáo.
  • Tiếp cận trực tiếp với người dùng, đem lại tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
Nhược điểm
  • Không hiệu quả ở các trang có lượng truy cập thấp.
  • Không thể kiểm soát chính xác người dùng đã xem quảng cáo hiển thị.
  • Bị tính phí ngay cả khi không có được thay đổi hành động của khách hàng.
  • Dễ bị đối thủ chơi xấu, click để “tiêu tốn” tiền quảng cáo dựa trên lượt nhấp chuột.
  • Khó kiểm soát click ảo, click kiếm tiền từ người cung cấp Google Adsense.
  • Cần đầu tư thêm chi phí cho landing page để có hiệu quả tốt nhất.
  • Doanh nghiệp khó tăng trưởng vì chỉ tiếp cận một nhóm khách hàng rất nhỏ.
Trường hợp áp dụng
  • Doanh nghiệp muốn gia tăng số người tiếp cận sản phẩm dịch vụ ổn định, lâu dài.
  • Thương hiệu có sản phẩm hot cần bước đà chuẩn bị cho sự bùng nổ doanh số trong tương lai.
  • Thương hiệu cần doanh số lớn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Biến khách hàng mục tiêu thành người dùng nhanh chóng.

Bài viết cung cấp thông tin giúp bạn trả lời được câu hỏi “CPM là gì?”, đồng thời nắm được ưu nhược điểm và phân biệt chi tiết với hình thức quảng cáo CPC. Mỗi hình thức đều có lợi ích, hạn chế riêng. Để triển khai hiệu quả, điều quan trọng nhất chính là dành thời gian nghiên cứu, đo lường chính xác số liệu thực tế. Đừng quên chia sẻ bài viết và theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin bổ ích tiếp theo. Chúc các thương hiệu thành công!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *