Nhân sự: Nghề nguy hiểm?

Năm 2008, mình từng bị doạ chặn đánh nếu không chịu trả sổ BHXH cho bạn ấy. Bạn này thua cá độ nên nghỉ ngang, chưa chưa thanh toán các khoản công nợ, bàn giao công việc.

Bạn đang đọc: Nhân sự: Nghề nguy hiểm?

Năm ngoái, mình bị một nhóm người khủng bố trên fangape công ty, trên các group zalo, facebook cá nhân… với lý do yêu cầu Nhân sự (HR) công ty phải có trách nhiệm trong việc nhân viên chậm thanh toán khoản VAY NỢ dù trong danh sách nhân viên không có tên. Họ lấy thông tin cá nhân của bạn ấy, thông tin của HR rồi chụp hình, nói xấu công ty nhằm gây sức ép buộc phải trả tiền. Họ còn gửi email tố cáo, tung tin giả với những lời lẽ đe doạ trên khắp các kênh khác.

Tìm hiểu thêm: Trợ lý giám đốc là gì? Vai trò, nhiệm vụ và chức năng của trợ lý giám đốc

>>>>>Xem thêm: Cổ phiếu Penny là gì? Những điều cần biết để đầu tư Penny

Gần đây, bạn mình cũng bị khủng bố đòi tiền do nhân viên cũ nợ vay tiêu dùng. Bạn nói rằng đây không phải lần đầu tiên nhưng không biết làm sao. Nói thì họ không tin, nếu có doạ gọi công an thì họ lại thách thức và khủng bố nhiều hơn.

Đây không phải là những trường hợp hiếm trong nghề nhân sự mà hầu như HR nào cũng đã từng trải qua.

Cùng với sự phát của thông tin, nhiều HR sẽ không chỉ bị áp lực bởi những tác động bên ngoài mà còn những tác động từ trong công việc, từ những áp đặt trong tư duy lối mòn như:

  1. Làm HR là phải luôn gương mẫu, đi sớm, về trễ, lo hậu cần, luôn cười vui; đi đứng nói năng phải nhẹ nhàng, lịch sự; phải khéo léo, biết làm vừa lòng nhiều người.
  2. Là người đại diện cho công ty trong nhiều trường hợp tranh chấp lao động, thực hiện các quy định của nhà nước, công ty sai là do HR.
  3. Là hình ảnh của công ty trong việc thu hút ứng viên. Hành động, lời nói trên mạng xã hội đều bị soi, đều có thể bị bóc phốt trên mạng; trải nghiệm của nhân viên, ứng viên đều do HR, mọi người yêu hay ghét đều do HR.
  4. HR phải là người chịu trách nhiệm chính khi tổ chức thiếu gắn kết, đình công, xung đột, nghỉ việc nhiều… Là người nghe mọi điều từ tốt đến xấu, tích cực đến tiêu cực.

HR là đang phải triển khai những chương trình và chính sách về an toàn và sức khỏe triển khai ở cấp doanh nghiệp, nhưng có thể rất ít HR biết chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho mình. Nhiều bạn HR bị áp lực do không tuyển được người, nhân sự nghỉ nhiều, đời sống nhân viên khó khăn… Áp lực từ nhiều phía cùng lúc, khiến HR càng bị dồn nén. Nếu để càng lâu sẽ càng trầm trọng, thậm chí đến mức nguy hiểm.

Trong danh mục các ngành nghề nguy hiểm, độc hại theo Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTB-XH chưa có danh mục bệnh nghề nghiệp cho những người làm văn phòng nói chung và HR nói riêng. Theo khuyến cáo của Liên đoàn Lao động Quốc tế (ILO) và bộ Y tế nguy cơ phát triển bệnh văn phòng cũng càng cao: mắt, cột sống, béo phì, gan, thận… và đặc biệt là trầm cảm.

HR cũng chỉ là con người bình thường, bé nhỏ, mong manh, dễ vỡ, dễ tổn thương. Có điều, HR không được lên tiếng, che dấu cảm xúc thật, tự kìm nén bên trong. Nếu có khóc thì cũng phải tự lau, rồi tự mình vượt qua hoặc bỏ nghề.

Cho nên, khi sức khoẻ càng quan trọng thì sức khoẻ tâm thần cần phải được thật sự quan tâm.

Tác giả: Bùi Đoàn Chung

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *