CTO là gì? Toàn bộ thông tin về Chief Technology Officer

CTO là gì? Đây là một trong những thuật ngữ khá quen thuộc trong cộng đồng IT. Thế nhưng để thật sự hiểu về CTO và những công việc mà vị trí này cần đảm nhận thì không phải ai cũng biết. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy cùng Blogvieclam.edu.vn tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết này.

Bạn đang đọc: CTO là gì? Toàn bộ thông tin về Chief Technology Officer

1. CTO là gì?

CTO là gì?

CTO là gì? Đây là một từ viết tắt của Chief Technology Officer và hiểu là giám đốc công nghệ (giám đốc kỹ thuật) trong một doanh nghiệp. CTO là vị trí quản lý cao đối với một công ty, họ sẽ chịu trách nhiệm về công việc lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật. Không chỉ vậy, CTO còn phải điều hành hoạt động tìm hiểu, phát triển về công nghệ.

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, giám đốc công nghệ muốn hoàn thành tốt vai trò của mình còn phải có những hiểu biết về công ty để liên kết nhân viên với hội đồng quản trị doanh nghiệp.

2. CTO làm gì?

Vậy bạn có biết một giám đốc công nghệ sẽ làm những công việc gì? Khối lượng công việc của họ ra sao? Cùng tìm hiểu tiếp trong nội dung phần này nhé.

Chọn platform và thiết kế kỹ thuật

Giám đốc công nghệ sẽ tham gia vào các dự án kỹ thuật công nghệ. Sau đó họ còn phải tiến hành lên kế hoạch, chiến lược, triển khai ý tưởng, đảm bảo tiến độ của toàn dự án.

CTO thiết kế kỹ thuật và chọn platform

Trong một vài trường hợp thì CTO sẽ được gọi là Product Manager với mục tiêu là quản lý bộ phận kỹ thuật và đưa ra quyết định quan trọng. Đặc biệt họ còn phải bố trí kiến trúc sản phẩm và chọn ra nền tảng tiềm năng phát triển.

Phụ trách các vấn đề về MVP và DevOps

MVP (sản phẩm khả thi tối thiểu) là một loại sản phẩm có tính thiết yếu. Nó được tạo ra nhằm kiểm tra giả thuyết marketing, phân tích, phản hồi thực tế cho người dùng.

Trong một doanh nghiệp lớn, CTO thuộc quản lý cấp cao, làm những công việc to lớn chứ không phải chăm sóc kỹ thuật hàng ngày. Còn CTO trong công ty nhỏ sẽ phải làm các tác vụ về tech và iteration của sản phẩm đầu. Đương nhiên ngay cả việc backup quy trình công nghệ kỹ thuật cũng nằm trong phần việc của họ.

Không chỉ vậy, nhiệm vụ của DevOps cũng nằm trong danh sách công việc của một CTO. Họ phải thiết lập tech của sản phẩm ngay từ khi bắt đầu gồm: Tính năng, tương tác máy chủ, Script, triển khai,…

Tuyển dụng, quản lý đội nhóm

CTO cũng có nhiệm vụ phỏng vấn và đưa ra quyết định tuyển dụng nhân sự mới trong lĩnh vực của mình. Sau khi tuyển dụng họ còn phải giám sát quá trình thử việc để tìm kiếm nhân lực phù hợp. Bởi vậy mà họ còn phải tìm hiểu thêm về cách chiêu mộ nhân tài, thu hút người giỏi.

Đảm bảo an ninh mạng

Làm an ninh mạng

Vấn đề an ninh mạng cũng thuộc phạm trù công việc của CTO. Bởi lỗ hổng bảo mật có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong cơ sở dữ liệu công ty, trên website,… CTO sẽ là người chịu trách nhiệm nghiên cứu cách bảo mật, các thuật toán để dữ liệu quan trọng của công ty không bị đánh cắp.

Kiểm tra, thử nghiệm sản phẩm mới

CTO sẽ là người quyết định nhân viên đảm nhận quá trình debug và khi một bug được phát hiện ra thì nó được chuyển ngay đến CTO. Đương nhiên họ sẽ phải hỗ trợ, hướng dẫn nhân viên trong việc fix bug cụ thể ra sao.

3. Phân loại CTO

Trên thực tế, vai trò và nhiệm vụ của một CTO sẽ khác nhau. Nó phụ thuộc khá nhiều vào đặc điểm của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi xét vào vai trò chính của họ, chúng ta phân chia được thành 4 loại CTO.

Tìm hiểu thêm: 8 cách bảo vệ mắt trước màn hình máy tính dân công sở nên biết

Phân loại CTO

CTO cơ sở hạ tầng

Họ đóng vai trò theo dõi, quản lý dữ liệu, bảo mật, bảo trì hệ thống an ninh mạng cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ tham gia lập chiến lược về kỹ thuật, lộ trình phát triển công nghệ.

CTO kỹ thuật

Với vị trí này, CTO sẽ là người đưa ra chiến lược kỹ thuật tốt nhất. Đồng thời họ cũng phải hình dung được công nghệ đó tác động như thế nào đến doanh nghiệp. CTO kỹ thuật còn phải lên kế hoạch và theo dõi việc triển khai công nghệ, đảm bảo hiệu quả.

CTO tiếp thị

CTO tiếp thị sẽ là cầu nối để liên kết khách hàng với doanh nghiệp. Một khi đảm nhận vai trò liên lạc với khách hàng thì họ phải hiểu nhu cầu thị trường và đề xuất dự án công nghệ hiệu quả.

CTO chiến lược dài hạn

Trong vai trò này, CTO sẽ xây dựng chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp đồng thời quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ. Bên cạnh đó CTO cũng phải phân tích, nghiên cứu và đánh giá thị trường để xác định mô hình kinh doanh phù hợp.

4. Tố chất cần có để trở thành CTO

CTO trong doanh nghiệp có cơ hội phát triển rộng mở, mức lương đáng mơ ước. Nó là vị trí mà rất nhiều người quan tâm. Vậy bạn cần có tố chất gì để trở thành một CTO tài năng?

Có khả năng giao tiếp tốt

Có khả năng giao tiếp tốt

Có thể thấy khối lượng công việc của CTO bao gồm: quản lý nhân viên, phỏng vấn, tạo động lực cho nhân viên làm việc,… Không chỉ vậy, trong công việc họ còn phải tiếp xúc nhiều với các bộ phận khác. Bởi vậy khi có kỹ năng giao tiếp sẽ giúp công việc hiệu quả hơn.

Sáng tạo, nhạy bén để giải quyết vấn đề

Mỗi khi phát sinh công việc hoặc vấn đề cấp bách thì CTO sẽ là người đứng ra xử lý. Không chỉ vậy, CTO còn là chuyên gia xử lý vấn đề kỹ thuật khi nhân viên không giải quyết được.

Tự trau dồi kiến thức

Thông thường các CTO sẽ là người có có kỹ năng, kiến thức chuyên môn về công nghệ, kỹ thuật tốt nhất. Tuy vậy, họ vẫn phải tự trau dồi kiến thức, học hỏi thêm để khám phá ra cái mới, tạo sự đột phá trong ngành.

Ngoài ra, xã hội và ngành công nghệ kỹ thuật luôn phát triển không ngừng. Nếu CTO không tự học hỏi cái mới, cập nhật xu hướng họ sẽ bị lạc hậu ngay lập tức.

Có tầm nhìn, có tư duy chiến lược

CTO là một người dẫn đầu trong nhóm, họ cũng là người lên kế hoạch cho phần tech, đưa ra quy trình làm việc khoa học cho nhân viên cấp dưới. Đặc biệt họ còn phải quan sát được tổng thể dự án ở nhiều góc độ khác nhau như: Thị trường, tiềm năng phát triển, khả năng thành công, nhân lực,… Chính vì thế mà CTO cũng cần phải biết nhìn xa trông rộng, tư duy chiến lược để làm việc hiệu quả.

5. Cơ hội phát triển nghề nghiệp của CTO như thế nào?

Nhiều chuyên gia cho biết, cơ hội nghề nghiệp của CTO đang rất rộng mở, nhất là trong thời đại chuyển giao công nghệ bởi:

>>>>>Xem thêm: Tại sao nên tham gia Câu Lạc Bộ khi học Đại học?

Cơ hội phát triển nghề CTO

Nhu cầu sử dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp ngày càng tăng cao. Ngoài ra còn có sự tiến bộ của các biện pháp kinh doanh, thiết bị di động và công nghệ đám mây phát triển. Mà xu hướng công nghệ hiện nay là tập trung nhiều vào việc tích hợp ứng dụng, quy trình để nâng cao hiệu quả. Chính vì thế mà một CTO sẽ giúp công ty nắm bắt các vấn đề trên nhanh, từ đó đưa ra hướng phát triển và gia tăng khả năng cạnh tranh.

Không chỉ vậy, nguồn nhân lực cho vị trí CTO rất ít. Các doanh nghiệp thi nhau “săn lùng” người tài đầu quân cho mình. Bởi thế mà bạn hãy nhanh chóng tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và sẵn sàng bước vào đảm nhận vị trí này.

6. Một số CTO nổi tiếng hiện nay

Để bạn có thêm động lực thì hãy cùng Blogvieclam.edu.vn điểm qua các CTO nổi tiếng thế giới nhé.

  • Kyle Malady – Công ty viễn thông Verizon
  • Suresh Kumar – Công ty Walmart
  • Mike Whitaker – Công ty dịch vụ tài chính đa quốc gia Citi
  • Kevin Scott – Làm việc cho Microsoft
  • Will Grannis – Làm việc cho Google
  • Andre Fuetsch- Công ty viễn thông AT&T
  • Kevin Lynch – Làm việc tại Apple
  • Tony Kerrison – Làm việc tại Bank of America

Như vậy, bài viết trên bạn đã cùng Blogvieclam.edu.vn tìm hiểu xong CTO là gì và cách để trở thành một CTO giỏi. Mong rằng qua chia sẻ trên đây bạn đã có những thông tin hữu ích nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *