Học Y Dược ra làm gì? 14 công việc ngành Y Dược bạn có thể làm

Học Y Dược không chỉ để trở thành bác sĩ, dược sĩ, mà bạn còn có thể trở thành những nhà nghiên cứu, trình dược viên,… thậm chí cả nhà sáng tạo nội dung. Với kiến thức và kỹ năng đa dạng, bạn có thể làm việc ở rất nhiều vị trí sau khi tốt nghiệp ngành này. Vậy học Y Dược ra làm gì? Hãy theo chân Blogvieclam.edu.vn và cùng khám phá bạn nhé!

Bạn đang đọc: Học Y Dược ra làm gì? 14 công việc ngành Y Dược bạn có thể làm

1. Tìm hiểu chung về ngành Y Dược

Ngành Y Dược là tên gọi chung của những nhóm ngành sức khỏe

Ngành Y Dược là tên gọi chung của những nhóm ngành sức khỏe, gồm Y học và Dược học. Trong đó, Y học tập trung vào nghiên cứu, chẩn đoán và điều trị bệnh tật thông qua phương pháp kỹ thuật truyền thống hoặc hiện đại, nhằm mục đích duy trì, cải thiện sức khỏe con người.

Dược học là lĩnh vực nghiên cứu, phát triển, sản xuất, sử dụng các loại thuốc và dược phẩm. Lĩnh vực này tập trung vào việc hiểu về cấu trúc, tác dụng, tương tác, và cách sử dụng an toàn, hiệu quả của các loại thuốc. Dược học cũng nghiên cứu về quá trình chế biến, bảo quản và phân phối thuốc đến người dùng.

2. Học Y Dược ra làm gì? Top những công việc phổ biến nhất

Học Y Dược ra làm gì? Dưới đây là thông tin về các vị trí việc làm mà sinh viên Y Dược sau khi ra trường có thể đảm nhiệm.

2.1. Bác sĩ

Với hệ đào tạo Đại học, sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm bác sĩ tại các bệnh viện. Đây là ngành nghề mà nhiều người lựa chọn sau khi tốt nghiệp ngành y. Tùy vào từng chuyên ngành mà có thể lựa chọn các công việc khác nhau: bác sĩ đa khoa, bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ Nhi, bác sĩ phụ sản,…Trình độ mỗi người khác nhau nên khi tốt nghiệp sẽ làm tại các cơ sở khác nhau: bệnh viện trung ương, bệnh viện tỉnh, bệnh viện đa khoa,…

2.2. Dược sĩ

Nếu bạn học ngành Dược thì sau khi tốt nghiệp có thể xin làm dược sĩ tại các bệnh viện. Công việc chủ yếu là cung ứng thuốc đảm bảo chất lượng cho bệnh nhân theo kê toa của bác sĩ. Có thể tham vấn với bác sĩ trong việc kê toa, cảnh báo tương tác, hướng dẫn dùng thuốc cho những đối tượng bệnh nhân đặc biệt. Ngoài ra, sinh viên ngành dược có thể làm tại các cơ sở bán lẻ thuốc, các công ty phân phối thuốc.

2.3. Y tá

Với hệ đào tạo sơ cấp, trung cấp, sinh viên tốt nghiệp sẽ làm y tá tại các bệnh viện. Công việc y tá là hỗ trợ bác sĩ trong quá trình làm việc. Công việc của y tế không chỉ điều trị bệnh nhân bị bệnh và bị thương, mà còn hỗ trợ giải đáp thắc mắc, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe, làm thủ tục giấy tờ cho bệnh viện từ khi vào viện đến khi ra viện.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Y Dược làm ngành gì?

2.4. Điều dưỡng

Học Y Dược ra làm gì? Nếu bạn học ngành điều dưỡng thì công việc sau khi ra trường là điều dưỡng viên. Công việc chủ yếu là phối hợp với các nghề khác trong hệ thống y tế nhằm nâng cao sức khỏe, phòng bệnh, chăm sóc phục hồi chức năng cho người ốm và người khuyết tật ở mọi lứa tuổi tại các cơ sở y tế.

2.5. Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm y tế

Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm y tế sẽ làm các xét nghiệm lâm sàng các mẫu bệnh phẩm giúp các bác sĩ có cơ sở để chẩn đoán bệnh một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Một số loại xét nghiệm như: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm dịch não, tủy… Hiện nay, có rất nhiều đơn vị phòng khám ngoài bệnh viện tuyển các vị trí kỹ thuật viên phòng thí nghiệm y tế.

2.6. Kỹ thuật viên siêu âm, chẩn đoán

Sau khi có bằng cử nhân, sinh viên học ngành Y có thể lựa chọn làm việc tại các phòng siêu âm, chẩn đoán của các bệnh viện. Trước đây, ngành này khá khó xin việc vì chưa có nhiều thiết bị máy móc hỗ trợ. Tuy nhiên, hiện nay do tình hình kinh tế xã hội được cải thiện, hầu hết các bệnh viện đều có dịch vụ chụp hình ảnh y khoa như Siêu âm, X quang, CT, MRI.

2.7. Trình dược viên

Công việc của một trình dược viên là giới thiệu cho bác sĩ, nhà thuốc về công dụng và lợi ích của loại thuốc do công ty sản xuất, phân phối. Họ cần thuyết phục bác sĩ sử dụng thuốc của công ty để điều trị cho bệnh nhân.

Tìm hiểu thêm: 6 mẹo giúp bạn thành công với tư cách là người hướng nội ở nơi làm việc?

Học Y Dược không chỉ làm Bác sĩ, Dược sĩ

2.8. Nhân viên kinh doanh thiết bị y tế

Hiểu đơn giản, công việc của nhân viên kinh doanh là đưa dược phẩm đến tay người tiêu dùng. Họ là người kết nối giữa các công ty sản xuất, phân phối các loại dược phẩm , thiết bị y tế phục vụ cho khám, chữa bệnh.

2.9. Content Marketing Y Dược

Học Y Dược ra làm gì? Học Y Dược không chỉ để làm Bác sĩ, Dược sĩ, mà ngành này còn mở ra cho bạn nhiều cơ hội công việc hấp dẫn chẳng hạn như công việc sáng tạo nội dung. Nhân viên Content Marketing Y Dược là người lên các ý tưởng, nội dung quảng cáo cho các sản phẩm dược phẩm của công ty, nhà phân phối dược phẩm.

2.10. Nghiên cứu, bào chế, kiểm nghiệm thuốc

Nhân viên nghiên cứu thuốc tham gia vào quá trình nghiên cứu và phát triển các loại thuốc mới, từ việc tìm hiểu thành phần, tác dụng, hiệu quả của thuốc đến thiết kế công thức thuốc.

Nhân viên bào chế thuốc tham gia vào quá trình sản xuất, đóng gói thuốc theo quy trình và tiêu chuẩn cụ thể.

Nhân viên kiểm nghiệm thuốc tham gia vào quá trình kiểm tra và đánh giá chất lượng thuốc. Họ tiến hành các thử nghiệm, phân tích và kiểm tra đặc tính vật lý, hóa học, sinh học của thuốc theo các quy định cụ thể.

2.11. Giảng viên cao đẳng, đại học Y Dược

Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể trở thành giảng viên tại các trường cao đẳng hoặc đại học Y Dược. Vai trò của giảng viên là chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về y tế, dược phẩm với sinh viên; đồng thời tạo điều kiện để đối phương áp dụng những kiến thức này trong thực tế.

2.12. Làm việc tại bộ phận Quản Y Dược

Nhiệm vụ của công tác quản Y Dược bao gồm nghiên cứu, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện các quy định chuyên môn và quy định liên quan đến quá trình thu mua, chế biến, sản xuất, pha chế, bảo quản, phân phối, quản lý thuốc nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, không gây tác hại,…

2.13. Dịch thuật ngành Y Dược

Học Y Dược cung cấp cho bạn kiến thức sâu về y học và dược phẩm, đồng thời cho phép bạn làm quen với thuật ngữ, ngôn ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực y tế. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để bạn trở thành một nhân viên dịch thuật ngành Y Dược.

2.14. Làm việc tại các tổ chức phi chính phủ, tổ chức Y tế

Học Y Dược ra làm gì? Học Y Dược mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp trong các tổ chức phi chính phủ và tổ chức y tế. Theo đó, tùy theo lĩnh vực hoạt động của tổ chức, mà bạn có thể trở thành Bác sĩ, Nhân viên nghiên cứu, Dược sĩ, Y tá, Điều dưỡng, Chuyên viên tư vấn y tế,…

>>>>>Xem thêm: Top 5 câu hỏi tình huống cho nhân viên hành chính và cách trả lời ấn tượng nhất

Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm việc cho các cơ quan phi chính phủ, Tổ chức Y tế trong và ngoài nước

3. Tố chất cần có để học và làm ngành Y Dược

Để học tập và làm việc trong lĩnh vực Y Dược, có một số tố chất cần thiết mà bạn nên nuôi dưỡng:

  • Kiến thức và sự hứng thú về y học: Sự đam mê và khát khao tìm hiểu về y học, bệnh lý và sức khỏe là một yếu tố quan trọng. Chúng thúc đẩy bạn tìm hiểu về cơ thể con người, các quá trình bệnh lý và các phương pháp chẩn đoán, điều trị,…
  • Khả năng học tập và nghiên cứu: Tố chất này giúp bạn tiếp thu kiến thức mới và theo kịp các tiến bộ y học, dược phẩm.
  • Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề: Y Dược đòi hỏi khả năng phân tích tình huống và giải quyết vấn đề một cách logic, nhất quán. Bạn cần có khả năng đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu và thông tin y tế có sẵn.
  • Kỹ năng giao tiếp: Bạn cần có khả năng diễn đạt thông tin y tế vốn phức tạp một cách dễ hiểu.
  • Tình yêu thương con người: Lòng nhân ái, khả năng thấu hiểu,… giúp bạn xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy với bệnh nhân.
  • Tính cẩn thận và tỉ mỉ: Việc chẩn đoán, điều trị và điều chế thuốc yêu cầu sự chính xác. Tính cẩn thận và tỉ mỉ giúp đảm bảo sự an toàn và chất lượng công việc.

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn trả lời cho câu hỏi “học Y Dược ra làm gì?”. Ngoài ra, nếu bạn quan tâm và muốn theo học ngành này thì có thể tìm kiếm thêm những thông tin như điểm xét tuyển, trường đào tạo,… Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *