Kế toán công trình là gì? Kế toán công trình cần làm những gì?

Kế toán là công việc có thể quen thuộc với hầu hết chúng ta. Tuy nhiên, một công việc có tương tự là kế toán công trình lại tương đối xa lạ với nhiều người. Vậy kế toán công trình là gì? Công việc của kế toán công trình như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể có được câu trả lời nhé.

Bạn đang đọc: Kế toán công trình là gì? Kế toán công trình cần làm những gì?

TÌM VIỆC LÀM kế toán

Kế toán công trình là gì?

Kế toán công trình là gì? Kế toán công trình cần làm những gì?

Kế toán công trình hay còn được biết đến với tên gọi phổ biến là kế toán xây dựng. Đây là những người được đào tạo về nghiệp vụ kế toán và chuyên thực hiện các công việc chuyên môn liên quan đến chuẩn bị, tính toán, dự trù kinh phí vật liệu, xây dựng,… tại các công trình, dự án xây dựng.

Kế toán công trình cần làm những gì?

Về cơ bản, công việc trên thực tế của kế toán công trình sẽ có những điểm tương đồng nhất định so với nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, với điều kiện, môi trường làm việc đặc biệt nên công việc của kế toán công trình cũng có những điểm khác biệt nhất định. Để nắm được các điểm khác biệt đó, bạn có thể theo dõi bản mô tả công việc kế toán công trình dưới đây của chúng tôi:

Kế toán công trình cần làm những gì?

  • Nghiên cứu, lập bảng tổng hợp các nguyên vật liệu cần thiết cho mỗi dự án, công trình xây dựng.
  • Phân chia, tính toán chi phí cụ thể của từng loại nguyên vật liệu đầu vào và sắp xếp theo từng hạng mục cụ thể.
  • Theo dõi, sát sao tiến độ hoàn thành của từng hạng mục công trình và đối chiếu với dự trù ngân sách.
  • Lập báo cáo khi hoàn thành chỉ tiêu.
  • Báo cáo với cấp trên, chuẩn bị các phương án dự phòng khi vượt quá ngân sách dự phòng trước đó.
  • Theo dõi ngày công và tiến độ hoàn thành công việc theo ngày, tuần, tháng,…
  • Chuẩn bị đầy đủ hóa đơn, chứng từ, nộp thuế, báo cáo tài chính khi đến hạn.
  • Hạch toán và nghiệm thu công trình.

Điều kiện trở thành kế toán công trình

Nếu bạn là một người đang theo học chuyên ngành kế toán, đồng thời lại yêu thích lĩnh vực xây dựng thì kế toán công trình chính là công việc hoàn hảo dành cho bạn. Tuy nhiên, nếu chỉ yêu thích liệu đã đủ? Câu trả lời là chưa. Theo đó, để có thể trở thành một kế toán công trình chuyên nghiệp, bạn cần:

  • Tốt nghiệp chuyên ngành kế toán hoặc kế toán xây dựng của các trường Đại học, Cao đẳng.
  • Am hiểu về nghiệp vụ kế toán, thuế, tài chính,…
  • Có kinh nghiệm làm việc từ một năm trong lĩnh vực, môi trường tương tự.
  • Thành thạo các kỹ năng lập báo cáo, thống kê, hạch toán,…
  • Sử dụng tốt các phần mềm kế toán, excel,…
  • Nắm bắt được quy trình chuẩn trong xây dựng công trình, kế toán công trình,…
  • Trung thực, cẩn trọng và có khả năng nhìn nhận, đánh giá vấn đề tốt.
  • Sức khỏe, thể lực tốt, đáp ứng được thời gian làm việc đặc thù.

Mức lương kế toán công trình là bao nhiêu?

Tìm hiểu thêm: 5 Tố chất để học thiết kế đồ họa tốt và trở thành Designer chuyên nghiệp

Mức lương kế toán công trình là bao nhiêu?

Mức thu nhập của nhân viên kế toán công trình hiện nay ở mức tương đối tốt. Cụ thể, mức này có thể giao động từ 15 – 20 triệu đồng/ tháng tùy năng lực và kinh nghiệm. Ngoài ra, mức này có thể cao hơn khi bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ và nhận được hoa hồng từ chủ đầu tư.

Những thách thức của nghề kế toán công trình

Kế toán công trình là một công việc mang tính chất đặc thù nên công việc tương đối nhiều áp lực. Do vậy, lựa chọn trở thành kế toán công trình đồng nghĩa với việc bạn phải chấp nhận những thách thức như sau:

Khối lượng công việc nặng

Với nhân viên kế toán bình thường, công việc của bạn có lẽ sẽ chỉ mệt mỏi vào thời điểm hạch toán, kỳ tính thuế,… Tuy nhiên, kế toán công trình lại khác. Công việc của bạn sẽ trải dài từ thời điểm nhận cho đến khi bàn giao, nghiệm thu công trình. Trong suốt thời điểm đó, bạn sẽ liên tục phải sát sao, tính toán các số liệu để đảm bảo không xảy ra thất thoát. Không những vậy, nắm bắt được tiến độ làm việc của số lượng lớn công nhân xây dựng cũng là nhiệm vụ tương đối nặng mà bạn buộc phải thực hiện để đảm bảo thời hạn bàn giao công trình.

Thời gian làm việc thất thường,không cố định

>>>>>Xem thêm: [Góc HR] Tổng hợp 25 điều phải nhớ về tuyển dụng!

Thời gian làm việc thất thường,không cố định

Thời gian làm việc của kế toán công trình thường không cố định. Ví dụ như ở thời điểm bắt đầu, công việc nhẹ nhàng và tương đối đơn giản. Tuy nhiên, khi công trình đã đi vào triển khai, sẽ có rất nhiều hạng mục khác nhau phát sinh. Do vậy, bạn buộc phải tăng thời gian làm việc để đáp ứng khối lượng công việc đó. Theo đó, để theo kịp tiến độ công việc, hãy nghỉ ngơi khi có thời gian rảnh để cân bằng và tỉnh táo hơn khi quay trở lại với công việc nhé.

Dễ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe

Làm việc trong môi trường áp lực với tần suất cao có thể khiến cơ thể bạn mệt mỏi và stress. Không những vậy, với yêu cầu sát sao, cấp thiết, chính xác và kịp thời của công việc, đôi khi bạn sẽ phải xuống công trình nghiệm thu. Tuy thời gian nghiệm thu không quá dài nhưng khói bụi, hóa chất,… tại đây cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của bạn. 

Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết có thể hữu ích và giúp bạn trả lời được câu hỏi: “Kế toán công trình là gì?”. Đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin bổ ích tiếp theo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *