Kênh phân phối là gì? Các mô hình kênh phân phối hiện đại

Kênh phân phối là gì? Đây là một cụm từ thường xuyên được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Có nhiều mô hình kênh phân phối khác nhau để doanh nghiệp lựa chọn. Hãy cùng JobsGo tìm hiểu về kênh phân phối qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Kênh phân phối là gì? Các mô hình kênh phân phối hiện đại

1. Kênh phân phối là gì?

Kênh phân phối là gì? Kênh phân phối là một tập hợp bao gồm tất cả các cá nhân, tổ chức, phương tiện máy móc công nghệ tham gia vào quá trình cung ứng sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Kênh phân phối là công cụ đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng

2. Các chức năng của kênh phân phối

2.1. Chức năng thông tin

Chức năng thông tin bao gồm việc thu thập các dữ liệu về hành vi mua hàng và thói quen mua hàng của người dân.

Kênh phân phối giúp doanh nghiệp có được những thông tin từ những đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Thông qua kênh phân phối các doanh nghiệp có thể đưa ra các chương trình, các chiến lược marketing mới để thu hút nhóm khách hàng mới.

2.2. Chức năng tìm kiếm khách hàng

Thông qua kênh phân phối, doanh nghiệp có thể giữ chân khách hàng cũ và phát mở rộng thêm những khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.

2.3. Chức năng phân phối

Vai trò của chức năng này là lưu trữ hàng hóa từ kho nhà sản xuất, thông qua các đơn vị trung gian và cuối cùng là đưa đến tay khách hàng.

Chức năng phân phối

2.4. Chức năng thúc đẩy hiệu quả kinh doanh

Các nhà bán lẻ trong hệ thống kênh phân phối kết hợp với doanh nghiệp thực hiện các chiến dịch quảng cáo. Chương trình ưu đãi được tổ chức dưới sự kết hợp của doanh nghiệp và hệ thống phân phối để thúc đẩy doanh số.

3. Ý nghĩa của kênh phân phối

3.1. Đối với nhà sản xuất

Kênh phân phối giúp tăng độ bao phủ của hàng hóa trên thị trường. Nó cũng giúp tăng sự tin tưởng của sản phẩm đối với khách hàng. Kênh phân phối có tác động lớn đến việc tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp.

3.2. Đối với khách hàng

Khách hàng có thể tiếp cận được hàng hóa mình có nhu cầu sử dụng thông qua các kênh phân phối. Nó giúp khách hàng có thể lựa chọn và mua sắm hàng hóa một cách dễ dàng.

4. Các mô hình kênh phân phối phổ biến

Hiện nay có ba mô hình kênh phân phối phổ biến đó là:

Tìm hiểu thêm: Mô tả công việc Lập trình C++

Các mô hình kênh phân phối phổ biến

4.1. Kênh phân phối trực tiếp

Đây là mô hình kênh phân phối đơn giản nhất. Đối với mô hình kênh phân phối trực tiếp, nhà sản xuất sẽ trực tiếp cung cấp hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Bán hàng online hoặc tại các cửa hàng là hai nền tảng bán hàng hiệu quả của mô hình này.

Với mô hình này, đơn vị trung gian sẽ được loại bỏ, góp phần giảm thiểu chi phí liên quan. Thời gian hàng hóa được bày bán trên thị trường được rút ngắn.

4.2. Kênh phân phối gián tiếp

Kênh phân phối gián tiếp hàng hóa sẽ thông qua đơn vị trung gian làm cầu nối trước khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Kênh phân phối đưa sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp được tiếp cận với nhiều nhóm đối tượng người tiêu dùng hơn.

Đặc trưng của kênh phân phối này là hàng hóa qua nhiều đơn vị trung gian. Vì vậy, hạn chế của kênh phân phối này là thời gian hàng hóa đến tay người tiêu dùng là tương đối lâu.

4.3. Kênh phân phối đa tầng

Đây là kênh phân phối đang được nhiều doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn. Chúng vừa là trung gian giới thiệu sản phẩm và cũng chính là khách hàng sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay kênh phân phối này cũng dễ bị lợi dụng, biến tướng thành các mô hình đa cấp, lừa đảo.

5. Phương pháp xây dựng kênh phân phối

Bạn đã biết kênh phân phối là gì? Vậy làm thế nào để xây dựng kênh phân phối hiệu quả. Cùng tiếp tục tìm hiểu nhé!

5.1. Xác định nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu

Việc xác định đối tượng khách hàng mục tiêu đối với doanh nghiệp là rất quan trọng. Họ là nam hay nữ, độ tuổi hướng đến là bao nhiêu? Họ thường xuyên mua hàng tại cửa hàng hay mua online? Họ có thường xuyên mua hàng hay không? Tất cả đều phải được xác định rõ ràng, cụ thể.

5.2. Đưa ra mục tiêu hướng đến của kênh phân phối

>>>>>Xem thêm: BIM Là Gì? Tìm Hiểu Mô Hình Thông Tin Xây Dựng BIM

Xác định được mục tiêu giúp kênh phân phối hoạt động hiệu quả

Việc xác định mục tiêu của kênh phân phối được dựa trên số lượng hàng hóa mà doanh nghiệp đưa ra thị trường. Từ đó doanh nghiệp xác định được cần bao nhiêu đơn vị trung gian, kinh phí thực hiện là bao nhiêu, lợi nhuận như thế nào.

5.3. Lựa chọn kênh phân phối

Việc lựa chọn kênh phân phối phải dựa trên mục tiêu bán hàng của doanh nghiệp. Kênh phân phối trực tiếp đem lại mức lợi nhuận lớn hơn trên một sản phẩm cho doanh nghiệp. Kênh phân phối gián tiếp giúp sản phẩm được mở rộng và đến tay những đối tượng khách hàng mới.

5.4. Phát triển kênh phân phối

Doanh nghiệp cần thường xuyên tổ chức khảo sát lấy ý kiến đánh giá của khách hàng, khảo sát hoạt động của các đơn vị trung gian. Để kênh phân phối hoạt động tốt doanh nghiệp cần áp dụng công nghệ vào quản lý kênh phân phối. Điều này giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý nguồn hàng và kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh.

Trên đây Blogvieclam.edu.vn đã giúp bạn hiểu kênh phân phối là gì? Hy vọng với những kiến thức trong bài viết sẽ giúp được những bạn đọc quan tâm đến vấn đề này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *