Kinh tế tài chính là gì? Lương của các ngành kinh tế tài chính ra sao?

Kinh tế là ngành đang rất được các bạn trẻ yêu thích. Chính vì thế, số lượng các bạn học sinh lựa chọn theo học khối ngành kinh tế ngày một gia tăng, nổi bật trong đó là ngành kinh tế tài chính. Hãy cùng Blogvieclam.edu.vn tìm hiểu rõ hơn về ngành học này cũng như mức lương của các ngành kinh tế tài chính để có thể lý giải sức hút mạnh mẽ của nó nhé!

Bạn đang đọc: Kinh tế tài chính là gì? Lương của các ngành kinh tế tài chính ra sao?

1. Tìm hiểu chung về ngành kinh tế tài chính

Tìm hiểu chung về ngành kinh tế tài chính

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa mạnh mẽ như hiện nay, lĩnh vực kinh tế nói chung và kinh tế tài chính nói riêng đang rất được mọi người ưa chuộng. Đây là ngành học cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng và chuyên sâu về kinh tế, tài chính. Từ đó, người học có thể áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế Việt Nam.

Có thể thấy, sức hút mạnh mẽ của ngành kinh tế đã góp phần làm gia tăng nhu cầu lao động trong lĩnh vực này. Đặc biệt, để nền kinh tế Việt Nam có thể hội nhập sâu rộng với thế giới, rất cần những nhân lực ngành kinh tế tài chính có trình độ và chất lượng cao.

2. Ngành kinh tế tài chính học những gì?

Ngành kinh tế tài chính là ngành học trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về:

  • Kinh tế – tài chính
  • Quản lý tài chính
  • Nguyên lý kinh tế
  • Tài chính tiền tệ
  • Nguyên lý thuế
  • Quản lý ngân sách
  • Sự hiểu biết về thị trường tài chính
  • Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện quản lý kinh tế và tài chính…

Đây là ngành được rất nhiều bạn trẻ quan tâm bởi những kiến thức này có thể hỗ trợ cho người học rất nhiều trong cuộc sống sau này.

3. Cách xác định bạn có phù hợp với ngành kinh tế tài chính

Cách xác định bạn có phù hợp với ngành kinh tế tài chính

Để xác định sự phù hợp của bản thân với ngành kinh tế tài chính, bạn cần dựa vào những đặc điểm của ngành cũng như tố chất bản thân. Bạn có thể dựa trên các tiêu chí sau đây:

  • Sự đam mê: Đam mê là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi lựa chọn một lĩnh vực nào đó. Vậy nên, hay thành thật với mình và trả lời rằng: “Mình có thực sự yêu thích công việc này không?”. Chỉ khi bạn lựa chọn nó dựa vào sự yêu thích của mình chứ không phải dựa vào độ “hot” của ngành hay tác động của người khác, bạn mới có thể phát triển trong lĩnh vực này.
  • Khả năng nghiên cứu và nắm bắt: Kinh tế tài chính là một lĩnh vực luôn luôn biến động theo ngày, theo giờ. Chính vì thế, người phù hợp làm trong ngành phải là người biết nghiên cứu và nắm bắt xu hướng thị trường để đưa ra các điều chỉnh phù hợp.
  • Sự đổi mới, sáng tạo: Nền kinh tế Việt Nam và thế giới vận động không ngừng nghỉ. Chính vì thế, chỉ khi bạn biết sáng tạo, thay đổi, không ngại áp dụng những xu hướng kinh tế mới thì bạn mới có thể phát triển trong lĩnh vực này.

4. Ngành kinh tế tài chính thi khối gì?

Ngành kinh tế tài chính mở rất nhiều cơ hội cho những bạn trẻ muốn theo học với đa dạng các khối xét tuyển khác nhau. Nhưng nhìn chung, khối xét tuyển chính mà các trường Đại học, Cao đẳng sử dụng là:

  • Khối A00: Toán, Lý, Hóa
  • Khối A01: Toán, Lý, Anh
  • Khối D00: Toán, Văn, Anh

Đây là những khối học có với môn học chủ đạo là Toán nên sẽ rèn luyện cho các bạn được tư duy logic, khả năng phân tích… Điều này góp phần hỗ trợ các bạn rất nhiều trong quá trình tiếp thu kiến thức về ngành.

5. Học kinh tế tài chính tại trường nào?

Học kinh tế tài chính tại trường nào? Hiện nay, có không ít trường đào tạo chuyên sâu về ngành học kinh tế tài chính. Bạn có thể tham khảo những trường top đầu trong lĩnh vực này ở bảng dưới đây:

Trường Tổ hợp xét tuyển Điểm chuẩn
2022 2021 2020
Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) A01, D01, D09, D10 33.18 35.75 32.72
Đại học Ngoại thương A00, A01, D01, D03, D04, D06, D07 27.80 28.25 27.65
Đại học Thương Mại A00, A01, D01; D07 25.90 26.10 25.3
Đại học Kinh tế Quốc dân A00, A01, D01, D07 27.25 27.55 26.9
Học viện tài chính A01, D01, D07 33.63 35,63 31.8

6. Học ngành kinh tế tài chính ra trường làm gì?

Tìm hiểu thêm: Cách viết báo cáo hiệu quả giúp “ghi điểm” với sếp

Ngành kinh tế tài chính ra làm gì?

Cơ hội việc làm với sinh viên ngành Kinh tế tài chính sau khi ra trường vô cùng rộng mở:

  • Nếu bạn yêu thích làm việc trong môi trường nhà nước thì có thể trở thành cán bộ, công chức về lĩnh vực kinh tế tài chính tại các cơ quan quản lý nhà nước.
  • Hiện nay, với sự phát triển sâu rộng về kinh tế, có không ít các cơ sở, tổ chức tài chính, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty tài chính… được đầu tư xây dựng. Đây sẽ là cơ hội cho các bạn sinh viên học trong ngành kinh tế tài chính.
  • Bạn cũng có thể trở thành nhân viên làm việc trong các tổ chức phi chính phủ.
  • Sau một quá trình làm việc tại các đơn vị, công ty, doanh nghiệp, nếu bạn đã cảm thấy mình tích lũy đủ kinh nghiệm và mong muốn tạo dựng được sự nghiệp của riêng mình thì có thể thành lập riêng cơ sở, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh tế tài chính.
  • Ngoài ra, trở thành nghiên cứu viên, giảng viên về lĩnh vực kinh tế tài chính trong các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu sẽ rất phù hợp với những bạn sinh viên muốn tiếp tục phát triển sự nghiệp học tập.

7. Mức lương của các ngành kinh tế tài chính

>>>>>Xem thêm: 3 phẩm chất đáng chiêm nghiệm ở chốn công sở!

Lương của các ngành kinh tế tài chính

Với lĩnh vực kinh tế tài chính, không có một mức lương cố định hay giới hạn nào cho những người làm trong nghề. Mức lương của các vị trí cụ thể như sau:

  • Nhân viên/ Chuyên viên kinh doanh: Mức lương khởi điểm của vị trí Nhân viên/ Chuyên viên kinh doanh dao động từ khoảng 6 – 8 triệu. Đây là mức lương cứng, chưa kể các khoản hoa hồng khi ký thành công hợp đồng với khách hàng.
  • Chuyên viên tài chính: Lương trung bình của Chuyên viên tài chính là khoảng 12 – 18 triệu đồng/tháng.
  • Chuyên viên tư vấn tài chính: Lương ngành tài chính doanh nghiệp trải rộng từ 8 – 15 triệu đồng/tháng, mức lương trung bình thường là 11 triệu đồng/tháng.
  • Chuyên viên dự toán: Đây là vị trí sở hữu mức lương trung bình dao động từ 10 – 17 triệu/tháng, trung bình là 14 triệu/tháng.
  • Quản lý dự án: Đối với vị trí Quản lý dự án, mức lương được đánh giá là tương đối hấp dẫn, từ khoảng khoảng 16 – 28 triệu đồng/tháng.
  • Giám đốc tài chính: Đây là vị trí đòi hỏi rất cao về kinh nghiệm cũng như kỹ năng nên không ngạc nhiên khi mức lương trung bình của vị trí này là 38 triệu/ tháng. Nếu năng lực làm việc tốt thì thu nhập của Giám đốc tài chính có thể lên tới trăm triệu đồng/tháng.

Hy vọng, qua những thông tin trên đây, bạn đã có cái nhìn cụ thể, chi tiết hơn về “Ngành kinh tế tài chính là gì?” cũng như mức lương của các ngành kinh tế tài chính. Chúc các bạn sẽ lựa chọn được ngành học phù hợp nhất với bản thân mình!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *