Thời Điểm Nên Nhảy Việc Và Không Nên Nhảy Việc Mà Bạn Cần Biết

Nhảy việc là điều không ai mong muốn, bởi ai cũng cần thời gian để làm quen với công việc, môi trường và con người mới. Tuy nhiên, bỏ qua những suy nghĩ tiêu cực về vấn đề nhảy việc, hãy cùng Blogvieclam.edu.vn phân tích xem đâu là thời điểm nên nhảy việc nhé!

Bạn đang đọc: Thời Điểm Nên Nhảy Việc Và Không Nên Nhảy Việc Mà Bạn Cần Biết

1. Nhận Thức Đúng Về Nhảy Việc

Nhảy việc là khi người lao động quyết định từ bỏ công việc hiện tại để bắt đầu một công việc mới. Việc này xuất phát từ mong muốn có được một giá trị thích hợp hơn cho bản thân mà công việc cũ đã không thể đáp ứng. Giá trị ấy có thể là giá trị vật chất về mức lương, đãi ngộ hay các giá trị tinh thần như môi trường làm việc, cơ hội học hỏi, thăng tiến,…

Nhảy việc là gì? Nhận thức đúng về nhảy việc

Nhảy việc là một điều bình thường đối với những người trẻ đầy đam mê và hoài bão. Hiện tượng này đặc biệt bùng nổ vào thời điểm cuối năm. Tuy nhiên, đừng coi nhảy việc như một phong trào. Chỉ khi chọn đúng thời điểm nhảy việc thích hợp, bạn sẽ thành công sở hữu công việc tốt hơn và đạt được những giá trị đang tìm kiếm.

2. Động Cơ Nhảy Việc Thường Bắt Nguồn Từ Đâu?

Ý định nhảy việc thường đến từ hai loại động cơ: nhảy việc chủ động và nhảy việc bị động.

  • Nhảy việc chủ động: Đây là khi người lao động đã bất mãn với công việc hiện tại. Nó có thể xuất phát mối quan hệ với sếp, đồng nghiệp hay mức lương không còn đáp ứng được mong muốn. Những đối tượng này sẽ rất quyết tâm nhanh chóng được nhảy việc.
  • Nhảy việc bị động: Trong trường hợp này, người lao động vẫn hài lòng với công việc hiện tại, nhưng họ muốn tìm đến những thử thách mới, họ muốn khám phá một môi trường mới. Họ quan niệm đơn giản rằng hãy thử thay đổi, biết đâu lại cho một kết quả tốt hơn.

Sẽ có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bạn muốn nhảy việc. Tuy nhiên, dù là chủ động hay bị động, bạn cũng cần cân nhắc những điều dưới đây để đảm bảo sẽ không hối hận về quyết định của mình nhé.

3. Dấu Hiệu Cho Thấy Đã Đến Lúc Bạn Nên Nghỉ Việc

Khi bạn thấy những dấu hiệu dưới đây là đã đến lúc bạn nên thay đổi công việc của mình.

3.1 Công Việc Hiện Tại Không Giúp Bạn Được Mục Tiêu

Bạn đã có một bản kế hoạch nghề nghiệp trong tay? Bạn đã có những mục tiêu dài hạn trong 5, 10 năm nữa. Hãy đặt câu hỏi xem liệu bạn có đang đi quá xa rời so với những gì bạn đã đặt ra. Ai cũng mong muốn được thăng tiến và phát triển trong sự nghiệp. Nếu cảm thấy bạn sẽ không có khả năng đạt được những gì đã kỳ vọng thì nên cân nhắc đến ý định nhảy việc.

Đôi khi, mục tiêu của công ty và mục tiêu của bạn sẽ không giao nhau. Khi bạn bắt đầu nhận ra mục tiêu của công ty không phù hợp với quan điểm của bạn, đó là thời điểm nên nhảy việc thích hợp. Bạn cần tự suy xét lại xem đâu mới là công việc và con đường dành cho bạn để không còn lạc lối.

3.2 Năng Lực Của Bạn Không Có Cơ Hội Phát Triển

Bạn đã làm việc lâu ở công ty và đã thành thạo các kỹ năng cần thiết, không còn đủ những cơ hội và thách thức để bạn rèn luyện. Hay từ thời điểm bắt đầu, kỹ năng của bạn đã được đánh giá cao hơn so với điều kiện công việc. Dù là trường hợp nào, cũng đã đến lúc bạn nên cân nhắc nhảy việc. Nếu cảm thấy bản thân không còn có thể học hỏi thêm điều gì ở công việc này, hãy tìm kiếm một cơ hội mới để tiếp tục trau dồi được bản thân và tạo bước tiến mới.

Ngược lại, bạn cảm thấy bản thân không đủ đáp ứng những yêu cầu của công việc. Bạn không có sự tự tin với những gì mình làm, có thể do bản thân đang thiếu kỹ năng, chuyên môn nghiêm trọng, cũng có thể do bạn đã lựa chọn sai đường ngay từ đầu. Hãy suy xét rõ lý do cho vấn đề bạn đang gặp phải là gì và lựa chọn giải pháp đúng đắn nhất.

3.3 Mức Lương Không Đáp Ứng Kỳ Vọng

Lương thưởng và chế độ đãi ngộ luôn là nguyên nhân hàng đầu cho quyết định nhảy việc. Mọi người thường tìm kiếm công việc mới có độ chênh lệch từ 5 – 10 triệu. Số tiền này tưởng chừng là đáng kể so với những nhân viên bình thường những là khoảng cách không quá lớn so với các vị trí quản lý. Vì vậy, trước tiên bạn cần xem bạn đã đạt được mức lương hiện tại ở công ty chưa và nếu chưa thì bạn có thể đạt được trong bao lâu. Từ đó, tính toán xem đã đến thời điểm nên nhảy việc chưa.

Trong trường hợp năng lực của bạn đã được cải thiện và khối lượng công việc tăng lên nhưng mức lương vẫn giậm chân tại chỗ, bạn hoàn toàn nên cân nhắc tìm một cơ hội mới. Ngoài ra, hãy luôn chú ý mức lương hiện tại trên thị trường. Bạn sẽ thất vọng nếu biết khoản tiền mình nhận được quá chênh lệch so với các công việc tương tự.

3.4 Các Mối Quan Hệ Trong Công Ty

Sếp là người ảnh hưởng lớn nhất đến môi trường làm việc của toàn doanh nghiệp nói chung và của bạn nói riêng. Bạn luôn xứng đáng gặp được một người lãnh đạo có tâm với nhân viên. Người lãnh đạo không tốt có thể gây cho bạn những áp lực, căng thẳng kéo dài nên hãy nhìn nhận xem vấn đề có nằm ở họ không.

Những người xung quanh bạn sẽ là những người sẽ đồng hành cùng bạn hàng ngày. Bạn phải biết giữ hòa khí và tạo các mối quan hệ công sở. Có những trường hợp dù bạn rất chân thành và chuyên nghiệp nhưng người khác có thể không sẵn sàng hỗ trợ, thậm chí gây khó dễ cho bạn. Nếu chuyện này không thể giải quyết và bạn cảm thấy mỗi ngày đi làm thật chán nản thì ra quyết định thay đổi công việc để tìm kiếm môi trường thoải mái, tích cực hơn là điều nên làm.

4. Thời Điểm Nên Nhảy Việc Và Không Nên Nhảy Việc

Vậy đâu là thời điểm nên và không nên nhảy việc? Tham khảo ngay nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

4.1 Thời Điểm Nên Nhảy Việc Nhất

Theo các chuyên gia tuyển dụng trên thế giới, bất cứ thị trường lao động nào cũng gặp ít nhiều sự biến động về nhân sự trong từng thời điểm. Tùy thuộc vào đặc điểm hay tính chất công việc mà nhu cầu tuyển dụng cũng sẽ khác nhau.

Nhưng thường thì vào đầu năm (tháng 2, tháng 3) là thời điểm doanh nghiệp thực hiện cơ cấu, tổ chức lại bộ máy nhân sự, nên họ sẽ thiếu hụt rất nhiều vị trí quan trọng nhằm đẩy mạnh hiệu suất cùng các chiến lược kinh doanh mới. Nên có thể nói đây chính là thời gian lý tưởng nhất để bạn tìm kiếm công việc.

Tìm hiểu thêm: Cách sữa lỗi #value trong Excel đơn giản và cực nhanh chóng

Thời gian lý tưởng nhất là vào đầu năm hoặc giữa tháng 9 và tháng 10

Ngoài ra, nếu cần thì các bạn cũng có thể nhảy việc vào tháng 4, tháng 5. Bởi dù đây không còn là thời điểm “vàng” nữa, nhưng nếu doanh nghiệp chưa tuyển đủ người trong đợt đầu năm thì họ sẽ kéo dài thêm 1 đến 2 tháng.

thời điểm nên nhảy việc cuối cùng trong năm đó chính là tháng 9, 10. Bởi đây là thời điểm nhiều doanh nghiệp có kế hoạch bổ sung thêm nhân sự để đẩy nhanh tiến độ, đạt mục tiêu đã đề ra. Cơ hội tìm kiếm việc làm thời điểm này có thể sánh ngang với dịp đầu năm. Do đó, nếu bạn thực sự muốn nhảy việc thì hãy nắm bắt cơ hội, bởi đây chính là cơ hội cuối cùng cho bạn.

4.2 Thời Điểm Không Nên Nhảy Việc

Khoảng thời gian từ tháng 6, 7, 8 là thời điểm tin tuyển dụng thưa dần và các doanh nghiệp hầu hết đã tìm được đủ nhân sự cho các vị trí trống. Do đó, nếu nhảy việc vào thời điểm này thì khó có thể tìm kiếm được việc làm ưng ý.

Và thời điểm không nên nhảy việc nữa đó chính là cuối năm tháng 11, 12 và tháng 1. Bởi đây là giai đoạn công việc trở nên trì trệ và phòng nhân sự thường đợi tới đầu năm mới bắt đầu tuyển dụng đợt mới. Hơn thế, nhân sự trong thời điểm này đều không muốn nghỉ việc, bởi họ muốn được hưởng chế độ lương, thưởng cuối năm.

Khi có ít người nghỉ việc thì đồng nghĩa với việc không có quá nhiều vị trí trống để bạn có thể ứng tuyển. Tuy nhiên, tới thời điểm 2 tuần cuối của tháng 1 (lịch âm) thì hãy bắt đầu tìm kiếm thông tin tuyển dụng và bắt đầu ứng tuyển là vừa. Bởi nếu hồ sơ của bạn được gửi đi sớm nhất thì bạn sẽ được ưu tiên xem xét trước.

5. Lời Khuyên Dành Cho Những Ai Đang Có Ý Định Nhảy Việc

Dù bạn có thể chờ tới đầu năm sau mới nhảy việc, hoặc bạn cũng có thể nhảy việc vào tháng giữa chừng như tháng 6, 7 hoặc thậm chí là tháng 9, tháng 10. Tuy nhiên, khi có ý định nhảy việc thì bạn cần lưu ý tới một số điều sau:

>>>>>Xem thêm: Brochure Là Gì? 3 Bước Thiết Kế Brochure Ấn Tượng, Chuyên Nghiệp

Lời khuyên cho người sắp “nhảy” việc

5.1 Cân Nhắc Kỹ Trước Khi Nhảy Việc

Trước khi nghỉ việc, hãy đặt ra các câu hỏi cho bản thân: “Công việc mới mức lương như thế nào, môi trường và chế độ ra sao?”, “Có phải tăng ca và đi công tác nhiều không?”,… 

Công việc mới phải có những điều kiện tốt hơn thì bạn mới nên nhảy việc, bởi nếu không thì bạn nghỉ việc chỗ cũ làm gì?

5.2 Thỏa Thuận Kỹ Lưỡng Với Công Ty Mới

Trước khi vào làm việc tại công ty mới, bạn cần thỏa thuận rõ ràng với sếp về các khoản lương, thưởng, chế độ bảo hiểm, trợ cấp,… Những điều này sẽ vô cùng có lợi cho bạn sau này và nó sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn bao giờ hết khi nắm rõ quyền lợi mà mình được hưởng.

5.3 Không Bỏ Bê Công Việc

Ngay cả khi bạn sắp sửa nghỉ việc thì cũng đừng nên bỏ bê công việc đang làm. Hãy cố gắng hoàn thành công việc thật tốt, và để lại ấn tượng tốt cho mọi người. Và trong công việc mới cũng như vậy, hãy cố gắng thể hiện tốt nhất khả năng của mình.

5.4 Biết Nên Dừng Lúc Nào

Mục đích của bạn chính là tìm được công việc tốt với mức lương cao, môi trường phát triển tốt, phù hợp với định hướng của bản thân. Khi đã tìm được công việc mới có điều kiện giống hoặc tương tự những điều kiện này thì bạn nên chấp nhận và gắn bó lâu dài. Bởi không phải lúc nào cơ hội tốt cũng tìm đến với bạn, đừng nên đứng núi này trông núi nọ.

Dù nhảy việc ở thời điểm nào, với cảm xúc ra sao đi chăng nữa thì hãy cố gắng tận hưởng và tìm kiếm niềm vui ở nơi làm việc mới, và đừng hối tiếc về những quyết định của mình. Bởi đây mới chính là thời điểm nên nhảy việc. Chúc bạn sớm tìm kiếm được công việc ưng ý. Và cũng đừng quên truy cập vào website jobsgo.vn để cập nhật hàng nghìn thông tin tuyển dụng mới nhất nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *