4.5/5 – (10 votes)
Bạn đang đọc: Kỹ năng đặt câu hỏi thông minh đạt hiệu quả cao trong giao tiếp
Kỹ năng đặt câu hỏi là gì? Đặt câu hỏi là kỹ năng quan trọng để bạn có thể cải thiện khả năng giao tiếp. Ngày nay, kỹ năng đặt câu hỏi đã trở thành nghệ thuật giao tiếp. Các câu hỏi bạn đặt ra giúp đối phương định hình được phần nào tính cách, hiểu biết của bạn. Cùng Blogvieclam.edu.vn tìm hiểu xem có mấy loại câu hỏi và kỹ năng đặt câu hỏi sao cho hiệu quả!
1. Kỹ năng đặt câu hỏi là gì?
Kỹ năng đặt câu hỏi (Questioning skills) được hiểu là cách bạn dẫn dắt một cuộc đối thoại bằng những câu hỏi đem tới không khí tích cực, giúp kéo dài cuộc trò chuyện và đảm bảo mạch câu chuyện theo dự kiến.
Đặt câu hỏi là một kỹ năng trong nghệ thuật giao tiếp. Kỹ năng này thúc đẩy thảo luận và trao đổi ý tưởng, nhằm cải thiện hiệu suất, xây dựng mối quan hệ và niềm tin giúp bạn sẽ có được những câu trả lời hữu ích, cần thiết.
2. Các loại câu hỏi thường gặp
2.1 Câu hỏi đóng
Câu hỏi đóng trong kỹ năng đặt câu hỏi là câu hỏi mà bạn có thể trả lời “có”, “không” hoặc một thực tế có sẵn. Câu hỏi đóng là câu hỏi trực tiếp, chi tiết, ngắn gọn, không bắt đầu bằng từ để hỏi và không có nội dung gây tranh cãi. Tính chất của câu hỏi đóng là xác nhận lại thông tin.
Ví dụ: “Bạn có thích làm việc nhóm hay không?” hoặc “Bạn có nhóm máu gì?”
2.2 Câu hỏi mở
Câu hỏi mở thường cần câu trả lời dài hơn. Đây là câu hỏi gợi ý câu trả lời chi tiết, bắt đầu bằng từ để hỏi. Câu hỏi mở dùng để nắm bắt ý kiến người được hỏi, tìm thêm thông tin về những điều chưa biết. Câu hỏi mở không có câu trả lời mặc định, nội dung có thể gây ra tranh cãi và không gò bó nội dung trả lời.
Ví dụ: “Tại sao bạn lại muốn ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh Content tại Blogvieclam.edu.vn?” hoặc: “Hãy kể với chúng tôi những trải nghiệm của bạn tại App tìm việc Blogvieclam.edu.vn!”
2.3 Câu hỏi hình nón
Đặt câu hỏi hình nón là bạn hỏi từ những câu hỏi chung rồi mới đi vào trọng tâm. Mức độ sâu của từng câu hỏi sẽ tăng dần. Loại câu hỏi này thường được dùng để cơ quan điều tra lấy thông tin từ nhân chứng.
Ví dụ: – Có bao nhiêu người tham gia vào trận đánh nhau? – Người lớn hay trẻ em?
2.4 Câu hỏi thăm dò
Câu hỏi thăm dò được sử dụng để tìm kiếm thông tin về một vấn đề cụ thể khi người nói đang cố tránh né. Câu hỏi thăm dò giúp bạn hiểu rõ, thấu đáo hơn vấn đề mà cuộc trò chuyện đang nói tới. Phương pháp 5 vì sao – 5 whys được sử dụng trong câu hỏi thăm dò để giúp người đặt câu hỏi nhanh chóng nắm được mấu chốt vấn đề.
Ví dụ: “Khi nào anh cần video này? Anh có muốn xem bản nháp trước khi tôi gửi kết quả cuối cùng hay không?”
2.5 Câu hỏi tu từ
Mục đích của câu hỏi tu từ không phải để hỏi mà là để xác định lại thông tin được hỏi. Sử dụng câu hỏi tu từ khiến người nghe dễ dàng đồng tình và tham gia trò chuyện với bạn hơn. Câu hỏi tu từ dùng để thu hút đối phương.
Ví dụ: Blogvieclam.edu.vn là một ứng dụng tìm việc làm rất tốt đúng không?
3. Nguyên tắc khi đặt câu hỏi
3.1 Xác định mục đích câu hỏi
Để có một câu hỏi tốt thì bạn cần lên một kế hoạch chuẩn bị để đặt câu hỏi. Lúc lên kế hoạch, cần xác định rõ ràng mục đích câu hỏi của bạn là gì. Một câu hỏi tốt là câu hỏi có mục đích rõ ràng, có chính xác thông tin mà bạn muốn tìm hiểu. Một câu hỏi mơ hồ khiến người trả lời khó khăn trong việc giải đáp và làm bạn mất đi cơ hội tìm kiếm được thông tin mong muốn. Từ mục đích câu hỏi, bạn phải xác định xem đâu là câu hỏi trọng tâm và đâu là câu hỏi phụ.
Tìm hiểu thêm: Đối tượng khách hàng chính của ngành du lịch bao gồm những ai?
3.2 Dựa vào mối quan hệ với đối phương để đặt câu hỏi
Phải tùy thuộc vào mối quan hệ của bạn với đối phương để đặt câu hỏi chính là một trong những kỹ năng đặt câu hỏi tốt. Xác định rõ mối quan hệ thì bạn mới tìm được đại từ nhân xưng cũng như phong cách nói chuyện phù hợp.
3.3 Sử dụng ngôn từ thích hợp
Trong kỹ năng đặt câu hỏi thì một câu hỏi tốt là câu hỏi sử dụng từ ngữ thích hợp với vốn từ, trình độ và kinh nghiệm của người được hỏi. Bạn không nên hoặc hạn chế sử dụng những thuật ngữ chuyên môn khi hỏi đối phương nếu họ không biết về lĩnh vực đó. Ví dụ với bạn bè thì sử dụng từ ngữ thân mật, gần gũi. Với cấp trên thì bạn cần sử dụng từ ngữ khiêm tốn, lịch sự…
Đọc thêm: Làm gì để cải thiện kỹ năng giao tiếp? Kỹ năng giao tiếp nơi công sở cho sinh viên mới ra trường Bí quyết giao tiếp trong lần gặp gỡ đầu tiên
3.4 Học cách lắng nghe chân thành và tôn trọng với đối phương
Mặc dù câu hỏi của bạn có mục đích thăm dò, tìm kiếm thông tin hay gì đi chăng nữa thì bạn cũng cần phải học cách lắng nghe người trả lời. Sau khi đặt câu hỏi, cần để người trả lời có thời gian suy nghĩ, không nên hỏi dồn dập. Bạn phải quan sát được phản ứng của họ để hiểu rõ họ thực sự muốn nói gì.
>>>>>Xem thêm: Hiểu đúng về công việc nhân viên tư vấn thẩm mỹ
Một lưu ý là không bao giờ được ngắt lời hay chen ngang lúc người khác đang nói. Ngắt lời thể hiện bạn đang không hề tôn trọng đối phương.
Để rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi một tròng những kỹ năng mềm thì hãy học cách tôn trọng người đối diện. Khi bạn lắng nghe, người đối diện sẽ cảm giác họ được tôn trọng và sẵn sàng chia sẻ với nhau hơn. Việc bạn chăm chú lắng nghe cũng kích thích họ tiếp tục bày tỏ rõ ý kiến, quan điểm của bản thân hơn.
Ngoài câu hỏi, hãy gợi ý câu trả lời để người được hỏi dễ liên hệ và giải đáp cho bạn. Chỉ nên hỏi về những vấn đề người được hỏi hiểu biết, có kinh nghiệm và yêu thích.
Kỹ năng đặt câu hỏi là vô cùng quan trọng để đạt được hiệu quả khi giao tiếp. Bạn cần thực hành và rèn luyện thường xuyên để có một kỹ năng đặt câu hỏi thuần thục, không khiến người được hỏi thoải mái, không thấy bị tra khảo. Hy vọng những chia sẻ trên của Blogvieclam.edu.vn đem lại những thông tin hữu ích cho bạn.