KỸ NĂNG GIAO TIẾP NƠI CÔNG SỞ CHO SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG

Là một sinh viên mới ra trường, bạn chưa từng trải qua môi trường làm việc chuyên nghiệp nên đang có những khúc mắc trong vấn đề giao tiếp với đồng nghiệp. Công sở là một môi trường phức tạp trong giao tiếp ứng xử. Sở dĩ gây ra những xung đột, bất đồng là do bạn chưa biết cách giao tiếp đúng mực.

Bạn đang đọc: KỸ NĂNG GIAO TIẾP NƠI CÔNG SỞ CHO SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG

Giao tiếp vốn là việc thường nhật, là bản năng cơ bản của con người diễn ra một cách tự nhiên và dễ dàng. Tuy nhiên, sở hữu tốt những kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn kết nối tốt hơn với mọi người, tạo ra những mối quan hệ tốt cho cuộc sống và công việc.

Để có được những kỹ năng tốt đó, bạn phải rèn luyện cho mình những kỹ năng giao tiếp sau đây:

  • Thân thiện với đồng nghiệp bên cạnh: Không lý nào khi bạn làm việc cùng với một người ngay sát bên cạnh mà lại tỏ ra thờ ơ, xa lạ với “hàng xóm” của mình. Do đó, hãy luôn thân thiện và hòa nhã với người đồng nghiệp bên cạnh. Điều này sẽ có ích để tạo ra một mội trường làm việc hiệu quả, tương trợ lẫn nhau.
  • Miễn nhiễm với “stress”: Khi bước vào môi trường công sở, chắc chắn ai cũng sẽ có những áp lực dẫn đên căng thẳng và khó chịu. Bạn hãy luôn lạc quan, vui vẻ hạn chế sự cau có khó chịu lại. Những biểu hiện đó không chỉ giúp bạn miễn nhiễm với “stress” mà còn truyền cho những người làm việc cùng bạn sự dễ chịu. Mọi người sẽ thấy thoải mái, dễ chịu và thậm chí là thích giao tiếp, ở gần bạn hơn.
  • Tránh “nói xấu” nơi công sở: Bạn nên từ chối thảo luận về tính xấu hay điểm yếu của người khác. Hạ thấp người khác cũng sẽ không nâng được bản thân mình lên mà còn lãng phí thời gian. Đó là việc vô cùng tiêu cực nơi công sở, tinh thần đồng đội và nhuệ khí của văn phòng sẽ đi xuống rất nhiều. Hãy tránh xa điều này ra nhé!
  • Hòa nhã, làm đúng với khả năng của mình: Bạn không nên tỏ ra mình cái gì cũng biết hay hơn người khác. Hãy nhớ núi này cao còn có núi khác cao hơn. Đừng bao giờ chứng tỏ năng lực của bản thân bằng cách tranh công việc của người khác, dù biết nó không thuộc chuyên môn hay nhiệm vụ của mình. Trong công ty, mỗi người có một nhiệm vụ chuyên môn khác nhau, bạn chỉ cần làm tốt nhiệm vụ của mình là được. Hơn nữa, khi trao đổi công việc với đồng nghiệp bạn nên có thái độ hòa nhã, tránh quát mắng ai đúng ai sai, điều đó sẽ chỉ làm tình hình tệ hơn.

    Tìm hiểu thêm: 5 dấu hiệu cho thấy bạn có tố chất để trở thành một kế toán viên

    >>>>>Xem thêm: Các chính sách ưu đãi, chính sách phụ cấp giúp giữ chân nhân viên

  • Kỹ năng quan sát: Thành thạo kỹ năng quan sát sẽ giúp cuộc hội thoại của bạn trong giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất. Khi biết quan sát, bạn sẽ nhận ra tâm tư tình cảm của đối phương để chiều chỉnh cách nói chuyện của bản thân sao cho phù hợp. Họ đang tức giận thì hãy dừng lại những gì bạn đang nói, giúp họ hạ hỏa. Họ đang buồn thì hãy an ủi, trấn an họ còn nếu họ đang chán nản hãy đổi chủ đề, gây chú ý với họ bằng những câu chuyện khác …..
  • Kỹ năng lắng nghe: Khi giao tiếp, người có kỹ năng lắng nghe sẽ không ngắt lời đối phương. Tuy nhiên bạn cũng không nên ngồi im, như vậy sẽ làm đối phương lo lắng không biết bạn có chú tâm hay thực sự lắng nghe những gì họ nói. Do vậy, bạn có thể làm các động tác thể hiện cho đối phương biết bạn vẫn đang lắng nghe câu chuyện của họ. Ví dụ như mỉm cười, gật đầu hay biểu cảm ngạc nhiên,…
  • Không ganh tị với năng lực của người khác: Ganh đua trong công việc là một điều tốt. Nhưng có quá nhiều người nhầm lẫn với việc ganh đua và ganh tị. Khi thấy đồng nghiệp được sếp tuyên dương hãy chúc mừng họ và lấy điều đó làm động lực để phấn đấu. Đừng tỏ ra ganh tị hay có ý định giở trò hãm hại để đẩy họ xuống. Thay vào đó bạn hãy chứng minh năng lực của bản thân qua những thành tích, lợi nhuận mang lại cho công ty.
  • Kỹ năng nói chuyện – diễn đạt: Nếu chỉ lắng nghe thì đấy không phải là giao tiếp. Bạn cần biết nêu lên quan điểm, tâm tư tình cảm của bản thân cho đối phương hiểu. Bạn cần học cách diễn đạt rõ ràng và mạch lạc, tránh nói lan man dẫn đến mất thời gian và khó chịu cho người nghe. Nói chuyện cần khéo léo, tế nhị và phù hợp với văn hóa. Và nên nhớ dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được ăn nói mất lịch sự, thô tục.

Đó là một số kỹ năng giao tiếp nơi công sở mà bạn nên lưu ý khi trở thành nhân viên văn phòng, đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường. Hy vọng rằng với những kỹ năng nêu trên, khi áp dụng bạn sẽ có một môi trường làm việc vui vẻ và phù hợp với bản thân. Chúc bạn thành công.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *