Các bạn đam mê công nghệ, thích thử sức mình với lĩnh vực này chắc chắn không thể bỏ qua việc làm kỹ sư liên quan đến các phần mềm. Đây là vị trí được đông đảo bạn trẻ đón nhận trong vài năm gần đây. Vậy kỹ sư phần mềm là gì? Học ngành gì? Thi khối nào? Tất cả sẽ được Blogvieclam.edu.vn giải đáp ở bài viết này.
Bạn đang đọc: Kỹ Sư Phần Mềm Là Gì? Kỹ Năng Cần Có Và Cơ Hội Nghề Nghiệp Tương Lai
1. Đôi Nét Về Kỹ Sư Phần Mềm
Trước tiên, hãy cùng Blogvieclam.edu.vn khám phá đôi nét về việc làm kỹ sư phần mềm nhé!
1.1 Kỹ Sư Phần Mềm Là Gì?
VIỆC LÀM KỸ SƯ PHẦN MỀM
Kỹ sư phần mềm trong tiếng Anh họ còn được gọi là Software Engineer. Họ là người có kiến thức, có hiểu biết sâu về ngôn ngữ lập trình và phát triển phần mềm, hệ điều hành trên máy tính. Các kỹ sư này phải ứng dụng các nguyên tắc, công nghệ trong từng giai đoạn khác nhau để tạo ra sản phẩm hữu hiệu nhất. Kỹ thuật toán học, thiết kế, khoa học, công nghệ là những kiến thức họ thường xuyên sử dụng.
Kỹ sư làm việc ở vị trí này sẽ có nhiệm vụ gì? Họ không chỉ là người tạo ra sản phẩm mà còn phải kiểm tra và đánh giá phần mềm để hoàn thiện và đưa ra thị trường.
1.2 Kỹ Sư Phần Mềm Khác Gì Lập Trình Viên
Tiêu chí so sánh | Kỹ sư phần mềm (Software Engineer) | Lập trình viên (Programmer) |
Tính chất công việc |
|
|
Vị trí công việc | Thực hiện nhiều công việc (đánh giá, phân tích,…) để phát triển hệ thống theo yêu cầu của khách hàng. | Lập trình chỉ là một phần trong quy trình phát triển hệ thống. |
Kỹ năng |
|
Cần thông thạo các ngôn ngữ lập trình và có thể viết thuật toán cho các chương trình máy tính. |
Yêu cầu công việc | Được tuyển dụng để thiết kế một hệ thống phần mềm. Để làm được điều này, kỹ sư phần mềm cần phác họa, thiết kế một bức tranh tổng quan về hệ thống, tách chúng thành các chương trình nhỏ hơn. | Hiện thực hóa chương trình được kỹ sư phần mềm phát triển bằng ngôn ngữ lập trình. |
Thu nhập | Trung bình 14 – 33 triệu/tháng (với ứng viên 1 – 4 năm kinh nghiệm). | Trung bình 10 – 23 triệu/tháng (với ứng viên 1 – 3 năm kinh nghiệm). |
2. Phân Loại Kỹ Sư Phần Mềm
Kỹ sư phần mềm có thể được chia thành 2 loại cụ thể như sau:
2.1 Kỹ Sư Ứng Dụng
Kỹ sư ứng dụng được biết đến là người thiết lập, điều chỉnh các phần mềm, ứng dụng cho doanh nghiệp. Họ sẽ tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu mong muốn, nhu cầu của người dùng cuối cùng để có phương án sửa đổi, góp phần tạo nên những sản phẩm chất lượng nhất.
2.2 Kỹ Sư Hệ Thống
Kỹ sư hệ thống là những người chịu trách nhiệm điều phối công việc. Họ sẽ chỉ đạo các bộ phận liên quan thực hiện nhiệm vụ để đảm bảo phát triển các hệ thống mạng, ứng dụng, phần mềm có thể hoạt động và sử dụng một cách tốt nhất.
3. Công Việc Của Kỹ Sư Phần Mềm
Một kỹ sư phần mềm sẽ phải đảm nhiệm những công việc sau đây:
3.1 Xác Định Nhu Cầu Của Khách Hàng
Kỹ sư phần mềm sẽ làm việc với khách hàng để tìm hiểu những điều đối phương thật sự cần và vấn đề họ mong muốn giải quyết khi sử dụng sản phẩm. Từ đó có thể tạo nên những sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
3.2 Chịu Trách Nhiệm Thiết Kế Chương Trình Ứng Dụng Mới
Khi đã hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, kỹ sư phần mềm sẽ cùng đồng nghiệp thiết kế ra chương trình phần mềm tối ưu nhất. Mục tiêu của chương trình này là giải quyết được vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.
3.3 Phối Hợp Với Lập Trình Viên Để Tạo Mã Code
Tiếp đến, kỹ sư phần mềm sẽ giải thích rõ những điều họ muốn về chương trình phần mềm để lập trình viên hiểu và viết code. Trong quá trình này, kỹ sư phần mềm cần phối hợp nhuần nhuyễn với lập trình viên để đảm bảo công việc được diễn ra trơn tru và thuận lợi nhất.
3.4 Kiểm Tra Và Cài Đặt Chương Trình Cho Khách Hàng
Sau khi nhận được phần mềm hoàn chỉnh, kỹ sư phần mềm sẽ kiểm tra lại toàn bộ hệ thống. Nếu hệ thống có lỗi thì sẽ yêu cầu sửa. Trường hợp chương trình hoạt động tốt, kỹ sư phần mềm sẽ tiến hành cài đặt chương trình cho khách hàng. Ngoài ra, họ còn thực hiện việc hướng dẫn khách hàng sử dụng chương trình và giải đáp những điều mà khách hàng thắc mắc.
3.5 Kiểm Tra Bảo Trì Và Nâng Cấp Hệ Thống
Kỹ sư phần mềm cần thực hiện theo dõi, kiểm tra phần mềm định kỳ. Điều này sẽ giúp lập trình viên có thể phát hiện những sai sót và kịp thời sửa đổi/ nâng cấp những tính năng mới khi chương trình có vấn đề hoặc đã lỗi thời.
4. Kỹ Sư Phần Mềm Cần Kỹ Năng Gì?
Để trở thành một kỹ sư phần mềm giỏi, chuyên nghiệp, người làm không thể bỏ qua những kỹ năng sau đây:
4.1 Lập Trình Máy Tính Và Mã Hóa
Kỹ sư phần mềm hiếm khi dành cả ngày để viết code. Tuy nhiên, họ cũng cần phải thành thạo các ngôn ngữ lập trình Python, Java, C / C ++ và Ruby,… cùng các nguyên tắc cơ bản về lập trình như cấu trúc dữ liệu và thuật toán.
4.2 Thành Thạo Cấu Trúc Dữ Liệu Và Thuật Toán
Đây là một trong những kỹ năng quan trọng mà kỹ sư phần mềm phải có. Để hoàn thiện kỹ năng này, bạn cần hiểu rõ về toán học, kiến trúc máy tính và lập trình động.
4.3 Kiểm Tra Và Gỡ Lỗi
Kiểm tra và gỡ lỗi là kỹ năng cần thiết để đảm bảo phần mềm chạy đúng cách. Kiểm tra có thể được thực hiện tự động nhờ chương trình AI, nhưng gỡ lỗi thì cần được thực hiện bởi kỹ sư phần mềm.
4.4 Kỹ Năng Giao Tiếp
Vị trí này là trung tâm đảm bảo các dự án luôn hoàn thành đúng thời gian và các yêu cầu đầu vào của bên liên quan. Trong quá trình làm việc họ sẽ phải giao tiếp, trao đổi thông tin thường xuyên với nhau nhiều hơn. Để các bên đều có lợi, công việc suôn sẻ, họ phải có khả năng giao tiếp nhạy bén, biết lắng nghe và biết truyền đạt.
4.5 Luôn Cập Nhật Xu Hướng Công Nghệ Mới
Hầu hết các kỹ sư đều có khả năng lập trình, thế nhưng khi ngành công nghiệp thay đổi thì nó lại trở thành rào cản cho họ khi logic, lập trình cũ không còn phù hợp. Chính vì thế mà bản thân mỗi kỹ sư đều phải thay đổi, luôn cập nhật công nghệ mới để ứng dụng. Thông thường họ sẽ được yêu cầu phải đi trước một bước để tìm kiếm, xác định công nghệ mới.
4.6 Kỹ Năng Làm Việc Nhóm
Thông thường các kỹ sư sẽ làm việc nhóm là chủ yếu. Họ cần xử lý thông tin, đưa ra ý tưởng cho phần mềm mới, xử lý vấn đề bug gặp phải,… tất cả những vấn đề đó đều cần khả năng làm việc nhóm linh hoạt, hiệu quả. Họ phải biết lắng nghe ý kiến của nhau, hạ quan điểm cá nhân để tiếp thu nhiều.
4.7 Khả Năng Ngoại Ngữ
Trên thực tế ngành nghề nào cũng cần có kỹ năng ngoại ngữ, đối với vị trí này cũng vậy. Bởi các chương trình phần mềm hiện nay đa phần đều sử dụng tiếng Anh. Vậy nên, nếu như không có khả năng nghe, nói, đọc, hiểu thì họ rất khó để tiếp cận với những xu hướng công nghệ mới, đồng thời không thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
4.8 Kỹ Năng Phân Tích, Tư Duy Logic
Bên cạnh đó, công việc này đòi hỏi ở người làm phải có khả năng quan sát, tư duy logic nhạy bén để có thể hiểu rõ mong muốn của khách hàng và thiết kế nên những phần mềm tối ưu nhất. Vậy nên, những ai có kỹ năng phân tích, tư duy logic tốt thì chắc chắn sẽ có rất nhiều cơ hội phát triển và thăng tiến với nghề này.
4.9 Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề
Khi thiết kế, phát triển các phần mềm, ứng dụng, sẽ có rất nhiều sự cố xảy ra. Các vấn đề này không chỉ liên quan đến sản phẩm mà còn có thể nảy sinh giữa con người với con người. Vậy nên, kỹ năng giải quyết vấn đề là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với kỹ sư phần mềm. Kỹ năng này có thể giúp họ xử lý nhanh chóng, ổn thỏa vấn đề, đảm bảo hoàn thành tốt tiến độ công việc.
4.10 Khả Năng Quản Lý Rủi Ro
Trong quá trình nghiên cứu và tạo ra sản phẩm, chắc chắn kỹ sư lập trình phải đối mặt với rất nhiều rủi ro xảy ra. Vậy nên, họ phải có khả năng dự đoán tình hình, quản trị rủi ro để xây dựng trước các phương án xử lý khi có tình huống bất ngờ xảy đến.
5. Khám Phá Cơ Hội Nghề Nghiệp Kỹ Sư Phần Mềm
Tìm hiểu thêm: Làm thế nào để tạo ra nguồn thu nhập ngoài lương cứng trong mùa dịch COVID-19?
Kỹ sư phần mềm là công việc rất được ưa chuộng hiện nay bởi nhu cầu tuyển dụng cao cùng mức thu nhập hấp dẫn.
5.1 Nhu Cầu Tuyển Dụng
Trong một vài năm trở lại đây sức nóng của ngành công nghệ đang rất mạnh mẽ. Đặc biệt vị trí này còn được đánh giá là một công việc có khả năng “miễn dịch” với khủng hoảng kinh tế.
Tại nước ta, nhu cầu tuyển dụng lập trình phần mềm tăng liên tục từ năm 2019 đến nay. Đặc biệt tại các doanh nghiệp, công ty sử dụng phần mềm để quản lý các hoạt động kinh doanh, công ty hoạt động trên lĩnh vực điện tử, công nghệ,… lại càng có nhu cầu tuyển dụng kỹ sư phần mềm lớn. Nhìn chung, sinh viên sau khi ra trường khả năng thất nghiệp thấp, thế nhưng mức lương cũng chưa thực sự cao.
5.2 Mức Thu Nhập
Theo số liệu thống kê của Blogvieclam.edu.vn, kỹ sư phần mềm 1 – 4 năm có mức lương trung bình từ 14 – 33 triệu/tháng. Mức lương của sinh viên mới ra trường dao động 8 – 12 triệu/tháng và quản lý là từ 30 – 66 triệu/tháng.
>>>>>Xem thêm: Background là gì? Ý nghĩa, cách lựa chọn & thiết kế background
6. Làm Sao Để Theo Đuổi Nghề Kỹ Sư Phần Mềm?
Nếu bạn có mong muốn theo đuổi công việc kỹ sư phần mềm thì có thể tham khảo những thông tin dưới đây.
6.1 Kỹ Sư Phần Mềm Thi Khối Nào?
Các bạn có thể tham khảo một số tổ hợp xét tuyển như sau:
- A00: Toán, Lý, Hóa
- A01: Toán, Lý, Anh
- C01: Văn, Toán, Lý
- D01: Văn, Toán, Tiếng Anh
- D07: Toán, Hóa, Anh
- D09: Toán, Anh, Khoa học tự nhiên
Tùy thuộc vào từng khối xét tuyển và trường đại học mà điểm chuẩn từng năm cũng khác nhau. Xét theo thế mạnh của mình các bạn có thể chọn tổ hợp môn thi sao cho phù hợp nhất.
6.2 Trường Đào Tạo Kỹ Sư Phần Mềm
Theo đuổi vị trí này thì phải học ngành gì, học trường gì luôn dành được nhiều quan tâm của các bạn trẻ. Để theo đuổi công việc này, bạn cần học ngành Kỹ thuật phần mềm tại một số trường đào tạo ngành CNTT như:
Khu vực Hà Nội | Khu vực Hồ Chí Minh |
|
|
7. Tìm Việc Làm Kỹ Sư Phần Mềm Tại Blogvieclam.edu.vn
Hiện nay, kỹ sư phần mềm là công việc có nhu cầu tuyển dụng cực kỳ lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tìm việc làm kỹ sư phần mềm hiệu quả. Chính vì thế, Blogvieclam.edu.vn sẽ mang đến cho bạn giải pháp ứng tuyển kỹ sư phần mềm nhanh chóng chỉ với 1 click chuột.
Cụ thể, tại Website Blogvieclam.edu.vn đang có hàng ngàn tin tuyển dụng kỹ sư phần mềm trên khắp mọi miền đất nước. Việc của bạn là tham khảo JD của các công ty, sau đó lựa chọn những tin tuyển dụng phù hợp nhất rồi click “Ứng tuyển ngay”. Sau đó, bạn chỉ cần ngồi chờ phản hồi từ nhà tuyển dụng.
Bên cạnh kỹ sư phần mềm, trên nền tảng của Blogvieclam.edu.vn còn có hàng trăm nghìn các tin tuyển dụng các việc làm khác từ rất nhiều nhà tuyển dụng lớn nhỏ. Bạn có thể tham khảo thêm để mở rộng cơ hội việc làm cho bản thân.
Bạn có muốn trở thành một kỹ sư phần mềm? Hãy click ngay để tìm hiểu các nhà tuyển dụng đang thực sự cần gì ở vị trí này nhé!
VIỆC LÀM KỸ SƯ PHẦN MỀM