Bạn đang đọc: Làm sao để chọn học đúng ngành?
1. Quan tâm đến các thông tin hướng nghiệp
Mục lục
- 1.1. Khái niệm
- 1.2. Những thông tin cần chú ý trong quá trình hướng nghiệp
- ◼️ Sở thích, năng lực bản thân
- ◼️ Yêu cầu của ngành nghề
- ◼️ Nhu cầu nhân lực của ngành nghề
- 2. Tuân thủ nguyên tắc chọn ngành
NGUYÊN TẮC 1: Chọn ngành trước, chọn trường sau- Một trong những sai lầm học sinh Việt Nam thường mắc phải là chọn trường rồi mới chọn ngành. Thực tế, bạn cần biết mình phù hợp với ngành nào thì mới có thể đưa ra lựa chọn trường thích hợp. Sau đây Blogvieclam.edu.vn sẽ chia ra 5 khối ngành chính để bạn dễ hình dung hơn:
- – Khối ngành kinh tế – tài chính – quản lý:
- – Khối ngành xã hội – nhân văn:
- – Khối ngành Khoa học – Kỹ thuật:
- – Khối ngành nghệ thuật:
- – Khối ngành thể dục thể thao:
- Một trong những sai lầm học sinh Việt Nam thường mắc phải là chọn trường rồi mới chọn ngành. Thực tế, bạn cần biết mình phù hợp với ngành nào thì mới có thể đưa ra lựa chọn trường thích hợp. Sau đây Blogvieclam.edu.vn sẽ chia ra 5 khối ngành chính để bạn dễ hình dung hơn:
- NGUYÊN TẮC 2: Chọn ngành cụ thể, đừng chọn ngành chung chung
- NGUYÊN TẮC 3: Đối chiếu tính chất chuyên môn của ngành với bản thân rồi mới đưa ra lựa chọn
- NGUYÊN TẮC 4: Chọn trường có thế mạnh về ngành nghề mình chọn
- NGUYÊN TẮC 5: Chọn trường có môi trường học tập năng động
1.1. Khái niệm
Hướng nghiệp là các hoạt động diễn ra trước khi học sinh đăng ký hồ sơ vào các trường Đại học, cao đẳng. Hoạt động này nhằm hỗ trợ các bạn học sinh có thể lựa chọn ngành nghề phù hợp nhất với năng lực bản thân, cũng như nhu cầu xã hội.
Các nội chính trong hoạt động hướng nghiệp bao gồm: đánh giá cơ hội phát triển của nghề nghiệp, khả năng quản lý nghề nghiệp, nhu cầu xã hội đối với vị trí ngành nghề đó,…
>>> Xem thêm: 6 bước tự định hướng nghề nghiệp cho bản thân
1.2. Những thông tin cần chú ý trong quá trình hướng nghiệp
◼️ Sở thích, năng lực bản thân
Sở thích, niềm đam mê của học sinh là yếu tố quan trọng, cần được cân nhắc hàng đầu khi quá trình hướng nghiệp diễn ra. Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ dành phần lớn thời gian của mình cho công việc. Do đó, tốt hơn hết là bạn nên gắn bó với công việc mà mình thực sự yêu thích. Sự yêu thích, niềm đam mê sẽ giúp bạn hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
◼️ Yêu cầu của ngành nghề
Bên cạnh sở thích cá nhân thì yêu cầu của ngành nghề cũng là một yếu tố quan trọng. Mỗi ngành nghề lại có một yêu cầu riêng: Năng lực, sức khỏe, ngoại hình,… Yêu cầu của ngành nghề có thể cao hoặc thấp, tùy vào từng thời điểm. Học sinh cần chú ý đến những yêu cầu này để đưa ra quyết định phù hợp nhất.
◼️ Nhu cầu nhân lực của ngành nghề
Bên cạnh hai yếu tố trên thì các bạn học sinh cũng cần chú ý đến nhu cầu của thị trường lao động. Thị trường lao động ở đây bao gồm cả thị trường lao động của địa phương, quốc gia lẫn thị trường lao động quốc tế. Bạn không thể làm một ngành nghề mình yêu thích nhưng thị trường lại không xuất hiện một chút cầu nào.
>>> Xem thêm: Top 6 ngành nghề có nhu cầu nhân lực cao nhất Việt Nam năm 2020
Tìm hiểu thêm: Content Marketing có thể làm nghề gì? Gợi ý nghề nghiệp hot cho bạn
>>>>>Xem thêm: Mô tả công việc Trưởng phòng chất lượng
2. Tuân thủ nguyên tắc chọn ngành
NGUYÊN TẮC 1: Chọn ngành trước, chọn trường sau
Một trong những sai lầm học sinh Việt Nam thường mắc phải là chọn trường rồi mới chọn ngành. Thực tế, bạn cần biết mình phù hợp với ngành nào thì mới có thể đưa ra lựa chọn trường thích hợp. Sau đây Blogvieclam.edu.vn sẽ chia ra 5 khối ngành chính để bạn dễ hình dung hơn:
– Khối ngành kinh tế – tài chính – quản lý:
Khối ngành này bao gồm các ngành như quản trị kinh doanh, tài chính – ngân hàng, kế toán – kiểm toán, quản trị nhân sự, marketing,…
Hiện nay các trường đào tạo theo khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh đều phải tuân thủ theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và đào tạo, do đó có thể sử dụng giáo trình chung giữa các trường. Không chỉ vậy, kinh tế lại là một lĩnh vực khá dễ học. Bên ngoài trường cũng tồn tại rất nhiều các khóa đào tạo chất lượng tốt, có tính thực tiễn cao.
Nếu bạn thực sự có hứng thú với ngành kinh tế thì hãy kết hợp cả việc học đại học lẫn bên ngoài trường nhé.
>>> Xem thêm: Học khối ngành kinh tế có là lựa chọn đúng?
– Khối ngành xã hội – nhân văn:
Khối ngành này bao gồm các ngành như luật, sư phạm, ngoại ngữ, báo chí, khoa học xã hội nhân văn, Việt Nam học, Đông Phương học…
Khối ngành văn hóa học chuyên trang bị những kiến thức nền tảng về khoa học xã hội và nhân văn, trong đó có bao gồm hệ thống kiến thức về văn hoá, văn hoá học lý luận, văn hoá học ứng dụng. Đồng thời, ngành học còn chú trọng về đào tạo các kỹ năng cứng lẫn kỹ năng mềm như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, phân tích, vận dụng tri thức đã học vào thực tiễn, kỹ năng về xử lý vấn đề và trách nhiệm xã hội. Ngành học này giúp sinh viên có khả năng lập luận, trình bày vấn đề tốt trong nhiều môi trường khác nhau và có ý thức tự học suốt đời, biết cách quản lý thời gian, tổ chức công việc bản thân, hoàn thành mục tiêu đề ra.
Nếu có ý định lựa chọn khối ngành văn hóa, bạn cần có định hướng từ sớm. Tránh trường hợp lựa chọn khối ngành này vì điểm “dễ thở” nhưng đến lúc ra trường lại lựa chọn một ngành nghề chẳng mấy liên quan như… kinh tế.
>>> Xem thêm: Việc làm lương cao cho những sinh viên học khối ngành văn hóa
>>> Xem thêm: Sinh viên ngành ngôn ngữ ra trường làm gì?
– Khối ngành Khoa học – Kỹ thuật:
Khối ngành bao gồm các ngành kỹ thuật như: Công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, giao thông vận tải, xây dựng, công nghệ sinh học…
Đây là một lĩnh vực rất rộng lớn, liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất các sản phẩm, công cụ từ cấp độ sơ khai như: Kim, chỉ, cuốc, xẻng cho đến các sản phẩm công nghệ cao như máy tính, điện thoại, robot… Người làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật có nhiệm vụ vận dụng những thành tựu khoa học, công nghệ vào các công đoạn của quá trình sản xuất, đồng thời nghiên cứu, cải tiến cho phù hợp với trình độ sản xuất của từng đơn vị, từng quốc gia. Đây hiện là khối ngành dễ xin việc nhất ở Việt Nam. Quá trình đào tạo khối ngành này cũng tương đối tốt, thị trường lao động có nhu cầu cao (vì nước ta vẫn đang trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng – công nghệ).
– Khối ngành nghệ thuật:
Khối ngành này bao gồm các ngành: Mỹ thuật, diễn xuất, hát, múa, các loại nhạc cụ…
Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu giải trí ngày càng được quan tâm, đặc biệt là nhu cầu âm nhạc. Các hoạt động liên quan đến lĩnh vực này càng được mở rộng để giúp các sinh viên có cơ hội phát triển bản thân và sự nghiệp. Sinh viên sau tốt nghiệp có khả năng ca hát có thể đi biểu diễn trên các sân khấu với nhiều thể loại nhạc như: pop, rock, dance, R&B, dân ca… Song song với đó, sinh viên có thể tham gia vào các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, các trung tâm văn hóa cấp thành phố và các tỉnh thành.
– Khối ngành thể dục thể thao:
Ngành này dành cho những bạn có năng khiếu từ sớm.
Đây là ngành học giúp sinh viên trở thành người nắm vững những kỹ năng và phương pháp nhất định liên quan đế thể dục thể thao (TDTT). Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có năng lực đảm đương công tác quản lý hành chính, quản lý kinh doanh, giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý thể dục thể thao TDTT. Trong quá trình học, sinh viên sẽ được học những môn học phục vụ cho nghề nghiệp sau này như: Giáo dục thể chất, kinh tế – xã hội học TDTT, tâm lý học TDTT, lịch sử TDTT, lịch sử Olympic…
>>> Xem thêm: Chuyên gia dinh dưỡng, thể hình học gì để làm nghề?
NGUYÊN TẮC 2: Chọn ngành cụ thể, đừng chọn ngành chung chung
Đây là một điều khá quan trọng. Thay vì chọn những ngành chung chung, không đào tạo về một kỹ năng cụ thể, bạn nên chọn các ngành chuyên đào tạo về một mảng cụ thể như: Marketing, quản trị nhân lực, kế toán – kiểm toán hay tài chính – ngân hàng.
NGUYÊN TẮC 3: Đối chiếu tính chất chuyên môn của ngành với bản thân rồi mới đưa ra lựa chọn
Khi chọn ngành, bạn nen cân nhắc xem liệu ngành đó có thực sự phù hợp với năng lực bản thân không.
Ví dụ: Ngành quản trị nhân lực thì phải làm việc với nhiều người người nhiều. Do đó, bạn cần có kỹ năng nhìn nhận, đánh giá thái độ, tính cách, năng lực của người khác. Ngành này phù hợp với những bạn có EQ cao, nhạy cảm, tâm lý, tinh tế. Ngành Marketing lại phù hợp với những ai năng động, sáng tạo, thích kinh doanh. Ngành kế toán – kiểm toán thì dành cho những bạn thích làm việc với các con số, chi tiết, cẩn thân, tỉ mỉ…
NGUYÊN TẮC 4: Chọn trường có thế mạnh về ngành nghề mình chọn
Khi đã lựa được ngành học phù hợp, bạn hãy chú ý lựa chọn những trường có thế mạnh đào tạo các chuyên ngành đấy. Điều này về sau sẽ giúp nâng cao ấn tượng của nhà tuyển dụng với năng lực của bạn hơn.
Ví dụ, nếu muốn lựa chọn khối ngành kinh tế, bạn nên chú trọng lựa chọn những trường như đại học Thương mại, đại học Ngoại thương, đại học Kinh tế quốc dân, học viện Tài chính, học viện Ngân hàng, đại học Kinh doanh công nghệ… Bạn đừng lựa chọn học kinh tế ở những trường không liên quan lắm như: Đại học Điện Lực, đại học Công nghiệp hay Đại học Giao thông vận tải,…
>>> Xem thêm: Học khối A thì nên chọn ngành nào?
>>> Xem thêm: Top 5 ngành không thể bỏ qua nếu bạn chọn thi khối C
NGUYÊN TẮC 5: Chọn trường có môi trường học tập năng động
Khả năng thích nghi tốt với môi trường làm việc là một trong những yêu cầu đầu tiên của nhà tuyển dụng với sinh viên mới ra trường. Sự năng động, thái độ tích cực để hòa nhập trong những môi trường mới cũng quan trọng không kém gì kiến thức chuyên môn. Do đó, khi lựa chọn trường Đại học, bạn cũng cần chú ý đến môi trường ở đó.
Ở trong một môi trường năng động, sinh viên sẽ phát triển được tính cạnh tranh, tư duy thực tế, khả năng thích ứng. Hiện nay, một số trường Đại học nổi tiếng năng động có thể kể đến là: ĐH Ngoại Thương, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Thương Mại, ĐH Lao động xã hội, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Quốc gia, ĐH Thăng Long…
Đại học vẫn luôn là một nỗi băn khoăn không hồi kết của hầu hết mọi sĩ tử khi sắp bước vào kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. Hiểu được những phân vân, trăn trở của phụ huynh, học sinh, website tuyển dụng Blogvieclam.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ một số cách để các bạn trẻ có thể định hướng tương lai mình tốt hơn. Hi vọng qua bài viết trên, các bạn đã rõ hơn phần nào về con đường sắp tới của mình.