Linh hoạt khi phỏng vấn!

Mình lớn rồi nên không có chuyện công ty phải như thế này, phải như thế kia. Rằng em mong công ty phải thế này, phải thế kia, sếp phải như thế này…

Bạn đang đọc: Linh hoạt khi phỏng vấn!

Mình nói với rất nhiều bạn rằng, trong phỏng vấn chúng ta đừng nên rập khuôn hoặc để bias (định kiến) chi phối. Kiểu như, chúng ta phải như thế này, phải như thế kia hoặc không được thế này, không được thế kia… quá nhiều.

Có rất nhiều bạn hướng dẫn ứng viên trả lời các câu hỏi cũng như chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng. Nhưng rất ít người hướng dẫn cho ứng viên làm sao để trả lời một cách phù hợp với bối cảnh và linh hoạt trong từng tình huống. Nên hướng dẫn để nhận biết người phỏng vấn đang trong trạng thái như thế nào, cảm xúc ra sao hoặc họ có muốn tiếp tục lắng nghe nữa hay không để chúng ta biết và điều chỉnh cho phù hợp. Đúng người, đúng thời điểm để chọn lựa cách hành xử thông minh là điều quan trọng.

Không nên hỏi những câu thuộc về Bí mật của doanh nghiệp ngay từ vòng đầu tiên: Phòng ban gồm có mấy người? Cơ cấu như thế nào? Chế độ chính sách chi tiết như thế nào…? Những câu hỏi này nên để ở vòng tiếp theo khi năng lực cơ bản đã được đáp ứng. Thực tế, tôi cũng đã từng gặp gián điệp công ty khác qua phỏng vấn chỉ để hỏi thông tin.

Tìm hiểu thêm: Các nghiệp vụ kế toán cơ bản cần thiết dành cho kế toán viên

>>>>>Xem thêm: Mô tả công việc Biên dịch viên tiếng Trung

Người đi phỏng vấn nên có năng lực quan sát, đủ để bao quát, đủ để nhận biết bối cảnh xung quanh và linh hoạt trong việc xử lý tình huống, cũng như đưa ra giải pháp phù hợp. Những người phỏng vấn lâu năm, họ có thể đọc vị bạn trong vòng một nốt nhạc. Vì thế, trung thực và khiêm nhường là việc nên làm nhất.

Tôi chia sẻ với một bạn ứng viên mới tốt nghiệp rằng: cái hay của em là làm chủ được bối cảnh của cuộc phỏng vấn. Nếu thấy người phỏng vấn thiếu tôn trọng hoặc không muốn lắng nghe nữa thì mình không chia sẻ thêm nữa. Ngoài ra, mình có quyền đặt câu hỏi hoặc nhắc nhở nhà tuyển dụng nên tập trung hơn trong quá trình phỏng vấn. Mình không nên nghe theo một cách máy móc rồi vào hỏi liên tục như cái máy, không cần quan tâm đến người khác có muốn nghe hay không bởi nó phản tác dụng.

Tôi cũng chia sẻ với ứng viên cho vị trí quản lý rằng: Mình lớn rồi nên không có chuyện công ty phải như thế này, phải như thế kia. Rằng em mong công ty phải thế này, phải thế kia, sếp em phải như thế này, hay một mình có thể thay đổi được cả công ty…

Thay vào đó, nên hỏi rõ mong đợi từ phía công ty về một ứng viên như thế nào rồi tự soi năng lực bản thân, mình có thể làm được những cái này, hỗ trợ được công ty những việc này, mình sẽ có kế hoạch để đạt được mục tiêu đó. Cả một công ty, không thể thay đổi chỉ vì một nhân viên mới hay vài người.

Do vậy, nên chủ động quan sát (đi sớm để xem không khí công ty, trang phục, xem mọi người đi lại, trò chuyện…) để hiểu về công ty, có nhiều thông tin hơn để xử lý. Nên xem mỗi cuộc phỏng vấn là một cơ hội để quên đi mọi thứ trước đó, tập trung vào thời điểm này để biết năng lực của mình rõ hơn.

Tác giả: Bùi Đoàn Chung

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *