Google Analytics là gì? Cách hoạt động của Google Analytics trong phân tích dữ liệu

Hiện nay, Google Analytics là công cụ được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng, nhằm đo lường hiệu quả hoạt động của website. Vậy thực chất Google Analytics là gì? Cách dùng Google Analytics để phân tích dữ liệu như thế nào? Câu trả lời sẽ được Blogvieclam.edu.vn bật mí trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Google Analytics là gì? Cách hoạt động của Google Analytics trong phân tích dữ liệu

1. Google Analytics là gì?

Google Analytics là một công cụ SEO của Google, được sử dụng để theo dõi, phân tích, đo lường, báo cáo hiệu quả hoạt động của website. Cụ thể, Google Analytics có thể cho chúng ta biết lượt truy cập vào website một cách chi tiết, chính xác.

Google Analytics là gì?

Hiện nay, Google Analytics là công cụ được nhiều nhà quản trị sử dụng để kiểm tra tổng thể tình trạng của website, từ đó họ có thể đưa ra những giải pháp phù hợp để cải thiện hiệu quả hoạt động.

2. Những tính năng nổi bật của Google Analytics

Google Analytics có rất nhiều tính năng hữu ích, hỗ trợ tốt nhất cho nhà quản trị website đó là:

2.1 Phân tích dữ liệu nhanh chóng, thông minh

  • Google Analytics có khả năng truy cập, chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng, dễ dàng, vì vậy mà bạn có thể chủ động để phân tích, nghiên cứu.
  • Google Analytics tự động phân tích, cung cấp các insights về từ khóa, xu hướng mới từ những dữ liệu bạn đang có.
  • Công cụ này có thể tích hợp được với các công cụ khác như Smart Goals, Smart Lists, Session Quality,… để hình thành mô hình phân tích dữ liệu chi tiết dựa trên dữ liệu về người dùng, các hoạt động chuyển đổi của website.

2.2 Cá nhân hóa các dữ liệu

Google Analytics cho phép bạn có thể cá nhân hóa các dữ liệu, dễ dàng truy cập, điều chỉnh và sắp xếp dữ liệu theo ý muốn để có được báo cáo phù hợp. Cụ thể như sau:

  • Tài khoản có thể truy cập tất cả các dữ liệu ở mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bị.
  • Tùy chỉnh dữ liệu theo nhu cầu của mình với các chức năng như bộ lọc nâng cao, nhóm nội dung, nhóm kênh, tạo chỉ số đo lường,…
  • Thống kê dữ liệu dạng phễu theo từng chiến dịch, giai đoạn.
  • Tự thêm các yếu tố, chỉ số mới vào quy trình phân tích, đo lường.
  • Tạo, tùy chỉnh báo cáo mới với thông số mình đưa ra.

2.3 Đa dạng các loại báo cáo

Những tính năng nổi bật của Google Analytics

Google Analytics tích hợp rất nhiều loại báo cáo, giúp bạn có thể nắm rõ được hoạt động của website như:

  • Báo cáo người dùng: cung cấp các thông tin tổng quát nhất về đối tượng truy cập website, giúp bạn biết được những người này là ai, họ cần gì, website có gì để thu hút họ,…
  • Báo cáo hành vi: tập trung vào phân tích các hành động của người dùng trên website, từ đó bạn sẽ biết được mục đích của những hành động đó là gì?
  • Báo cáo chuyển đổi: báo cáo này giúp bạn biết được hiệu quả của các kênh như thế nào, các thao tác được thực hiện trên website là gì?
  • Báo cáo thời gian thực: báo cáo này cho biết các thông tin liên quan đến hoạt động của người dùng truy cập vào website ở thời điểm hiện tại.

2.4 Thu thập thông tin, quản lý dữ liệu

Google Analytics còn có tính năng tổ chức, quản lý các dữ liệu khoa học, có hệ thống, giúp mang lại những giá trị thực tế hay thông tin, dữ liệu quan trọng.

Ngoài ra, Google Analytics cũng tích hợp nhiều tính năng hữu ích khác như API, quản lý tag, cấu hình API, nhập dữ liệu, tùy chỉnh biến số,… Những tính năng này giúp cho quá trình thu thập thông tin, dữ liệu được diễn ra nhanh, hiệu quả hơn.

2.5 Xử lý các dữ liệu

Google Analytics giúp xử lý dữ liệu chuẩn xác, phát hiện ra những vấn đề như:

  • Tiềm năng, nguy cơ từ nhóm đối tượng truy cập website.
  • Phân tích và dự đoán các cơ hội trước những hành vi, hành động của người dùng.

2.6 Tích hợp nhiều công cụ khác nhau

Bên cạnh các tính năng trên, Google Analytics còn tích hợp thêm rất nhiều công cụ khác, giúp bạn có thể tiết kiệm được nhiều thời gian trong quá trình nghiên cứu, phân tích dữ liệu như:

  • Google Ads
  • Google AdSense
  • SalesForce
  • Data Studio
  • Google Search Console
  • Google Ad Manager
  • Google Cloud
  • Custom Tables
  • Custom Funnels

3. Lợi ích nhận được khi sử dụng Google Analytics

Tìm hiểu thêm: Cách gõ 10 ngón trên bàn phím giúp bạn tăng tốc đánh máy

Lợi ích nhận được khi sử dụng Google Analytics

Sử dụng công cụ Google Analytics, bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích, hỗ trợ cho quá trình theo dõi, phân tích dữ liệu website. Vậy những lợi ích đó là gì, cùng tìm hiểu với Blogvieclam.edu.vn nhé.

3.1 Theo dõi được toàn bộ dữ liệu từ website

Với Google Analytics, bạn sẽ có thể nhìn thấy được tổng thể các hoạt động cũng như hiệu quả của website. Từ đó, bạn sẽ đánh giá được chính xác về hoạt động kinh doanh, có cơ sở để triển khai các chiến dịch Marketing phù hợp.

Cụ thể, Google Analytics có thể tự động thu thập các dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như:

  • Số liệu về mỗi lượt truy cập của người dùng trên website.
  • Kết nối với các phần mềm quản lý, kết hợp số liệu trên website với số liệu kinh doanh thực tế.

3.2 Có được những insights khách hàng giá trị

Google Analytics có khả năng phân tích thông minh và đem về cho bạn rất nhiều insights tiềm năng từ dữ liệu website. Chẳng hạn như:

  • Người dùng nào có khả năng mua hàng, chuyển đổi thành khách hàng cao nhất?
  • Người nào có xu hướng mua hàng giá trị cao?
  • Người nào vào website nhiều lần trước khi mua hàng?

3.3 Đồng bộ hóa dữ liệu giữa insights với kết quả thực tế

Nhờ Google Analytics, bạn có thể biết được chính xác khách hàng sẽ làm gì sau khi nhấp vào quảng cáo trên mạng xã hội. Từ đó, bạn sẽ đưa ra được giải pháp để tăng tỷ lệ chuyển đổi.

3.4 Khai thác tối đa những lợi ích các dữ liệu mang lại

Google Analytics là công cụ có khả năng dịch các dữ liệu từ rời rạc, thiếu thống nhất trở thành những thông tin hữu ích, có giá trị và liên hệ được với kết quả thực tế.

Cụ thể, nó sẽ đo lường, thu thập tất cả các dữ liệu từ mỗi lượt truy cập của người dùng như thời gian, thiết bị, địa lý, trình duyệt,… và phân tích chi tiết.

4. Những chỉ số có thể theo dõi bằng Google Analytics

Sử dụng công cụ Google Analytics, bạn có thể theo dõi, đo lường được những chỉ số quan trọng là:

Những chỉ số có thể theo dõi bằng Google Analytics

4.1 Người dùng

Đây là chỉ số cơ bản nhất trong SEO website, nó thể hiện số người dùng đã truy cập vào website trong khoảng thời gian nhất định. Đối với mỗi người dùng sẽ có các mã ID riêng, nhờ vậy mà Google Analytics có thể thống kê được.

4.2 Phiên truy cập

Phiên truy cập là một chuỗi các thao tác mà người dùng thực hiện để tương tác với website. Nó cho bạn biết được tổng số người dùng truy cập, có hoạt động trên website.

Nếu người dùng có nhiều phiên truy cập nghĩa là họ đã quay lại website nhiều lần. Còn nếu người dùng truy cập vào website nhưng không có bất kỳ tương tác nào thì đây là phiên trang đơn với thời lượng phiên bằng 0.

Phiên truy cập sẽ bắt đầu được tính khi có người dùng vừa truy cập vào website. Sau thời gian 30 phút, nếu không có bất kỳ tương tác nào thì phiên kết thúc.

4.3 Số lần xem trang

Đây là tổng số trang được người dùng truy cập và xem. Dù người dùng không có bất kỳ tương tác nào nhưng có truy cập vào website thì vẫn được tính là 1 lần xem trang.

4.4 Tỷ lệ thoát trang

Có thể hiểu đây là tỷ lệ mà người dùng vào website nhưng không có tương tác. Tỷ lệ thoát trang càng cao thì càng chứng tỏ website không cung cấp được thông tin mà người dùng cần.

4.5 Thời gian trung bình của phiên

Chỉ số này cho biết thời gian một người dùng hoạt động trên website. Nếu thời gian trung bình của phiên càng cao thì website đã cung cấp được thông tin, nội dung hữu ích cho người dùng khiến họ ở lại lâu hơn.

4.6 Số trang/phiên

Đây là chỉ số thể hiện lượng trang trung bình mà người dùng xem tại 1 phiên. Tùy vào từng website mà số trang/phiên có mức độ đánh giá khác nhau.

4.7. Tỷ lệ chuyển đổi

Thuật ngữ này có nghĩa là người dùng vào website của bạn và có thực hiện hành động theo đúng mục đích của bạn. Ví dụ như họ truy cập vào website và mua hàng/để lại thông tin/tải app,…

5. Cách hoạt động của Google Analytics

>>>>>Xem thêm: Khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên mùa dịch bệnh

Cách hoạt động của Google Analytics

Google Analytics hoạt động theo quy trình 4 bước như sau:

5.1 Bước 1: Data Collection – thu thập dữ liệu

Đây là bước mà Google sẽ tiến hành thu thập các dữ liệu từ khách hàng, người dùng trên website. Nó sẽ sử dụng một đoạn mã JavaScript đã được cài sẵn từ khi bạn tạo tài khoản Google Analytics.

Trong bước này, Google sẽ thu thập các dữ liệu như nhân khẩu học, địa chỉ, thao tác,… của người dùng.

5.2 Bước 2: Configuration – chuyển đổi dữ liệu

Bước tiếp theo, Google Analytics sẽ tiến hành lấy các dữ liệu đã thu thập được từ bước 1 để chuyển đổi dữ liệu mã hóa thành dữ liệu thứ cấp và xuất ra báo cáo.

5.3 Bước 3: Processing – chọn chỉ số muốn theo dõi

Dựa vào thuộc tính view, bạn có thể chọn ra loại hình chỉ số quan trọng, thường xuyên nhất như thời gian hoạt động, số sự kiện, luồng di chuyển của người dùng, giá trị chuyển đổi,…

5.4 Bước 4: Reporting – báo cáo

Bước cuối cùng, Google Analytics sẽ xuất file báo cáo đầy đủ, chi tiết nhất có liên quan đến hoạt động của người dùng trên website.

Vậy “Google Analytics là gì?”, bạn đã hiểu rõ rồi đúng không? Đây là công cụ rất hữu ích với các nhà quản trị website. Nếu bạn đang tìm kiếm một công cụ giúp theo dõi, phân tích và báo cáo hoạt động của website, hãy cài đặt ngay Google Analytics nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *