Khi được nhà tuyển dụng hỏi: “Mức lương cũ của bạn là bao nhiêu?”, bạn sẽ trả lời thế nào?
Bạn đang đọc: “Mức lương cũ của bạn là bao nhiêu?” – Trả lời thế nào cho đúng?
Khi bạn tìm kiếm một công việc mới, bạn có thể được yêu cầu cung cấp thông tin về mức lương ở công ty cũ. Một số nhà tuyển dụng yêu cầu gửi bảng lương kèm với CV khi ứng tuyển. Trong khi một số người khác hỏi thông tin này trong quá trình phỏng vấn xin việc.
Tại sao nhà tuyển dụng đặt câu hỏi về mức lương cũ?
Có nhiều nguyên nhân khiến nhà tuyển dụng yêu cầu bạn trả lời câu hỏi phỏng vấn: “Mức lương cũ của bạn là bao nhiêu?”. Dưới đây là những lý do phổ biến nhất.
Họ muốn xác định giá trị thị trường của bạn
Mức lương của bạn ở công ty cũ là một yếu tố mà nhà tuyển dụng có thể sử dụng để đánh giá năng lực của bạn và giá trị bạn sẽ mang lại với tư cách là một nhân viên.
Họ muốn xác định bạn có phù hợp với họ không
Khi hỏi về mức lương cũ của bạn trước khi mời bạn tới phỏng vấn, rất có thể nhà tuyển dụng muốn đảm bảo rằng bạn phù hợp với công ty.
Thông thường, mỗi vị trí tuyển dụng đều đã có khoảng lương được định sẵn. Nếu mức lương cũ của bạn cao hơn ngân sách họ đưa ra cho vị trí này, dù đánh giá cao năng lực của bạn, nhà tuyển dụng cũng sẽ không mời bạn đến phỏng vấn.
Thực tế cho thấy rằng, ứng viên sẽ không muốn nhận việc mới với lương thấp hơn mức mà họ được nhận trong quá khứ. Khi đã thấy rõ kết quả này, dành thời gian, bố trí phòng họp và nhân sự để phỏng vấn không phải là điều khôn ngoan.
Họ muốn xác nhận mức lương họ đưa ra là hợp lý
Nếu phần lớn người nộp CV xin việc cung cấp mức lương cũ cao hơn nhiều so với mức mà họ dự trù cho vị trí này. Nhà tuyển dụng sẽ phải cân nhắc tăng mức lương. Họ cũng có thể sẽ sửa đổi mô tả công việc để nhắm mục tiêu đến những ứng viên có ít kinh nghiệm hơn.
Bạn có nên tiết lộ mức lương cũ với nhà tuyển dụng không?
Tìm hiểu thêm: Cách tiếp cận ứng viên trẻ hiệu quả dành cho nhà tuyển dụng
Không phải tất cả các nhà tuyển dụng đều yêu cầu ứng viên chia sẻ mức lương ở công ty cũ. Trong trường hợp nhà tuyển dụng không yêu cầu cung cấp thông tin này, bạn không cần phải đưa thông tin đó vào mail xin việc, và cũng đừng đề cập đến khi tham gia buổi phỏng vấn.
Tôi biết rất nhiều người chủ động nhắc tới mức lương cũ khi người phỏng vấn hỏi “mức lương mong muốn của bạn cho vị trí công việc này là bao nhiêu?”. Mặc dù hiểu rằng, đây là cách chứng minh mức lương bạn đề xuất là hợp lý, nhưng điều đó không cần thiết. Nhất là khi bạn chưa hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của mình ở vị trí công việc mới.
Trong trường hợp bạn cảm thấy không thoải mái khi chia sẻ về lịch sử tiền lương, bạn có thể từ chối một cách lịch sự hoặc làm chệch hướng câu hỏi. Bạn có thể sử dụng những câu như: “Tôi muốn tìm hiểu thêm về vai trò và trách nhiệm của tôi ở vị trí này trước khi thảo luận về mức lương”.
Đâu là cách tốt nhất để chia sẻ mức lương cũ?
Có ba cách bạn có thể chọn để nói về mức lương cũ, tùy thuộc vào mức độ bạn muốn chia sẻ, mức độ chi tiết mà nhà tuyển dụng yêu cầu.
>>>>>Xem thêm: React Native là gì? Ưu nhược điểm của React Native
Sử dụng những con số chung chung
Thay vì nói một con số chính xác, bạn có thể cung cấp một con số chung chung. Chẳng hạn như: Mức lương cũ của tôi trên 12 triệu.
Sử dụng một phạm vi
Nếu mức lương của bạn đã tăng lên trong thời gian bạn làm việc, bạn có thể cung cấp mức lương khởi điểm và mức lương hiện tại. Bằng cách này, bạn không những cung cấp thông tin về lương cho nhà tuyển dụng, mà còn giúp chứng minh rằng bạn có khả năng học hỏi tốt và năng lực của bạn đã được cải thiện. Bạn nên biết rằng, không dễ để được tăng lương khi làm việc ở cùng một công ty.
Bạn có thể nói: “Tôi bắt đầu làm Copywriter tại công ty A ở mức 9 triệu và mức lương hiện tại của tôi là 12 triệu”.
Cung cấp một con số chính xác
Bạn hoàn toàn có thể nói về mức lương cũ một cách chính xác, bao gồm lương, thưởng, phụ cấp. Chẳng hạn, “mức lương của tôi ở công ty cũ là 12 triệu, ngoài ra tôi được hỗ trợ 800.000 đồng tiền ăn mỗi tháng”.
Đặc biệt lưu ý: Hãy cung cấp tổng mức lương hàng năm trước thuế thu nhập cá nhân. Nếu bạn đưa ra số tiền sau thuế, bạn có thể tạo cảm giác rằng lương của bạn đang ở mức thấp hơn. Điều này có thể khiến việc deal lương trở nên khó khăn.
Kết luận
Xin hãy nhớ rằng, cung cấp thông tin về mức lương cũ của bạn cho nhà tuyển dụng không có nghĩa đây sẽ là mức lương của bạn ở công việc tiếp theo. Các nhà tuyển dụng luôn hiểu rằng, nhiều người tìm việc đang muốn có thu nhập cao hơn khi chuyển sang một công việc mới. Đặc biệt là khi vai trò mới đi kèm với nhiều trách nhiệm hơn.