Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành trở thành “cái nôi” đào tạo lý tưởng, cho phép các bạn trẻ năng động, thích vi vu hiện thực hóa ước mơ của mình. Nếu bạn cũng đang quan tâm về ngành này, hãy tham khảo ngay nội dung Blogvieclam.edu.vn chia sẻ dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là gì? Học ra làm gì?
1. Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là gì?
Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tên tiếng Anh là Tourism and Travel Management. Đây là ngành học về hoạt động điều hành và quản lý du lịch, gồm các hoạt động như: thiết kế các chương trình du lịch, sự kiện liên quan đến du lịch; sắp xếp, phân công công việc cho các hướng dẫn viên du lịch,…
Sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành được trang bị kiến thức chuyên sâu, kỹ năng, nghiệp vụ vững chắc về văn hóa, du lịch, thiết kế tour, quản lý và điều hành tour,…
2. Thông tin tuyển sinh ngành dịch vụ du lịch và lữ hành
Trước khi đưa ra quyết định lựa chọn ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, các bạn cần nắm rõ các thông tin tuyển sinh gồm:
2.1 Chương trình đào tạo
Khung chương trình đào tạo của ngành này gồm:
I | Khối kiến thức Giáo dục đại cương |
1 | Giáo dục quốc phòng và An ninh 1 |
2 | Giáo dục quốc phòng và An ninh 2 |
3 | Giáo dục quốc phòng và An ninh 3 |
4 | Giáo dục quốc phòng và An ninh 4 |
5 | Giáo dục thể chất 1+2+3 |
6 | Anh văn căn bản 1 |
7 | Anh văn căn bản 2 |
8 | Anh văn căn bản 3 |
9 | Anh văn tăng cường 1 |
10 | Anh văn tăng cường 2 |
11 | Anh văn tăng cường 3 |
12 | Pháp văn căn bản 1 |
13 | Pháp văn căn bản 2 |
14 | Pháp văn căn bản 3 |
15 | Pháp văn tăng cường 1 |
16 | Pháp văn tăng cường 2 |
17 | Pháp văn tăng cường 3 |
18 | Tin học căn bản |
19 | TT. Tin học căn bản |
20 | Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 1 |
21 | Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 2 |
22 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
23 | Pháp luật đại cương |
24 | Xác suất thống kê |
25 | Toán kinh tế 1 |
26 | Kỹ năng giao tiếp |
27 | Logic học đại cương |
28 | Cơ sở văn hóa Việt Nam |
29 | Cơ sở văn hóa Việt Nam |
30 | Tiếng Việt thực hành |
31 | Văn bản và lưu trữ học đại cương |
32 | Xã hội học đại cương |
33 | Kỹ năng mềm |
II | Khối kiến thức cơ sở ngành |
34 | Kinh tế vi mô 1 |
35 | Kinh tế vĩ mô 1 |
36 | Quản trị học |
37 | Luật kinh tế |
38 | Phương pháp tư duy và kỹ năng giải quyết vấn đề |
39 | Nguyên lý thống kê kinh tế |
40 | Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh |
41 | Nguyên lý kế toán |
42 | Marketing căn bản |
43 | Quản trị nguồn nhân lực |
44 | Quản trị tài chính |
45 | Phân tích hoạt động kinh doanh |
46 | Quản trị chiến lược |
47 | Quản trị chuỗi cung ứng |
48 | Thuế |
49 | Quy hoạch tuyến tính |
50 | Ứng dụng toán trong kinh doanh |
51 | Kinh tế lượng |
III | Khối kiến thức chuyên ngành |
52 | Quản trị kinh doanh lữ hành |
53 | Quản trị kinh doanh lưu trú |
54 | Quản trị kinh doanh nhà hàng |
55 | Marketing Du lịch |
56 | Kinh tế du lịch |
57 | Phương pháp phân tích định lượng trong quản trị du lịch |
58 | Anh văn thương mại 1 |
59 | Kỹ thuật đàm phán |
60 | Thương mại điện tử |
61 | Tổ chức sự kiện |
62 | Quản trị hệ thống thông tin doanh nghiệp |
63 | Marketing địa phương |
64 | Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp |
65 | Kế toán và khai báo thuế |
66 | Hành vi khách hàng |
67 | Lý thuyết bảo hiểm |
68 | Quản trị chiêu thị và thông tin Marketing |
69 | Quản trị thương hiệu |
70 | Mô phỏng tình huống trong kinh doanh |
71 | Khởi sự doanh nghiệp |
72 | Tuyến điểm du lịch Việt Nam |
73 | Kỹ năng thuyết trình du lịch |
74 | Thủ tục hải quan và cước phí |
75 | Du lịch sinh thái |
76 | Địa lý du lịch thế giới |
77 | Kiến tập ngành dịch vụ du lịch và lữ hành |
78 | Chuyên đề du lịch và dịch vụ |
79 | Luận văn tốt nghiệp – QTDVDLLH |
80 | Tiểu luận tốt nghiệp – QTDVDLLH |
81 | Dự báo kinh tế |
82 | Quản trị du lịch và dịch vụ |
83 | Kinh tế du lịch và môi trường |
84 | Quản trị quan hệ khách hàng |
2.2 Khối thi vào ngành
Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành xét tuyển các khối thi sau:
- D01: Toán, Văn, Anh
- C00: Văn, Sử, Địa
- A00: Toán, Lý, Hóa
- A01: Toán, Lý, Anh
- D07: Toán, Hóa, Anh
- D14: Văn, Sử, Anh
- D15:Văn, Địa, Anh
- D10: Toán, Địa, Anh
- D78: Văn, Anh, Khoa học xã hội
- D90: Toán, Anh, Khoa học tự nhiên
- C02: Toán, Văn, Hóa
- D96: Toán, Anh, Khoa học xã hội
- D79: Văn, Khoa học xã hội, tiếng Đức
- D81: Văn, Khoa học xã hội, tiếng Nhật
- D82: Văn, Khoa học xã hội, tiếng Pháp
Khối thi vào ngành
2.3 Điểm chuẩn và trường đào tạo ngành
Tùy vào từng trường, từng năm mà mức điểm chuẩn ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành sẽ khác nhau. Bạn có thể tham khảo rõ hơn qua nội dung dưới đây:
Trường | Điểm chuẩn | ||
2022 | 2021 | 2020 | |
Đại học Văn hóa Hà Nội | 26.5 | 26.3 | 26.5 |
Đại học Kinh tế Quốc dân | 26.85 | 27.2 | 26.7 |
Đại học Thăng Long | 23.75 | 24.45 | 21.9 |
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội | 25.25 | 26 | 24.5 |
Đại học Hoa Sen | 16 | 16 | 16 |
Đại học Văn Lang | 16 | 16 | 16 |
Đại Học Văn Hóa TPHCM | 26.25 | 25 | 25 |
Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng | 24 | 25.25 | 24.5 |
Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa | 15 | 15 | 15 |
3. Học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành ra làm gì?
Sau khi theo học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, bạn có thể đảm nhận các công việc như sau:
3.1 Làm việc tại các sở, ban ngành thuộc Bộ văn hóa thể thao và Du lịch
Làm việc tại các sở, ban ngành thuộc Bộ văn hóa thể thao và Du lịch là ước mơ của không ít các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Tại đây, bạn sẽ có nhiều cơ hội để học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân về ngành Du lịch.
3.2 Trở thành hướng dẫn viên du lịch
Hướng dẫn viên du lịch là công việc phổ biến hiện nay, được nhiều bạn trẻ theo đuổi. Đi theo con đường này, bạn sẽ có cơ hội được đặt chân tới nhiều địa điểm du lịch, danh lam thắng cảnh trong nước cũng như quốc tế. Đồng thời, bạn cũng sẽ có cơ hội tìm hiểu về văn hóa cũng như con người nơi đây. Đây là công việc rất thích hợp với những bạn trẻ năng động, thích trải nghiệm và khám phá.
3.3 Quản trị, điều hành, thiết kế các tour
Tìm hiểu thêm: TRÁNH CORONA – PHỎNG VẤN ỨNG VIÊN QUA ĐIỆN THOẠI CẦN LƯU Ý GÌ?
Quản trị, điều hành, thiết kế các tour cũng là gợi ý dành cho các bạn sau khi tốt nghiệp ngành quản trị dịch vụ và lữ hành. Dựa vào kiến thức được học, các bạn sẽ xây dựng các tour du lịch cho đoàn tham quan, đảm bảo sự phù hợp về thời gian cũng như không gian.
3.4 Giảng dạy về ngành du lịch
Nếu bạn yêu thích con đường nghiên cứu, giảng dạy chuyên sâu thì bạn cũng có thể trở thành giảng viên ngành du lịch tại các trường Đại học, Cao đẳng. Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi một nền tảng kiến thức vững chắc cũng như khả năng truyền đạt tốt.
4. Tố chất cần có để học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Muốn theo đuổi ngành Quản trị du lịch và lữ hành, bạn nên có những tố chất sau:
4.1 Vốn hiểu biết sâu rộng
Đặc thù của các công việc liên quan đến ngành này chính là quảng bá hình ảnh của mỗi vùng miền đến với du khách. Vì vậy, bạn cần có vốn hiểu biết sâu rộng, đa lĩnh vực từ văn hóa, ẩm thực đến kinh tế, địa lý, lịch sử,…
4.2 Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ tốt
Với xu thế “mở cửa” hội nhập như hiện nay, ngoại ngữ đóng vai trò quan trọng giúp bạn có nhiều cơ hội trong công việc. Sở hữu vốn ngoại ngữ trong tay đồng nghĩa với việc bạn dễ dàng kết nối, giao lưu với khách quốc tế. Từ đó gây dựng mối quan hệ tốt đẹp với họ.
4.3 Kỹ năng giao tiếp tốt
Công việc hàng ngày đòi hỏi bạn thường xuyên tiếp xúc với nhiều khách hàng và cả đồng nghiệp của mình. Điều này yêu cầu bạn phải linh hoạt trong việc xử lý mọi tình huống. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn dễ dàng tạo được thiện cảm đối với khách hàng và có thể giải quyết tốt những mâu thuẫn phát sinh của công việc.
4.4 Khả năng tổ chức, sắp xếp và quản lý công việc
Đây là tố chất cần có để bạn có thể điều phối công việc của mình sao cho hiệu quả và khoa học nhất. Biết cách sắp xếp, tổ chức công việc phù hợp, xây dựng chiến lược phát triển sẽ là lợi thế rất lớn cho bạn.
4.5 Biết nắm bắt cơ hội
Du lịch là lĩnh vực đang có điều kiện phát triển rất tốt nên được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn. Điều này tạo ra sự cạnh tranh khá lớn, nếu muốn theo đuổi, phát triển, bạn sẽ cần biết nắm bắt kịp thời cơ hội của bản thân.
5. Những câu hỏi liên quan đến ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Ngoài những thông tin trên, còn rất nhiều câu hỏi khác liên quan đến ngành du lịch lữ hành được các bạn đặt ra. Blogvieclam.edu.vn sẽ giúp các bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc.
5.1 Ai nên theo học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành?
Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là ngành học tuyệt vời cho những ai có sức khỏe tốt, thích di chuyển, thích khám phá những vùng đất mới, nhiệt tình, kiên nhẫn,…
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, không chỉ Du lịch, Lữ hành; dù bạn theo đuổi ngành nào cũng vậy, chỉ có tình yêu, sự đam mê với nghề mới có thể giúp bạn gắn bó và đạt được thành công. Thay vì chọn nghề theo định hướng của người khác, bạn nên cân nhắc đến sở thích, điều kiện của bản thân cũng như nhu cầu của xã hội để đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất.
5.2 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có cần chiều cao không?
Bạn không cần có dáng chuẩn người mẫu để theo đuổi ngành du lịch lữ hành. Tuy nhiên, nếu bạn muốn làm các công việc như lễ tân, chăm sóc khách hàng tại quầy dịch vụ,… thì có chiều cao là một lợi thế.
Chẳng hạn, các nhà tuyển dụng thường đặt ra tiêu chí tuyển dụng lễ tân khách sạn cao cấp với chiều cao từ 1m6 trở lên.
5.3 Quản trị du lịch và lữ hành lương bao nhiêu?
Theo thống kế, các công việc thuộc ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có mức lương vô cùng hấp hấp dẫn. Từng vị trí sẽ mức thu nhập khác nhau, nhưng mức lương phổ biến dao động trong khoảng 5 – 15 triệu đồng/tháng với nhiều chế độ ưu đãi tốt.
5.4 Con gái có nên học Quản trị du lịch và lữ hành?
Con gái hoàn toàn có thể học ngành Quản trị du lịch và lữ hành. Nếu sức khỏe không đủ tốt để đáp ứng công việc cần di chuyển nhiều như Hướng dẫn viên du lịch thì các bạn nữ vẫn có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác sau khi ra trường như:
- Lễ tân.
- Chăm sóc khách hàng.
- Kinh doanh tour.
>>>>>Xem thêm: YOY là gì? Vai trò, đặc điểm và cách tính chỉ số YOY
5.5 Khó khăn khi theo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là gì?
Hướng dẫn viên du lịch là công việc được nhiều bạn trẻ lựa chọn nhất sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị du lịch và lữ hành. Tuy nhiên, khi làm công việc này, bạn có thể phải đối mặt với không ít khó khăn, bao gồm:
- Công việc đòi hỏi có sức khỏe tốt để có thể đáp ứng được với thời gian làm việc thất thường, di chuyển liên tục.
- Có ít thời gian cho gia đình vì Lễ Tết là dịp du lịch nhộn nhịp nhất.
- Phải đối mặt với tình trạng hướng dẫn viên “chui”. Theo Luật Việt Nam, chỉ có người mang quốc tịch Việt Nam và đang sinh sống tại Việt Nam mới được phép làm Hướng dẫn viên du lịch (cả khách nước ngoài và nội địa). Tuy nhiên, do nhu cầu du lịch, khách nước ngoài đến Việt Nam rất đông, không đủ hướng dẫn viên nên dẫn đến tình trạng hướng dẫn viên “chui” của nước ngoài tràn vào và làm việc tại Việt Nam, khiến cho hướng dẫn viên Việt Nam chỉ đi theo và làm bình phong.
Trong trường hợp sức khỏe không đảm bảo được yêu cầu công việc Hướng dẫn viên, bạn có thể làm công việc khác. Tuy nhiên, để trở thành nhân viên Chăm sóc khách hàng, nhân viên Lễ tân khách sạn,… bạn sẽ phải cạnh tranh với những ứng viên tốt nghiệp các ngành học khác.
Trên đây là những thông tin cơ bản về ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Trong tương lai không xa, chắc chắn, lĩnh vực này sẽ còn là “mảnh đất màu mỡ” để nhiều bạn trẻ được chinh phục ước mơ của mình.
Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm kiếm việc làm du lịch, hãy tham khảo ngay trên Blogvieclam.edu.vn nhé.
TÌM VIỆC LÀM DU LỊCH