4.5/5 – (1 vote)
Bạn đang đọc: Nghề Sales là gì? Sales Leader là gì? Lợi thế và khó khăn khi làm Sales
Sales là nghề khá phổ biến và được nhiều bạn lựa chọn theo đuổi hiện nay. Tuy nhiên, việc chạy theo xu hướng mà không hiểu rõ về nghề là nguyên nhân khiến nhiều người không thể gắn bó lâu với công việc này. Chính vì thế, trong bài viết này, Blogvieclam.edu.vn sẽ cung cấp cho bạn những cái nhìn toàn diện về nghề Sales để giúp bạn đưa ra được định hướng nghề nghiệp đúng đắn cho bản thân nhé!
1. Nghề Sales là gì?
Sales (tiếng Việt còn gọi là bán hàng) là một nghề liên quan đến việc tìm kiếm, xây dựng mối quan hệ và đề xuất sản phẩm hoặc dịch vụ đến khách hàng. Người làm nghề sales phải có khả năng tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tiếp cận họ và thuyết phục họ mua sản phẩm hoặc dịch vụ mà mình đại diện.
Công việc của nhân viên sales bao gồm tìm kiếm khách hàng mới, giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ, đàm phán giá cả và các điều kiện hợp đồng, quản lý quan hệ với khách hàng hiện tại.
2. Tầm quan trọng của Sales trong doanh nghiệp
Có thể thấy, nhân viên Sales là lực lượng nòng cốt trong mỗi doanh nghiệp hiện nay. Nhân viên Sales chính là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, góp phần mang sản phẩm, dịch vụ đến gần hơn với khách hàng. Từ đó, kích thích họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, nhân viên Sales chính là bộ phận quan trọng tạo nên doanh thu cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, nhân viên Sales còn được ví là “bộ mặt” của công ty. Bởi họ chính là người đại diện doanh nghiệp để tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Chính vì thế, nhân viên Sales là người tạo nên thương hiệu và uy tín cho doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.
3. Lợi thế khi làm nghề sales
Khi gắn bó với nghề Sales, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội phát triển, cụ thể như:
3.1 Thu nhập hấp dẫn
Sales là nghề thu nhập không giới hạn. Ngoài mức lương cứng cố định, người làm Sales còn được hưởng hoa hồng dựa trên sản phẩm bán được. Vậy nên, khi lượng bán càng lớn, thu nhập nhân viên Sales càng cao.
3.2 Phát triển nhiều kỹ năng
Theo đuổi nghề Sales, bạn sẽ có cơ hội phát triển rất nhiều kỹ năng cho bản thân. Bạn không chỉ rèn luyện được khả năng giao tiếp mà còn trau dồi được kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đàm phán, thuyết phục khách hàng… Đây chính là nền tảng quan trọng giúp bạn gặt hái được nhiều thành công trong tương lai.
3.3 Cơ hội học hỏi & trải nghiệm
Là một nhân viên Sales, để có thể bán hàng được hàng, bạn sẽ phải làm “tất tần tật” mọi thứ, từ phân tích thị trường, đối thủ tới nghiên cứu khách hàng mục tiêu tới tiếp cận và thuyết phục khách hàng. Đây chính là cơ hội để bạn có thể học hỏi & trải nghiệm bản thân ở nhiều khía cạnh khác nhau.
3.4 Mở rộng mối quan hệ
Nghề Sales yêu cầu bạn phải tiếp cận với nhiều nhiều đối tượng khác nhau và chuyển đổi họ thành khách hàng tiềm năng của mình. Điều này sẽ giúp bạn có cơ hội mở rộng mạng lưới quan hệ cho bản thân.
4. Khó khăn khi làm nghề Sales
Bên cạnh những “hào nhoáng” của nghề, người làm Sales cũng phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn, phải kể đến như:
4.1 Áp lực doanh số
Làm Sales luôn bị áp lực doanh số đè nặng. Bởi thu nhập của nghề phụ thuộc vào lượng hàng bán được. Vậy nên, nếu không đạt đủ doanh số, mức lương mà bạn nhận được sẽ thấp. Thậm chí với nhiều mặt hàng khó bán như bất động sản, bạn không được trả lương cứng mà thu nhập của bạn phụ thuộc hoàn toàn vào hoa hồng từ việc bán sản phẩm. Chính vì thế, nhiều người đã từ bỏ nghề do không chịu được áp lực doanh số đặt nặng.
4.2 Khó khăn khi tìm kiếm khách hàng
Khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng cũng là một trong những áp lực mà nhân viên Sales gặp phải. Nếu không có sự phân tích đúng về thị trường và am hiểu insight khách hàng, bạn sẽ rất khó tiếp cận được khách hàng quan tâm tới sản phẩm và dịch vụ.
4.3 Đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên môn
Nghề Sales đặt ra rất nhiều yêu cầu về kỹ năng chuyên môn với người làm nghề. Điều này vô hình tạo nên áp lực lớn, nhất là khi bạn mới chập chững bước vào nghề. Bạn sẽ không biết bắt đầu từ đâu do kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn còn chưa vững.
4.4 Hạn chế về thời gian
Ngoài ra, làm Sales còn bị hạn chế về mặt thời gian. Bạn phải gánh chịu áp lực hoàn thành KPI trong một khoảng thời gian nhất định. Trong khi đó, bạn phải đảm nhiệm rất nhiều công việc, từ tìm kiếm, gọi điện tới gặp mặt… nên thời gian dành cho bản thân là không nhiều.
4.5 Thường xuyên bị nghe “chửi”
Làm quen với việc nghe “chửi” có lẽ là điều mà ai bước chân vào nghề Sales cũng phải trải qua. Khi bạn cố tìm cách tiếp cận với những khách hàng không quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp, họ sẽ cảm thấy khó chịu vì bị làm phiền. Hay đôi khi, khách hàng sẵn sàng buông lời không hay ho với bạn chỉ vì họ đang cảm thấy bực bội vì lý do nào đấy.
5. Tìm hiểu về Sales Leader
Sau khi có những hình dung cơ bản về nghề Sales, hãy cùng Blogvieclam.edu.vn tiếp tục khám phá về Sales Leader qua nội dung dưới đây:
5.1 Sales leader là gì?
Tìm hiểu thêm: 6 thói quen sống lành mạnh bạn phải biết
Sales Leader là thuật ngữ được sử dụng để chỉ trưởng nhóm kinh doanh, quản lý đội ngũ nhân viên Sales. Vị trí này thường có tại các cửa hàng, chi nhánh của các công ty có quy mô hoạt động vừa và lớn. Sales Leader sẽ làm việc dưới sự quản lý trực tiếp của Giám đốc kinh doanh.
5.2 Vai trò của Sales Leader
Sales Leader là vị trí tác động trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp bởi họ đảm nhiệm các hoạt động liên quan đến tiêu thụ sản phẩm cũng như quản lý, đào tạo đội ngũ nhân viên Sales.
Bên cạnh đó, nhờ có Sales Leader mà hoạt động của đội ngũ nhân viên bán hàng được triển khai một cách có hệ thống và bài bản hơn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
5.3 Nhiệm vụ của Sales Leader
Về cơ bản, một Sales Leader sẽ đảm nhiệm những công việc chủ yếu sau đây:
- Phân tích thị trường và xây dựng kế hoạch phát triển thị trường.
- Lên kế hoạch tìm kiếm và mở rộng hệ thống phân phối cho doanh nghiệp.
- Quản lý đội ngũ nhân viên Sales và chịu trách nhiệm hiệu suất công việc của cả nhóm.
- Dựa trên những phân tích thị trường cùng phản hồi từ khách hàng, Sales Leader cần đưa ra chiến lược phù hợp để giúp đội nhóm của mình bán hàng hiệu quả nhất.
- Giúp khách hàng giải quyết các vấn đề, thắc mắc liên quan tới sản phẩm, dịch vụ, từ đó góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
- Đưa hình ảnh của sản phẩm, dịch vụ tới gần hơn với khách hàng thông qua các hội thảo, sự kiện online cũng như offline.
- Theo dõi và học hỏi những điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh để áp dụng vào kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp.
- Theo dõi, kiểm tra và lập báo cáo chi tiết về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho cấp trên.
5.4 Yếu tố cần có của Sales Leader
Sales leader là người đứng đầu bộ phận kinh doanh, có trách nhiệm quản lý, điều hành và đưa ra chiến lược bán hàng nhằm tăng doanh số và lợi nhuận cho công ty. Để trở thành một sales leader xuất sắc, cần có những yếu tố sau đây:
Kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn
Sales leader cần có kiến thức về sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty cung cấp, cũng như hiểu rõ thị trường và khách hàng mục tiêu của công ty. Kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng cũng là một yếu tố quan trọng giúp sales leader đưa ra chiến lược và quản lý hiệu quả.
Kỹ năng giao tiếp và đàm phán
Là bộ mặt của doanh nghiệp, Sales Leader cần phải có khả năng giao tiếp cũng như kỹ năng đàm phán tốt. Cách ứng xử khéo léo cùng lối diễn đạt thuyết phục sẽ giúp Sales Leader dễ dàng dành trọn lòng tin từ khách hàng mục tiêu, từ đó kích thích họ sử dụng, trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Kỹ năng quản lý khách hàng
Bên cạnh việc tìm kiếm khách hàng mới, kỹ năng quản lý và duy trì mạng lưới khách hàng hiện tại cũng là yếu tố quan trọng mà một Sales Leader cần có. Điều này giúp bạn có thể chiếm được lòng tin của khách hàng và biến họ thành những khách hàng trung thành của doanh nghiệp.
Kỹ năng lãnh đạo
Sales leader cần có khả năng lãnh đạo vượt trội, có thể thúc đẩy động lực và đào tạo cho đội ngũ bán hàng. Điều này giúp tạo sự đồng thuận trong đội ngũ và đảm bảo những mục tiêu kinh doanh được đạt được.
Kỹ năng tạo động lực
Sales là nghề phải đối mặt với rất nhiều áp lực, từ áp lực doanh số đến áp lực của khách hàng. Chính vì thế, Sales Leader cần phải có khả năng tạo động lực để giúp đội ngũ nhân viên kinh doanh của mình vượt qua được những khó khăn trong quá trình làm việc.
Tinh thần sáng tạo
Sales leader cần có tinh thần sáng tạo để đưa ra những ý tưởng mới và chiến lược bán hàng khác biệt, giúp công ty tiếp cận được khách hàng tiềm năng và tăng doanh số.
Kỹ năng quản lý thời gian
Sales leader phải có kỹ năng quản lý thời gian tốt để phân bổ công việc và đưa ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ bán hàng. Điều này giúp đảm bảo hiệu quả làm việc và đạt được những kết quả tốt nhất.
Tinh thần cạnh tranh
Tinh thần cạnh tranh là yếu tố quan trọng để Sales leader đưa ra những chiến lược và mục tiêu kinh doanh phù hợp với tình hình thị trường, giúp công ty tăng trưởng và duy trì vị thế cạnh tranh trong ngành.
5.5 Tiêu chí đánh giá sự thành công của Sales Leader
Để đánh giá sự thành công của một Sales Leader, mọi người thường dựa vào những tiêu chí sau đây:
>>>>>Xem thêm: Chỉ số EPS là gì? Cách tính chỉ số EPS chuẩn trong chứng khoán
- Doanh số bán hàng: Một trong những chỉ số quan trọng nhất để đánh giá thành công của sales leader là doanh số bán hàng của team. Nếu doanh số tăng trong một khoảng thời gian cụ thể, đó là một dấu hiệu của sự thành công.
- Chất lượng đội ngũ bán hàng: Đội ngũ bán hàng có trình độ chuyên môn tốt, kỹ năng cao và luôn hoàn thành KPI đặt ra sẽ góp phần phản ánh sự thành công của trưởng nhóm kinh doanh trong việc đào tạo, dẫn dắt đội nhóm.
- Quản lý chi phí: Một Sales Leader giỏi là người biết quản lý ngân sách một cách hợp lý, đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Phản hồi từ khách hàng: Sự thành công của Sales Leader còn được đánh giá qua những phản hồi tích cực từ khách hàng.
- Hiệu quả của chiến lược kinh doanh: Chiến lược kinh doanh hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp mang về những con số lợi nhuận khổng lồ. Đây cũng chính là căn cứ giúp đánh giá thành công của Sales Leader.
Trên đây là những thông tin mà Blogvieclam.edu.vn muốn chia sẻ với bạn về nghề Sales cũng như Sales Leader. Hy vọng, nó sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc xoay quanh nghề này.